II. Phƣơng pháp phân tích tình trạng hỏng
[16] KIỂM TRA BẢO QUẢN NGAY KHI ĐƢA VÀO SỬ DỤNG [Đánh giá chi phí chu kỳ sống của phƣơng tiện]
[Đánh giá chi phí chu kỳ sống của phƣơng tiện]
1. Mục đích
Cần phải nghiên cứu kỹ các chức năng và khả năng của phương tiện và trang thiết bị trước khi mua và đem vào sử dụng. Hơn nữa, cần lựa chọn các phương tiện và trang thiết bị, phương pháp bảo dưỡng theo hướng dẫn trên cơ sở xem xét tỷ lệ xuất hiện hỏng bất thường (độ tin cậy) và khả năng dễ bảo dưỡng (Khả năng bảo dưỡng).
Thậm chí nếu chi phí mua phương tiện và thiết bị là thấp thì chúng cũng trở nên rất tốn kém nếu chúng đòi hỏi chi phí bảo dưỡng và sửa chữa lớn.
Vì vậy, tổng chi phí bao gồm: giá mua phương tiện và trang thiết bị, chi phí ngừng vận hành và chi phí loại bỏ (chi phí chu trình tồn tại phương tiện) phải được tính toán và nên chọn chi phí thấp nhất tuỳ theo các loại máy. Phương pháp bảo dưỡng nên được quyết định theo loại máy.
2. Định nghĩa
“Chi phí chu kỳ tồn tại của phương tiện” là toàn bộ chi phí trong suốt chu kỳ tồn tại của phương tiện và trang thiết bị từ khi mua cho đến khi loại bỏ.
Chi phí chu kỳ tồn tại phương tiện bao gồm các chi phí sau: giá mua (giá mua phương tiện và trang thiết bị) chi phí vận hành, phí đào tạo, phí bảo quản (chi phí kiểm tra thử nghiệm, chi phí sửa chữa và phí sửa chữa phụ tùng của máy) và chi phí cơ hội do (việc hỏng hóc) (ngừng sản phẩm và thiệt hại do chất lượng kém).
Phương diện công nghệ như chức năng và việc sử dụng được xem xét kỹ lưỡng từ khi bắt đầu sử dụng. Những khái niệm như: tính tin cậy và khả năng bảo dưỡng cần phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của phương tiện và trang thiết bị từ điểm dừng của chu kỳ tồn tại phương tiện ngay khi thiết kế và đem vào sử dụng.
Sự phù hợp các khái niệm này với các yêu cầu kỹ thuật của phương tiện và trang thiết bị được hiểu đến như là: “Bảo dưỡng phòng ngừa “.
3. Nội dung và ví dụ