Tầm quan trọng và khả năng sẵn có của phương tiện và thiết bị

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị máy móc phương tiện vận hành sản xuất (Trang 59 - 60)

II. Phƣơng pháp phân tích tình trạng hỏng

3.3Tầm quan trọng và khả năng sẵn có của phương tiện và thiết bị

Ngoài các khái niệm "độ tin cậy" và "khả năng bảo dưỡng", “khả năng sẵn có” được sử dụng như là một tiêu chuẩn nhằm đánh giá chức năng của phương tiện và trang thiết bị được bảo dưỡng tốt như thế nào.

“Khả năng sẵn có” được định nghĩa tổng quát theo cách sau:

Khoảng thời gian hỏng hóc / [Khoảng thời gian hỏng hóc + thời gian sửa chữa]

Khả năng sẵn có nghĩa là khả năng của việc duy trì chức năng hoạt động, như rút ngắn lại thời gian sửa chữa, thêm vào đó là việc phòng ngừa các hư hỏng và khả năng bảo dưỡng.

“Phương tiện và trang thiết bị chính”, đặc biệt các phương tiện và trang thiết bị mà sản phẩm và chất lượng sản phẩm do chúng tạo ra bị ảnh hưởng lớn do những hư hỏng bất thường, thì phải được thiết kế để có độ tin cậy và khả năng bảo dưỡng cao.

Hiểu theo cách khác, “khả năng sẵn có” của các phương tiện và trang thiết bị này phải cao.

Cách nghĩ này được gọi là “phòng ngừa bảo dưỡng”. Các phương tiện và trang thiết bị vừa được đem vào sử dụng nên được lựa chọn và các phương pháp duy trì bảo dưỡng cần được xem xét theo độ tin cậy và khả năng bảo dưỡng.

3.4 Bảo dưỡng các yêu cầu kỹ thuật của các phương tiện và thiết bị đưa vào sử dụng

Sau khi xác định độ tin cậy và khả năng bảo dưỡng của các phương tiện, thiết bị đem vào sử dụng từ điểm “chi phí chu kỳ sống”, thì việc duy trì các yêu cầu kỹ thuật của chúng nên được kiểm tra theo một phương thức cụ thể.

Tối ưu hoá các phương pháp bảo dưỡng phương tiện và thiết bị (bao gồm kiểu bảo dưỡng, tần suất và phương pháp bao dưỡng) cần làm rõ chi phí bảo dưỡng và thiệt hại do hư hỏng. Chi phí bảo dưỡng được xác định dựa trên khả năng bảo dưỡng.

Các chi tiết cụ thể của bảo dưỡng các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với “Quy trình cho việc kiểm tra bảo dưỡng các yêu cầu kỹ thuật”. Chúng tập trung vào các điểm sau:

Bảo dưỡng phòng ngừa chi tiết cho các phương tiện và trang thiết bị thể hiện rõ những thiệt hại từ như hư hỏng (ví dụ: Bảo dưỡng dựa vào điều kiện).

Chi phí bảo dưỡng lớn bao gồm bảo dưỡng thất thường và bảo dưỡng hỏng hóc đối với phương tiện và trang thiết bị.

TÀI LIỆU TƯ VẤN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

KỸ NĂNG DÀNH CHO NGƯỜI VẬN HÀNH& QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ Page 59

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị máy móc phương tiện vận hành sản xuất (Trang 59 - 60)