Các ý chính

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị máy móc phương tiện vận hành sản xuất (Trang 27 - 29)

Các phương tiện và thiết bị chính Mức độ quan trọng

TÀI LIỆU TƯ VẤN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

KỸ NĂNG DÀNH CHO NGƯỜI VẬN HÀNH& QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ Page 27

[ 9] KIỂM TRA CÁC YÊU CẦU BẢO DƢỠNG 1. Mục đích 1. Mục đích

Để phòng ngừa sự giảm giá trị sử dụng các phương tiện thiết bị và duy trì các chức năng hoạt động trong một thời gian dài, cần lựa chọn các phương pháp bảo dưỡng phù hợp với đặc điểm của phương tiện, thiết bị và mức độ quan trọng của chúng.

2. Định nghĩa

“Các yêu cầu bảo dưỡng” là các yêu cầu kỹ thuật có liên quan đến việc bảo dưỡng, bao gồm các loại hình bảo dưỡng, chu kỳ bảo dưỡng và các phương pháp bảo dưỡng. Như được trình bày trong mục [7] các loại hình bảo dưỡng bao gồm (1) Bảo dưỡng định kỳ (2) bảo dưỡng dựa trên tình trạng thiết bị (3) và bảo dưỡng khi hỏng hóc

Bảo dưỡng định kỳ là việc kiểm tra và sửa chữa định kỳ. Bảo dưỡng dựa trên tình trạng thiết bị đòi hỏi sự quan sát thường xuyên. Bảo dưỡng khi hỏng hóc có nghĩa là khôi phục chức năng bị hỏng hóc. Việc lựa chọn phương pháp bảo dưỡng được xác định trên cơ sở: (1) các đặc tính liên quan đến phương tiện và thiết bị được bảo duỡng (xu hướng hỏng hóc về chức năng, tuổi thọ của phương tiện và thiết bị và khả năng bảo dưỡng) và (2) Tổn thất về sản lượng và chất lượng do các hỏng hóc

Nói chung, phương pháp bảo dưỡng được lựa chọn theo các xu hướng (1) Bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị, khi các phương tiện và thiết bị có thể là nguyên nhân gây ra tổn thất lớn cho sản xuất và (2) bảo dưỡng khi hỏng nếu các phương tiện và thiết bị đòi hỏi chi phí bảo dưỡng lớn.

Trong hầu hết các trường hợp thông thường, bảo dưỡng định kỳ được lựa chọn và việc bảo dưỡng được tiến hành vào những khoảng thời gian thích hợp với phương tiện và thiết bị tương ứng.

3. Nội dung và ví dụ

Ví dụ về việc xác định quy định kỹ thuật về bảo dưỡng

3.1 [Phương pháp định lượng] - Thông qua tính toán chi phí bảo dưỡng phương tiện và thiết bị ở mức tối thiểu.

Hình dưới đây là sơ đồ miêu tả ngắn gọn mối quan hệ giữa chất lượng bảo dưỡng (số lần thực hiện bảo dưỡng) và toàn bộ chi phí bảo dưỡng phương tiện và thiết bị.

Toàn bộ chi phí bảo dưỡng phương tiện và thiết bị = chi phí bảo dưỡng + tổn thất do hỏng hóc.

TÀI LIỆU TƯ VẤN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

KỸ NĂNG DÀNH CHO NGƯỜI VẬN HÀNH& QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ Page 28

Toàn bộ chi phí bảo dưỡng phương tiện và thiết bị có thể được tính toán theo công thức sau:

Tổng chi phí phải được tính toán bằng cách thay đổi chu kỳ bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị, các máy móc, các công cụ và các bộ phận khác một cách tương ứng. Cần lựa chọn loại hình bảo dưỡng và tần suất bảo dưỡng sao cho chi phí ở mức thấp nhất.

3.2 (Phương pháp định tính) - Xác định bằng cách phân loại các đặc tính kiểm tra Sự cần thiết của việc kiểm tra và các đặc tính như tính hiệu quả và tính kinh tế cần được xếp hạng dựa trên cơ sở xu hướng hỏng hóc về chức năng, tuổi thọ của phương tiện và thiết bị, các phương pháp kiểm tra và ngày công. Các quy định

Điểm cực tiểu

Chi phí

Chi phí

Lựa chọn thông số kỹ thuật tổng chi phí bảo dưỡng thấp nhất

Một phần của tài liệu Quản lý trang thiết bị máy móc phương tiện vận hành sản xuất (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)