Cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện tạ quang bửu trường đại học bách khoa hà nội (Trang 61 - 66)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1. Các yếu tố tác động đến công tác phục vụ bạn đọc

2.1.2.2. Cơ sở dữ liệu

Thư viện Tạ Quang Bửu sở hữu 2 loại hình cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu tự xây dựng và cơ sở dữ liệu mua bên ngoài thư viện.

a. Cơ sở dữ liệu tự xây dựng

Thư viện số của Thư viện Tạ Quang Bửu được đăng tải các cơ sở dữ liệu do Thư viện tự xây dựng bao gồm các loại hình tài liệu sau: bài giảng, giáo trình điện tử do các giảng viên trong Trường biên soạn, luận án, luận văn được nghiên cứu, bảo vệ thành công tại Trường và các tài liệu tham khảo điện tử được biếu tặng từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Hiện nay Thư viện Tạ Quang Bửu đã và đang xây dựng 05 cơ sở dữ liệu, những cơ sở dữ liệu này thường xuyên được cập nhật, bổ sung tài liệu:

- Cơ sở dữ liệu bài giảng điện tử: Cơ sở dữ liệu bài giảng điện tử bao gồm toàn bộ các bài giảng do giảng viên đang tham gia giảng dạy tại nhà Trường viết, số lượng biểu ghi có trong cơ sở dữ liệu tính đến tháng 4 năm 2022 là 78 biểu ghi. Các bài giảng điện tử được phân chia theo các chuyên ngành, trong từng chuyên ngành tài liệu lại được sắp xếp theo trật tự vần chữ cái của tên tài liệu.

52

- Cơ sở dữ liệu giáo trình điện tử: gồm các giáo trình điện tử do giảng viên trong Trường viết, số lượng biểu ghi có trong cơ sở dữ liệu tính đến tháng 4 năm 2022 là 13 biểu ghi. Giáo trình điện tử được Thư viện biên soạn sắp xếp theo quy tắc trật tự vần chữ cái và các chuyên ngành mà nhà trường hiện nay đang đào tạo.

Hình 2.6: Cơ sở dữ liệu Giáo trình điện tử

- Cơ sở dữ liệu luận án Tiến sĩ gồm các luận án Tiến sĩ đã tiến hành nghiên cứu và bảo vệ thành công tại Trường, số lượng biểu ghi có trong cơ sở dữ liệu tính đến tháng 4 năm 2022 là 946 biểu ghi. Các luận án được sắp xếp theo trật tự vần chữ cái và theo chuyên ngành.

53

- Cơ sở dữ liệu luận văn Thạc sĩ gồm các luận văn Thạc sĩ đã tiến hành nghiên cứu và bảo vệ thành công tại Trường, số lượng biểu ghi có trong cơ sở dữ liệu tính đến tháng 4 năm 2022 là 16026 biểu ghi.

Hình 2.8: Cơ sở dữ liệu Luận văn Thạc sĩ

- Cơ sở dữ liệu sách điện tử eBook bao gồm các tài liệu điện tử, đây là nguồn tài liệu mà Thư viện được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước biếu tặng, số lượng biểu ghi có trong cơ sở dữ liệu tính đến tháng 4 năm 2022 là 474 biểu ghi.

54

Hình 2.10: Sơ đồ minh họa cấu trúc cơ sở dữ liệu của Thư viện

Thông qua sơ đồ minh họa trên, ta có thể thấy cấu trúc của các cơ sở dữ liệu do Thư viện xây dựng được sắp xếp theo nguyên tắc từ chung đến riêng, từ tổng quát đến chi tiết, từ ngoài vào trong theo thứ bậc. Trong đó, mỗi một loại hình lại có các cơ sở dữ liệu được chia theo chuyên ngành (tương ứng với các chuyên ngành đào tạo trong Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội). Cấu trúc của các cơ sở dữ liệu được sắp xếp theo nguyên tắc, cấu trúc hình cây: vấn đề lớn – vấn đề nhỏ - vấn đề chi tiết. Việc sắp xếp tổ chức theo nguyên tắc này tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong việc tự tìm hiểu, khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin trên trang Thư viện số của Thư viện.

55

Việc xây dựng, sắp xếp các cơ sở dữ liệu theo nguyên tắc này giúp cho người dùng tin có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm, khai thác tài liệu, họ chỉ cần lựa chọn chuyên ngành phù hợp là có thể tìm thấy loại tài liệu mà mình cần. Bên trong mỗi đơn vị là các cơ sở dữ liệu được chia theo ngành đạo tạo của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các cơ sở dữ liệu do Thư viện tự xây dựng được đánh ký hiệu rõ ràng kết hợp cùng với prefix.

Ví dụ:

- Bg: là Cơ sở dữ liệu Bài giảng điện tử - Gtr: là Cơ sở dữ liệu Giáo trình điện tử - Ts: là Cơ sở dữ liệu Luận án Tiến sĩ - Ths: là Cơ sở dữ liệu Luận văn Thạc sĩ

Việc sử dụng prefix để phân biệt các loại cơ sở dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thư viện cũng như người dùng tin trong quá trình khai thác, bổ sung tài liệu điện tử. Đối với cán bộ thư viện, họ có thể dễ dàng nhận diện từng bộ sưu tập số một cách nhanh chóng, chính xác từ đó quá trình biên mục, bổ sung tài liệu điện tử lên trang thư viện số cũng nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn tránh được việc trùng lặp biểu ghi trong quá trình xử lý nội dung và hình thức tài liệu. Đối với người dùng tin họ có thể dễ dàng khai thác, lựa chọn thông tin theo một chủ đề một cách nhanh chóng, dễ dàng phù hợp với nhu cầu tin của họ.

b. Các cơ sở dữ liệu mua bên ngoài thư viện

Bên cạnh các cơ sở dữ liệu tự xây dựng, Thư viện Tạ Quang Bửu còn đầu tư và phát triển bằng cách mua thêm các cơ sở dữ liệu bên ngoài từ các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. Việc Thư viện đầu tư mua các cơ sở dữ liệu bên ngồi với mục đích chính quan trọng hơn bao giờ hết đó là mong muốn đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng người dùng tin tại Thư viện. Bên cạnh đó, Thư viện còn thường xuyên mở rộng mối quan hệ hợp tác với các thư viện trong

56

nước và trên thế giới với mục đích mong muốn chia sẻ, nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin cũng như sản phẩm và dịch vụ thơng tin, đồng thời có cơ hội trao đổi học hỏi kinh nghiệm phát triển hoạt động thơng tin – thư viện nói chung và cơng tác phục vụ bạn đọc nói riêng.

Hiện nay trên thư viện số của Thư viện Tạ Quang Bửu, có những cơ sở dữ liệu trực tuyến mua bên ngồi thư viện sau:

Hình 2.11: Các cơ sở dữ liệu mua bên ngoài thư viện

Mức độ khai thác của người dùng tin đến đâu còn phụ thuộc vào sự hợp tác của các cơ quan khác. Có những thơng tin được khai thác miễn phí, nhưng cũng có những thơng tin cần phải được cấp quyền khai thác hoặc trả phí.

Một phần của tài liệu Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện tạ quang bửu trường đại học bách khoa hà nội (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)