Cách diễn tấu

Một phần của tài liệu ĐÀN TRANH TRONG CUỘC SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 2 : ĐÀN TRANH SỰ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI VIỆT

2.1. Những q trình Việt hóa đàn Tranh

2.1.2. Cách diễn tấu

Cổ tranh Trung Quốc thông thường khi diễn tấu phải đeo tất cả tám móng giả, mỗi bên 4 móng, họ đeo vào ngón cái, ngón trỏ, ngón áp út và ngón út. Riêng móng của ngón cái là cong hơn so với 3 ngón cịn lại. Thứ tự dây cổ tranh tương đương với 5 thang âm: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ và 21 dây của cổ tranh phân theo 5 âm khu: bội âm trầm, âm trầm, âm trung, âm cao và bội âm cao.

Người nghệ sĩ đàn Tranh Việt Nam chỉ đeo móng ở 3 ngón tay phía bên phải: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa hay cịn gọi theo thứ tự từ 1 đến 3. Móng cái cũng được thiết kế cong nhưng sẽ khơng cong bằng ngón cái của Trung Quốc,

22

đó chính là vì cách thức thể hiện trên đàn của hai nước khác nhau. Trung Quốc chuộng hình thức vê 1 ngón nên ngón cái được làm cong hơn nhằm phục vụ cách diễn tấu ấy. Việt Nam lại ít sở dụng hình thức ấy, thay vào đó là các hình thức vê quãng 3, quãng 8 nên móng cái chỉ cần đủ cong để gẩy. Tay trái của nghệ sĩ đàn Tranh Việt Nam hoàn toàn để tay trần, phục vụ cho những nét nhấn nhá của tác phẩm.

Về âm sắc ta có thể thấy đàn Tranh Trung Quốc được chia thành 5 âm khu nên khoảng cách giữa các quãng trầm, cao sẽ rộng hơn đàn Tranh Việt Nam. Âm thanh của Đàn Tranh TQ Guzheng: có phần giống tiếng nước suối róc rách, mang tới cảm giác thánh thót và tao nhã. Khu vực trầm của đàn Tranh Trung Quốc khi thể hiện còn mang phong cách trầm hùng, khỏe mạnh. Đàn Tranh Việt Nam chỉ có 3 âm vực nên sẽ khơng có quãng rộng như đàn Tranh Trung Quốc, âm thanh có phần trong và sáng có khả năng thể hiện tốt các giai điệu vui tươi. Ấy vậy, khi phải thể hiện những tác phẩm có tính chất ai ốn, tiếng đàn thánh thót vẫn có thể đem lại những cảm xúc u buồn, đi sâu vào tim khán giả thưởng thức. Người nào đã chơi đàn lâu năm thậm chí có thể sử dụng tiếng đàn để điều khiển cảm xúc của người nghe.

Với nền âm nhạc truyền thống khi xưa, đàn Tranh chỉ thường ngồi trong dàn nhạc và chơi những làn điệu dân ca, chèo cổ…Đàn Tranh là loại đàn dây và có nhiều dây hơn những loại đàn khác, chính vị vậy nó rất phù hợp cho phần đệm và cũng là một cây đệm quan trọng không thể thiếu.

Khác với đàn Bầu đi cùng với hát Xẩm, đàn Nguyệt đi với chầu văn, đàn Tranh không được gắn liền với một làn điệu nghệ thuật nào. Đàn Tranh chỉ đơn thuần là một cây đệm trong dàn nhạc. Nhưng không ngừng ở việc đệm hát, đệm đàn, những nghệ sĩ đàn Tranh ngày nay muốn đưa cây đàn này được phát triển hơn, họ đã không ngừng sáng tác ra những tác phẩm riêng cho cây đàn này. Những tác giả tiêu biểu có thể kể đến như: NSUT. Ngơ Bích Vượng, NSUT. Phạm Thúy Hoan … Cũng chính vì vậy, bóc tách khỏi vị trí cây đệm, đàn Tranh vụt sáng khi được thể hiện ở vị trí độc tấu – solo, giá trị của nó khơng chỉ đem lại cho dân tộc

23

những điều tuyệt vời và giá trị nhất, mà nó cịn để lại cho mỗi người những hình ảnh về một đất nước có nhiều truyền thống quý báu của dân tộc.

Trong những bài độc tấu của mình, đàn Tranh có một người bạn đồng hành khơng thể thiếu chính là tiêu, sáo trúc. Sáo trúc là một loại nhạc cụ có từ rất lâu đời, rất nhiều nước trên thế giới có sử dụng sáo với hình dáng và cấu tạo khác nhau. Mỗi quốc gia khác nhau lại có những loại sáo khác nhau làm bằng các chất liệu khác nhau. ở Việt Nam thì làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như trúc, gỗ,… và gồm có 6 lỗ, được thơi theo chiều ngang. Tiếng đàn tranh réo rắt kết hợp cùng tiếng sáo thánh thót tạo thành một bản hịa ca mang đậm nét quê hương. Những âm thanh mà hai nhạc cụ phát ra cũng mang những điều rất tuyệt vời và có giá trị hình ảnh, khơng chỉ đem lại giá trị về âm nhạc dân gian mà đối với thể loại âm nhạc, hội họa, tiếng nhạc ấy còn gợi lên những làn điệu nhẹ nhàng thu hút mạnh mẽ được sức sống và những điều mong ước của con người.

Và để thể hiện những tác phẩm ấy một cách trọn vẹn, đàn Tranh Việt Nam cũng đã được cải biên từ 16 dây lên 17-19 dây. Từ đây, đàn Tranh Việt Nam đã có âm vực rộng hơn, phù hợp để độc tấu ngoài ra cũng có thể sử dụng đánh các bài nhạc nước ngồi.

Trong khi nền âm nhạc truyền thống xưa ln là những bài hị, bài ốn với phong cách chầm chậm thì âm nhạc ngày nay đã có xu hướng nhanh và mạnh hơn. Điều này chứng tỏ, với cuộc sống trong nền nơng nghiệp là chính, mọi thứ xung quanh đều chậm rãi, con người khi ấy được thả lỏng và từ từ tận hưởng cuộc sống hay có những oan khuất khó mà thể hiện ra được, nên âm nhạc ấy mang tính chậm rãi và ai ốn. Hiện tại, với sự phát hiện chóng mặt của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người khơng cịn có thể từ từ mà sống, mọi thứ đều phải làm nhanh hơn từ việc nhà đến cơng việc làm ăn. Chính vì vậy kiểu nhạc từ từ, ê a đã khơng cịn phù hợp với thị hiếu khán giả trẻ hiện nay nữa. Trong cơng cuộc phát triển, cách nhìn nhận của con người cũng được thoáng hơn, với sự phát triển của công nghệ nên với những vụ án oan trái đã khơng cịn nhiều. Vì vậy, việc phải ngồi nghe những tiếng ai oán làm người ta cảm thấy mệt mỏi, khó có thể mà tiếp thu kiểu âm nhạc ấy.

24

Khơng ngừng phát triển về mặt diễn tấu trong những tác phẩm riêng, những người nghệ sĩ đàn Tranh hiện nay cũng cố gắng đưa đàn Tranh vào những ca khúc của giới trẻ, tiêu biểu như: Lạc trôi, Độ ta không độ nàng, Chân ái,...đàn Tranh trong những ca khúc này thường được sử dụng bởi tính chất cổ trang, đem lại cái nhìn mới của người nghe với nhạc cụ dân tộc. Nhờ việc xuất hiện trong những trào lưu âm nhạc đang thịnh hành, đàn Tranh đã có những ảnh hưởng nhất định đến giới trẻ. Họ đã cảm nhận được cái độc đáo của đàn Tranh và tìm được tiếng nói chung giữa đàn Tranh và cách cảm thụ âm nhạc của giới trẻ hiện nay. Thời gian gần đây, đàn Tranh còn kết hợp với hiphop, mix với DJ, tham gia vào các chương trình âm nhạc thử nghiệm. Nó tạo thành một xu hướng chơi nhạc mới cho nhạc cụ dân tộc Việt Nam: đưa nhạc cụ dân tộc vào các phong cách, thể loại âm nhạc đang thịnh hành. Đàn Tranh trong những ca khúc này thường được sử dụng bởi tính chất cổ trang, đem lại cái nhìn mới của người nghe với nhạc cụ dân tộc.

Nói về ca khúc, chúng ta cũng khơng thể bỏ qua nhạc trữ tình bolero, với tính chất nhẹ nhàng, truyền cảm, mang đôi chút âm hưởng của dân gian, nhạc truyền thống nên dòng nhạc này thường sử dụng đàn Tranh để đệm. Nhờ đó, các ca sĩ hải ngoại cũng góp phần đưa đàn Tranh ra với thế giới.

Đặc biệt hơn, khi đã quyết tâm trinh phục nền âm nhạc thế giới, cây đàn Tranh cũng đã thử sức với nên nhạc Jazz. Dòng nhạc Jazz là sự pha trộn giữa hòa âm, tiết tấu và giai điệu của nhạc Blues (một thể loại âm nhạc của người Mỹ gốc Phi) với các dịng nhạc cổ điển, lãng mạn và hiện đại. Khơng có một khn mẫu nào cho Jazz. Khi chơi nhạc Jazz, tất cả thành viên trong ban nhạc cùng nắm được tinh thần chung của tác phẩm và sau đó họ sẽ chơi theo cảm xúc của mình. Trong nhạc Jazz, khái niệm sáng tác luôn gắn liền với người thể hiện, nó là sự sáng tạo tại chỗ. Mỗi bản nhạc Jazz được xem như một cuộc “hội thoại” giữa các nhạc cụ, bên đối bên đáp, phối hợp nhịp nhàng ăn ý, tạo nên những bất ngờ và đầy thú vị cho người nghe. Cuối thế kỷ XX, nhạc Jazz ở Việt Nam còn khá mới mẻ, khán giả Việt Nam đa phần khơng thích loại nhạc này vì nó chưa phù hợp với thẩm mỹ âm nhạc trong nước. Ngồi đàn Tranh thì đàn Bầu đã được đưa vào nhạc Jazz trước và người đầu tiên đưa đàn Bầu và nhạc Jazz là NSUT. Hồ Hồi Anh, sau đó

25

người đầu tiên đưa đàn Tranh vào nhạc Jazz là NSUT. Vũ Thị Việt Hồng. Là một nghệ sĩ đàn Tranh với đầy kinh nghiệm, bà đã được mời vào dàn nhạc Jazz. Sự kết hợp này đã tạo ra một hiện tượng âm nhạc mới ở Việt Nam. Những nghệ sĩ Jazz và khán giả trong nước cũng như nước ngoài đã bị thuyết phục bởi tiếng đàn ngọt ngào, trình độ diễn tấu, tâm hồn Việt, âm nhạc Việt, chất ngẫu hứng, chất Jazz trong tiếng đàn Tranh. Người nghe nhạc cảm thấy thích thú, tuy tiếng đàn Tranh tạo cảm giác lạ lẫm nhưng nghe lại thấy kích thích, vui tai. Tiếng đàn Tranh trong Jazz vẫn có chất thánh thót, nhanh nhẹn của Chèo, cái đĩnh đạc, buồn man mác của ca Huế, cái ngẫu hứng trữ tình đầy phóng khống của đờn ca tài tử. Điều này đã phản ánh đầy đủ khả năng sáng tạo, nhanh nhạy, nắm bắt cơ hội, thay đổi để phù hợp với môi trường xung quanh, tận dụng, phát huy vốn cổ đan xen những yếu tố mới để làm nên phong cách riêng của đàn Tranh. Đó chính là khả năng thích ứng nhanh với cuộc sống mới của con người Việt Nam. Đàn Tranh đã từng bước đi trên con đường đưa nhạc cụ dân tộc vào các thể loại âm nhạc đang thịnh hành trên thế giới, đem lại nhiều yếu tố độc đáo, bất ngờ, mới lạ, làm nên màu sắc âm nhạc đương đại.

Một phần của tài liệu ĐÀN TRANH TRONG CUỘC SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w