Đàn Tranh và văn hóa đời sống tinh thần của người miền Nam

Một phần của tài liệu ĐÀN TRANH TRONG CUỘC SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 2 : ĐÀN TRANH SỰ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI VIỆT

2.2. Nghệ thuật đàn Tranh và đời sống tinh thần ba miền Việt Nam

2.2.4. Đàn Tranh và văn hóa đời sống tinh thần của người miền Nam

Nam Bộ là một trong 3 vùng lãnh thổ của Việt Nam (gồm Nam Bộ, Trung Bộ, và Bắc Bộ). Phần lớn địa hình Nam Bộ là đồng bằng phù sa thuộc hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Từ thế kỷ 17, Nam Bộ là phần lãnh thổ mới nhất của Việt Nam trong quá trình Nam tiến, và từng được gọi là Gia Định rồi Nam Kỳ (1832–1945).

Về tình hình kinh tế, từ thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn đã tổ chức các đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị, lập sổ sách quản lý dân đinh, ruộng đất và định ra các loại thuế. Từ đó, về cơ bản tổ chức hành chính và kinh tế trên vùng đất Nam Bộ đã được kiện toàn. Hiện nay bộ mặt kinh tế của Nam Bộ Việt Nam đã hoàn toàn khác xưa. Trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Được tập trung ở những tỉnh và thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Vùng kinh tế có nhiều tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực phát triển kinh tế chung của Việt Nam. Với giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, là khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của toàn vùng để phát triển ổn định và bền vững, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.

Đất Nam Bộ cịn là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi tiếng với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sầu riêng cho đến mít, chuối, xồi, ổi, nhãn, cam, qt... Mỗi địa phương đều có bảo tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Với ưu thế sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, bưng biền ngập nước mênh mông là nơi sanh sống lý tưởng của rắn rết, cá sấu, rùa, ba ba, tôm, cá, cua, cịng... và cả các loại chim chóc nữa. Nam Bộ tập trung nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật lạ từ lâu đã đi vào kho tàng văn học dân gian.

Là vùng đất được phát triển sau của cả nước, nhưng Nam bộ lại là vùng đất mang đến nhiều cái mới mẻ, từ những chính sách đối nội, đối ngoại, kinh tế của đất nước cho đến văn hóa, nghệ thuật. Nền âm nhạc trong Nam bộ phát triển vượt bậc từ khi cải lương ra đời.

41

Cải lương là bộ môn nghệ thuật vừa diễn, vừa ca ra bộ, tức điệu bộ phù hợp với lời ca. Từ trước, nước ta đã có hát chèo và hát bội, đến năm 1917, một mơ hình nghệ thuật nữa ra đời, đúng hơn biến thể từ hát bội và theo âm nhạc miền Nam, với màu sắc mới mẻ, điệu hát tân tiến, giọng ca mùi mẫn, tạo sự hấp dẫn hơn hai bộ môn trước, nên đặt tên là Cải lương.

Nghệ thuật cải lương hướng về tả thực, diễn xuất giống như ngoài đời, người nghệ sĩ cần phải từng trải để thấu hiểu tâm lý nhân vật mà nhập vai, từ cách ăn nói, phong thái, xử sự. Vì vậy, điệu bộ và màu mè lấy vẻ tự nhiên làm yếu tố quan trọng, không nên gia tăng, cường điệu và cao giọng hét lớn như hát bội.

Sơ lược qua về lịch sử phát triển của Đờn ca tài tử. Giai đoạn 1: Đờn ca tài tử.

Từ khi Nguyễn Hoàng di cư vào miền Trung, lập nên triều đại ở Thuận Hóa, những đợt Nam tiến khơng ngừng đưa người dân Xứ Đàng Trong vượt đèo Cù Mông lấn chiếm Champa, rồi Thủy Chân Lạp. Định cư ở miền đất Lục tỉnh xa xôi, từ nỗi buồn ly hương, những nghệ sĩ với ít nhiều vốn liếng Nhã nhạc cung đình, đã phát sinh ra dịng nhạc Đờn Ca Tài Tử Miền Nam, thể hiện một nỗi nhớ nhung vời vợi. Họ tụ họp lại từng nhóm, lập thành các ban đờn ca tài tử ở rải rác khắp miền Lục Tỉnh và sinh hoạt trong các cuộc lễ tại tư gia như hôn quan tang tế. Ban nhạc thường dùng 5 nhạc cụ, thường gọi là ban ngũ tuyệt gồm đàn Tranh, đàn Tỳ bà, đàn Kìm, đàn Cị , và đàn Tam . Phụ họa thêm là tiếng Sáo

thường là Sáo bảy lỗ. Có thể thấy ngay từ khi bắt đầu, đàn Tranh đã là một thành phần không thể thiếu trong ban nhạc này. Thông qua những tiếng nhấn nhá, những cái rung đằm sâu, đàn Tranh đã làm toát lên nỗi niềm của những người phải xa quê, tới nơi xứ người lập nghiệp. Các tài tử ca độc thoại, những bản như:

Bình bán chấn, Lưu thủy trường, Nam ai, Nam xuân, Xuân tình,…

Giai đoạn 2: Hình thành trên sân khấu.

Lúc bấy giờ, năm 1910, nhóm đờn ca tài tử nổi tiếng nhất miền Lục Tỉnh có ban hát của Nguyễn Tống Triều, người xứ Cái Thia, từng được mời đi Pháp trình diễn ca cổ nhạc. Tư Triều phụ trách đờn kìm, Chín Qn khảy độc huyền

42

cầm, Bảy Võ đờn cị, cơ Hai Nhiễu đờn Tranh, Mười Lý thổi tiêu, cô Ba Đắc chánh ca và cô Hai Nhiễu phụ ca.

Nguyễn Tống Triều là người đầu tiên có sáng kiến trình diễn ban ca nhạc trước công chúng. Năm 1911, Trần Chánh Chiếu chủ nhà hàng Minh Tân ở Mỹ Tho (nay là thành phố của tỉnh Tiền Giang) mời ban nhạc của Tư Triều ra mắt thực khách, được hoan nghênh nồng nhiệt. Thấy thế, ơng Hộ, chủ rạp hát bóng Casino, cũng ở Mỹ Tho, mời ban nhạc Tư Triều phụ diễn hằng tuần vào tối thứ tư và thứ bảy, trước khi chiếu phim. Điển hình có bản Tứ Đại n (kể truyện tích Lục Vân Tiên) được khán giả ưa chuộng. Nguyễn Tống Triều là người mở màn cho nền ca kịch cải lương vì đã đưa đờn ca cổ điển lên sân khấu, và có thể nói ơng là vị tổ thứ hai của bộ môn nghệ thuật này.

Nhờ vậy mà đàn Tranh cũng được lên sân khấu cùng dàn nhạc Đờn ca tài tử. Phong cách của đờn ca tài tử thể hiện đặc trưng tính cách, lối sống, phong tục của người dân Nam Bộ. Sở dĩ đàn Tranh có thể đáp ứng nhanh chóng thể loại âm nhạc mang đầy tính ngẫu hứng này là vì khả năng diễn tấu của đàn Tranh vơ cùng phong phú, nó có thể thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như buồn, vui, trang nghiêm hay hài hước, dí dỏm. Âm thanh ở âm khu trầm có thể mơ phỏng giọng hát nam và ở âm khu cao gần với giọng hát nữ.

Trong thời kỳ Pháp thuộc này, miền Nam hay Nam kỳ bị thực dân Pháp cải cách hệ thống chính quyền cấp làng xã nhằm xóa bỏ sự tự trị và dân chủ ở cấp làng xã. Đứng đầu mỗi làng là Lí trưởng, đứng đầu xã là Xã trưởng. Bên cạnh Lý trưởng cịn có các tổ chức như Hội đồng kì mục, Hội đồng Tộc biểu, Hội đồng Đại Kì mục và các ủy ban thường trực. Mục tiêu của thực Pháp ở Nam Kỳ cũng tương tự như Bắc Kỳ và Trung Kỳ là muốn kiểm soát dân chúng chặt chẽ hơn, ngăn ngừa những cuộc nổi loạn do giới Nho sĩ lãnh đạo và tạo ra một tầng lớp lãnh đạo địa phương dễ sai bảo nhưng đồng thời người Pháp cũng tạo ra tình trạng tham nhũng, mua quan bán chức ở các địa phương.

Chính bởi chịu sự áp bức, đàn áp của thực dân Pháp và chính quyền địa phương theo phe thực dân, người dân Việt Nam thời đó phải thơng qua những lời ai oán của Đờn ca tài tử cải lương, và chất nhạc muốn đau xé lòng, xé dạ của dàn

43

nhạc Đờn ca tài tử nói chung và đàn Tranh nói riêng, nhờ vậy họ có thể kể ra những đau đớn, khổ nhục muốn ngăn chặn tinh thần sống, tồn tại và chiến đấu của người dân Nam kỳ.

Giai đoạn 3: Hình thành ca kịch Cải lương.

Năm 1915, Tống Hữu Định (1869 – 1932) thường gọi là Phó Mười Hai, Trần Quang Quờn, quen gọi Kinh lịch Quờn và Phạm Đăng Đàng (gốc miền Trung), cả ba đều ở Vĩnh Long, lập ban ca kịch tài tử, trình diễn bản Tứ Đại Oán trên sân khấu, có đào kép đóng vai Bùi Ơng, Bùi Kiệm, Nguyệt Nga, vừa ca vừa ra bộ.

Năm 1916, ở thị xã Sadec (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp), có gánh xiếc của ơng Lê Văn Thận (André Thận), kèm theo phụ diễn vài tiết mục ca ra bộ do kép Bảy Thông, Tám Cang, đào Hai Cúc đảm nhận.

Nghệ thuật ca ra bộ là lối trình diễn trên sân khấu mà điệu bộ phù hợp với lời ca; nhưng còn ảnh hưởng nhiều lối đờn ca tài tử, vì thế hát là chánh, ra bộ là phụ. Diễn viên cần giọng hát cho thật mùi để diễn đạt tình cảm của bài ca, cịn bộ tịch chỉ là để minh họa cho lời ca.

Chính vì những khả năng tiềm tàng trong mình nên cây đàn bầu Tranh cùng dàn nhạc của ca kịch tài tử dù mới xuất hiện ở vùng đất Nam Bộ nhưng đã nhanh chóng được người dân ở đây đón nhận vì nó có thể đáp ứng những ý đồ âm nhạc ngẫu hứng của họ một cách trọn vẹn. Tiếng đàn Tranh thanh cao, trong veo cộng với sự ngẫu hứng thăng hoa của người chơi đàn đã tạo cho đàn Tranh một phong cách rất Nam bộ: trữ tình - phóng khống.

Trong khơng gian thính phịng, dựa trên khuôn khổ bài bản vô cùng khúc triết, nhạc công chơi đàn thỏa sức sáng tạo, ngẫu hứng, phơ diễn hết tài năng nghệ thuật của mình, tạo cho mình một phong cách riêng, tung hứng cùng bạn diễn. Ở thể loại này cái “tôi” trong mỗi cá thể đã được bộc lộ một cách rõ nét.

Giai đoạn 4: Giai đoạn phát triển cực thịnh.

Ca kịch cải lương khơng những được trình diễn ở Mỹ Tho và Sài Gịn, mà nhanh chóng được phổ biến khắp miền Lục Tỉnh.

44

Tại Sài Gịn có gánh Tân Thịnh của Trương Văn Thơng, lập năm1920, dùng tên “cải lương” trên bản hiệu của đoàn hát và treo câu đối làm tôn chỉ cho lối diễn xuất này:

CẢI cách hát ca theo tiến bộ, LƯƠNG truyền tuồng tích sánh văn minh.Và cũng từ đấy, từ ngữ “cải lương” trở thành tên gọi chính thức của bộ mơn nghệ thuật này.

Ở Chợ Lớn có gánh Văn Hí Ban của Huỳnh Kim Vui, và gánh Tập Ích Ban (1921) chuyên diễn tuồng Tàu. Long Xuyên có gánh Sĩ Đồng Ban của ơng Bảy Sơ. Vĩnh Long có gánh Kỳ Lân Ban của bà Huyện Xây ở Vũng Liêm. Sóc Trăng có gánh Tân Phước Nam của Bác sĩ Trần Văn Minh.

Thấy bộ môn cải lương thu hút nhiều khán giả, các gánh hát đều khắm khá, nhiều người đầu tư vào bộ mơn này. Thời ấy có những gánh hát nổi tiếng như: Hậu Tấn, Hề Lập, Huỳnh Kỳ, Kim Thoa, Mộng Vân, Nam Phi, Nhạn Trắng, Năm Châu, Phụng Hảo, Phước Cương, Sao Mai, Tân Hí Ban, Tân Thịnh, Tập Ích Ban, Trần Đắc, Việt Kịch, Võ Hí Ban,…Cải lương khơng chỉ phổ biến ở Nam Kỳ, mà cịn có triển vọng lan rộng đến Trung và Bắc Kỳ.

Trong giai đoạn này đã có nhiều vở tuồng với nhiều chủ đề khác nhau như: tuồng lịch sử, tuồng Tàu, tuồng xã hội, tuồng truyện. Mỗi vở tuồng sẽ có một thể loại nhạc khác nhau. Ví dụ như tuồng lịch sử, dàn nhạc ở đây sẽ phải chơi thật hùng tráng, bất khuất, đàn Tranh phải thể hiện được sự mạnh mẽ, hùng hồn trong từng tiếng nhạc, thể hiện đời sống tinh thần yêu nước, yêu sử nhà của người biểu diễn đến với quần chúng nhân dân, cũng như muốn nhắc nhở tới đồng bào về sự hy sinh anh dũng của ông cha để dựng nước, giữ nước, nên trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, nhân dân ta cũng không được chùn bước, đầu hàng trước giặc ngoại xâm.

Tuồng xã hội là những vở tuồng được khắc họa gần nhất với đời sống nhân dân miền Nam lúc bấy giờ. Ấy vậy nhưng tuồng xã hội cũng là thể loại khó để thể hiện trên tiếng nhạc. Dàn nhạc và đàn Tranh sẽ phải chơi những khúc nhạc lên xuống, tùy thuộc vào giai đoạn của vở tuồng, cũng như muốn nói lên cuộc sống thăng trầm mà người dân miền Nam phải trải qua ở xã hội thực dân ngày đó.

45

Một phần của tài liệu ĐÀN TRANH TRONG CUỘC SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w