CHƯƠNG 2 : ĐÀN TRANH SỰ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI VIỆT
2.2. Nghệ thuật đàn Tranh và đời sống tinh thần ba miền Việt Nam
2.2.2. Đàn Tranh và văn hóa đời sống tinh thần của người miền Bắc
Bắc Bộ là một trong 3 vùng lãnh thổ của Việt Nam, dân cư Bắc Bộ tập trung đông tại Đồng bằng sông Hồng, dù rằng đồi núi chiếm đa số diện tích Bắc Bộ.
Nền kinh tế của phía bắc khởi đầu từ việc người Việt cổ rời bỏ cuộc sống hang động ở núi rừng (như hang động núi đá vơi vùng Hịa Bình) để tiến xuống chinh phục vùng sơng nước mênh mang của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Công cuộc chinh phục nền kinh tế thời đại cổ xưa được đánh dấu với việc khống chế sức mạnh của dòng nước. Chung sống và bắt nó phục vụ cho lợi ich của con người. Đã hàng ngàn năm nay, dọc theo hai bên bờ sông Hồng là những làng quê trù phú có đê điều chống lũ lụt bao quanh. Hơn hai thiên niên kỷ con cháu người Việt cổ bám trụ và phát triển ở vùng Châu thổ sông Hồng, đã tạo ra những thành quả chính cho nền kinh tế đương đại vùng Bắc Bộ Việt Nam. Hiện tại cũng như tương lai khu vực đồng bằng sơng Hồng ln đóng vai trị quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội chung ở Việt Nam. Là nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, dân cư đơng đúc, mặt bằng dân trí cao. Sự tập trung dân cư có mật độ cao liên quan đến nhu cầu và mơi trường lao động, tính cộng đồng và truyền thống văn hố dân tộc. Một nơi có truyền thống lâu đời về thâm canh lúa nước, có những trung tâm cơng nghiệp và hệ thống đô thị phát triển... là điều kiện rất thuận lợi cho công cuộc phát triển các ngành nghề lao động sản xuất từ phổ thông đến hiện đại, mang đến sự thuận lợi cho công cuộc định cư lâu dài của con người.
Trong đời sống văn hóa miền Bắc những làn điệu dân ca Bắc Bộ do chính người dân lao động tự sáng tác theo phong tục, tập quán. Những câu ca ngọt ngào được hát lên để động viên tinh thần trong lao động, trong tình u đơi lứa hay chỉ đơn thuần là thể hiện tình cảm gia đình, bè bạn… Những bài dân ca Bắc Bộ được biết đến như Quan họ Bắc Ninh, hát Xoan… hay những làn điệu chèo độc đáo.
Nói qua về chèo, đây là một loại hình nghệ thuật tổng hợp bởi nói, hát, múa, nhạc, diễn. Khi tham gia vào vở diễn, các thành phần nghệ thuật này đã thẩm thấu, đan xen tạo ra cái hồn của nghệ thuật. Trong đó, âm nhạc đóng vai trị quan trọng. Âm nhạc trong sân khấu truyền thống (bao gồm các làn điệu, nói lối và nhạc đệm)
31
là yếu tố để phân định thể loại một cách rõ nét nhất. Phần nhạc đàn hay cịn gọi là dàn nhạc Chèo có vai trị của đệm cho hát, làm nền cho cảnh diễn, tạo tình huống kịch, mở màn cho vở diễn.
Dàn nhạc Chèo mang nét đặc trưng trong dàn nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam. Mỗi loại nhạc cụ thể hiện một âm sắc riêng, có lối diễn tấu và sức truyền cảm riêng, các nhạc cụ được cấu trúc theo xu hướng gần gũi với giọng người tuy nhiên khi kết hợp với nhau lại tạo thành một thể thống nhất chuyển động nhịp nhàng theo nội dung. Đàn Tranh được du nhập vào Việt Nam trong thời đại nhà Trần, sau này với sự xuất hiện của âm nhạc trèo, với âm thanh vô cùng trong trẻo và ngọt ngào, đàn Tranh cũng được xuất hiện trong dàn nhạc chèo cổ. Có thể được các nghệ nhân sử dụng làm nhạc đệm trong hát chèo. nhạc cụ được cấu trúc theo xu hướng gần gũi với giọng người. Âm thanh mỗi nhạc cụ thể hiện tiếng nói riêng, vang lên trong khơng gian huyền bí của sân khấu như lời mời, gọi người nghe; cái trước, cái sau, khi hoà quyện, lúc tách nhánh, chuyển động nhịp nhàng theo nội dung vở diễn. Ngày nay, việc kết hợp các yếu tố trong âm nhạc dân tộc cổ truyền cùng với các yếu tố âm nhạc hiện đại đang là xu hướng được nhiều nghệ sĩ lựa chọn để cho ra đời những sản phẩm âm nhạc độc đáo. Điều này cũng thúc đẩy việc xóa mờ ranh giới giữa các nền âm nhạc trên khắp thế giới. Không chỉ dừng lại ở việc kết hợp các ca khúc với nhau, mà ngày nay các ngôn ngữ, nhạc cụ cũng được đan xen với nhau trong cùng một ca khúc. Và một trong những nhạc cụ cổ truyền dễ mang lại sự ấn tượng sâu sắc cho người nghe khi được kết hợp cùng âm nhạc hiện đại là đàn Tranh. Chèo hay là thế, độc đáo là thế, nhưng bộ môn nghệ thuật truyền thống này với đặc điểm hiện diện là biểu diễn - các trình thức múa hát xung quanh một thân trò, bởi thế cho nên, chèo được lưu truyền chủ yếu qua một trật tự hết sức tự nhiên: thầy giáo già - con hát trẻ. Thế hệ nghệ sỹ sau nối tiếp thế hệ trước, giữ nghề bằng cách truyền nghề trực tiếp, bắt tay chỉ ngón, dạy từng cách diễn, cách hát. Phần kịch bản văn học của chèo cổ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay với một vài bản nơm, gần hơn là một vài bản bằng chữ quốc ngữ in trong thời Pháp thuộc (nhưng những bản này lại khơng mấy chính
32
xác so với những lớp diễn của các nghệ nhân!). Thực tế này là một khó khăn, thách thức lớn đối với cơng việc nghiên cứu, sưu tầm chèo cổ.
Hát chèo đã từng in đậm nét trong tiềm thức dân gian người Việt, không chỉ riêng với đồng bằng Bắc Bộ mà còn tỏa rộng, vươn xa trong đời sống văn hóa - nghệ thuật đương đại của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, các loại hình giải trí mới ra đời, nhiều người đã khơng cịn mặn mà với sân khấu chèo nữa. Sân khấu cổ truyền Việt Nam nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng dần dần mất đi vị thế của mình. Nhiều năm nay, việc bán vé cho các đêm diễn chèo, tuồng truyền thống dường như chỉ còn trong “giấc mơ” của những người làm nghề. Loại hình nghệ thuật nào muốn tồn tại cũng phải phán ảnh được đời sống đương đại, có kết nối với cơng chúng đương đại. Chèo cần có sự thích nghi nhất định với thời cuộc để tránh bị rơi vào hoàn cảnh như một di sản phi vật thể
chỉ để bảo tồn, tránh làm mất đi một trong những hình thức nghệ thuật kể chuyện bằng sân khấu tiêu biểu nhất của dân tộc.
Đúng như Nghệ sĩ Ưu tú Minh Thu - một trong những nghệ sĩ chèo nổi tiếng hiện nay nói rằng, chèo phải nghe, phải xem trực tiếp mới cảm nhận hết cái hay của nó. Những vở chèo cổ đầy ám ảnh, làm nức lịng biết bao khán giả nhiều thời, đó là Bài ca giữ nước, Đồng tiền Vạn Lịch, Lưu Bình Dương Lễ, Nghêu Sị Ốc Hến, Quan Âm Thị Kính, Từ Thức gặp tiên... thì đến nay vẫn được u thích. Niềm đam mê chèo của người dân Việt được thể hiện trong các câu thơ sau: "Ăn no rồi lại nằm khoèo/ Nghe giục trống chèo vỗ bụng đi xem/ Chẳng thèm ăn chả ăn nem/ Thèm no cơm tẻ, thèm xem hát chèo".
Hay, trong thơ Nguyễn Bính đã có những câu thơ rộn ràng chất xuân, hội hè:
"Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ Mẹ bảo thơn Đồi hát tối nay".
Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đời sống tinh thần dân tộc
33
bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: ca, vũ, nhạc, kịch mang tính ngun hợp vơ cùng độc đáo.
Chèo phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nơ thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo. Một buổi sinh hoạt chèo ở làng quê Bắc Bộ.
Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền q, chèo cịn miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nơng thơn. Nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác.
Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nơm, được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan cịn người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đồn tụ với chồng. Các tích trị chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian.
Thế nhưng, không thể khơng nói đến chuyện giờ đây lớp trẻ dường như xa rời chèo. Nhiều diễn viên trẻ của các nhà hát chèo phải chạy sô, làm nhiều việc khác để kiếm sống. Lương của họ không đủ sống, tiền bồi dưỡng một đêm diễn, thậm chí chưa đủ một bao thuốc.
Trong khi, nhiều ca sĩ hát một bài đã thu về cả chục triệu đồng. Giới trẻ ngày nay nô nức với những dịng nhạc sơi động như hiphop, pop, rap... những loại hình nghệ thuật liên quan nhiều đến hình thể như nhảy đầm... Họ coi chèo là loại hình xa lạ, kém hấp dẫn, khơng phù hợp với thời hiện đại.
34
Tuy nhiên, cịn có nhiều nghệ sĩ tha thiết với chèo. Họ coi chèo là lẽ sống, là linh hồn của mình. Họ ra sức phát huy, gìn giữ, đưa chèo vào đời sống nhân dân, để chèo sống mãi.
Đàn Tranh cũng góp phần khơng nhỏ, trong nhưng tác phẩm chèo. Tiếng nhạc trong trẻo, mang âm hưởng dân tộc đệm cho tiếng hát chèo đã đi sâu vào tiềm thức của những người con đất Việt. Có lịch sử hình thành từ thế kỷ thứ 10, dưới thời nhà Đinh, một triều đại mà con người Việt Nam được sống sung túc trong sau chiến thắng dẹp loạn 12 xứ quân, âm nhạc của chèo có chất liệu vui tươi, bằng sự thể hiện của đàn Tranh, người nghe nhạc cảm thấy phấn khởi, vui vẻ, có tinh thần lạc quan, yêu đời.
Tìm hiều và đọc nhiều vùng đất, chúng em còn nhận ra nhiều làng chèo vẫn phát triển, vẫn yêu đời, cất lên tiếng hát. Như chèo làng Khuốc (Thái Bình), làng chèo Trung Lập, chèo Tàu Tân Hội (Hà Nội), làng chèo Thiết Trụ (Hưng Yên), Câu lạc bộ chèo Thái Bình (xã Ya Ly, huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum)...
Người dân vẫn sống và làm việc, và hát chèo. Từ mùa xuân rồi tới mùa thu trong các hội hè đình đám ở khắp vùng đồng bằng Bắc bộ khơng khi nào thiếu vắng tiếng hát chèo.
Cũng chính vì thế mà chèo mang tính quần chúng và được gọi là loại hình sân khấu của hội hè. Đã có một thời, Hội chèo đôi khi kéo dài cả tuần lễ, mặc dầu cịn lâu mới đến Hội nhưng trong mỗi gia đình nơng dân đều đã có sự chuẩn bị tham gia kỳ Hội với những vai chèo u thích.
Thơng qua âm nhạc chèo, đàn Tranh đã thể hiện được những tinh cách, cách sống đặc chưng của người miền Bắc, khắc họa rõ nét cuộc sống của vùng châu thổ sông Hồng. Những tiếng á kéo dài như miêu tả tiếng nước chảy siết của dịng sơng, cũng như miêu ta được cuộc sống nơng nghiệp cùng sông nước.