Nồng độ các chấ tô nhiễm trong nước mưa

Một phần của tài liệu DTM khu dan cu (Trang 94)

STT Chỉ tiêu ô nhiễm Nồng độ (mg/l)

1 Tổng Nitơ (tính theo N) 0,5-1,5

2 Tổng photpho 0,004-0,03

3 COD 10-20

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn rất thấp. Đồng thời, thời gian xây dựng ngắn và hạn chế thi cơng vào ngày có mưa lớn nên mức độ ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn đến môi trường xung quanh khu vực là không đáng kể.

a.3. Tác động do chất thải rắn a.3.1. Chất thải rắn xây dựng

- Lượng đất đào thi công xây dựng các hạng mục cơng trình trong giai đoạn này được tận dụng san lấp tại chỗ.

- Các chất thải rắn khác như gạch, gỗ, bao xi măng, các vụn nguyên liệu, xà gỗ, ván khn, sắt thép vụn,... có thể phát sinh từ việc xây dựng các hạng mục cơng trình tại Dự án. Khối lượng chất thải loại này sinh ra trên khu vực công trường trong một ngày ước tính 20-30kg và dao động tùy thuộc vào từng giai đoạn xây dựng Dự án.

- Các chất thải rắn này không bị thối rửa, không phát sinh mùi, đa phần được tái sử dụng. Toàn bộ khối lượng các chất thải rắn này phụ thuộc vào q trình thi cơng và chế độ quản lý của ban quản lý cơng trình Dự án. Tùy tình hình thực tế Chủ dự án sẽ có kế hoạch thu gom xử lý cụ thể. Do đó, chất thải rắn xây dựng khơng tác động đến môi trường xung quanh.

a.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt của cơng nhân xây dựng như bao bì, vỏ đồ hộp, thức ăn thừa, chai lọ... Trung bình mỗi người thải ra môi trường 0,8kg/ngày7. Như vậy, lúc cao điểm, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên công trường là:

0,8 x 45 x 8/16 = 18 kg/ngày.

Chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình xây dựng được thu gom vào các túi đựng, cuối ngày công nhân bỏ vào các thùng rác được trang bị trong khu vực và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định. Vì vậy, chất thải rắn sinh hoạt khơng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

a.3.3. Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh bao gồm dầu mỡ thải và giẻ lau dính dầu từ q trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới trong khu vực Dự án. Lượng dầu mỡ thải ra tại khu vực Dự án cao nhất trong giai đoạn thi công xây dựng. Dầu mỡ thải ra từ các phương tiện vận chuyển và máy móc, thiết bị thi cơng cơ giới tại khu vực Dự án là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên do mặt bằng thi công không lớn, do vậy số lượng máy thi công tại chỗ không nhiều và lượng dầu mỡ thải phát sinh trên thực tế thấp. Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn này khoảng 10kg/tháng đối với dầu nhớt thải; khoảng 30kg/năm đối với các loại CTNH khác.

Chất thải nguy hại sẽ là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng đến môi trường đất,

7 Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ửng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, Quản lý chất thải rắn, tập 1, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2001.

mơi trường nước. Vì vậy, Chủ dự án cũng sẽ cho cơng nhân thu gom triệt để và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo đúng quy định.

b. Tác động không liên quan đến chất thải b1. Tiếng ồn và độ rung

b.1.1. Tiếng ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công

Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu từ: Hoạt động của các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng và hoạt động của các máy móc thi cơng trên cơng trường như: máy đào, máy ủi, máy xúc...

Cường độ tiếng ồn do hoạt động của một số máy móc, thiết bị thi cơng hoạt động cùng lúc tại khu vực Dự án gây ra (đo tại vị trí cách nguồn ồn 8m) được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.14. Cường độ ồn của một số máy móc thi cơng cơ giới8

STT Thiết bị Mức ồn (dBA) QCVN 24:2016/BYT 9(dBA)

1 Máy ủi 93

85

2 Máy đào 72 _ 93

3 Xe lu 72 _ 74

4 Máy đầm 74 _ 77

5 Máy trộn bê tông 74 _ 88

6 Xe tải 83 _ 94

7 Cần cẩu 77 _ 83

8 Máy rải nhựa đường 72 - 84

Mức ồn tổng số tại cơng trường trong trường hợp máy móc tập trung cùng lúc vào thời điểm nhiều nhất là: L = 94 dBA. Khi lan truyền trong không gian, cường độ tiếng ồn sẽ giảm dần theo độ tăng của khoảng cách. Để dự báo mức tiếng ồn của thiết bị thi công tại khu vực ra môi trường xung quanh, chúng tơi tính tốn sự lan truyền tiếng ồn như sau:

Mức âm đặc trưng của nguồn ồn ở độ cao 1,2-1,5m so với mặt đường tại điểm cách nguồn ồn một khoảng ri là 7,5m, thì mức ồn ở khoảng r2 > ri sẽ giảm hơn mức ồn ở khoảng cách ri một trị số là AL (dBA) theo công thức sau10

Với nguồn ồn là điểm: AL = 20 lg (r2/ri)1+a (dBA) Với nguồn ồn là đường: AL = 10 lg (r2/ri)1+a (dBA)

8 Nguồn: Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải.

9 QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quóc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc, áp dụng khi thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá 8h.

Trong đó: a là hệ số ảnh hưởng của địa hình mặt đất đến hấp thụ và phản xạ tiếng ồn.

Với: a = - 0,1 với mặt đường nhựa và bê tông. a = 0 với mặt đất trống trải, khơng có cây cối. a = 0,1 với mặt đất trồng cỏ.

Giả sử tại thời điểm tiếng ồn phát sinh lớn nhất khi tất các phương tiện thiết bị hoạt động tại chỗ hoặc trong phạm vi hẹp, lúc đó ta coi nguồn phát sinh tiếng ồn trong q trình thi cơng là nguồn điểm. Từ các số liệu giả thiết như trên, kết quả tính tốn dự báo mức tiếng ồn suy giảm theo khoảng cách từ khu vực Dự án đến khu vực xung quanh được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 3.15. Dự báo tiếng ồn suy giảm theo khoảng cách

Khoảng cách đến nguồn ồn (m) Độ ồn (dB) QCVN 26:2010/BTNMT11 6 – 21h 21 – 6h 8 92 _ 95 70 55 20 84 _ 87 50 76 _ 79 70 73 _ 76 100 70 _ 73 150 67 _ 70 200 64 _ 67 250 62 _ 65

Nhận xét: So sánh kết quả tính tốn lan truyền tiếng ồn với QCVN 26:2010/BTNMT cho thấy, trường hợp các máy móc, thiết bị thi cơng hoạt động cùng lúc trên cơng trường thì mức độ tiếng ồn gây tác động đến các đối tượng nằm trong phạm vi bán kính dưới 200m nên chỉ tác động đến những người lao động trong quá trình thi cơng cơng trình.

Mức ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động cũng như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Mức ồn cao cịn làm giảm năng suất lao động, sức khoẻ của cán bộ, công nhân trong khu vực. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ lớn trong thời gian dài sẽ làm cho thính giác giảm sút, dẫn tới bệnh

điếc nghề nghiệp. Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người ở các dải tần khác nhau được trình bày tại bảng dưới đây:

Bảng 3.16. Tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khỏe con người

Mức ồn (dBA) Tác động đến người nghe

0 Ngưỡng nghe thấy

100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim 110 Kích thích mạnh màng nhĩ

120 Ngưỡng chói tai

130-135 Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp 140 Gây chói tai, gây bệnh mất trí, điên

145 Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu được tiếng ồn 150 Nếu nghe lâu sẽ bị thủng màng nhĩ

160 Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm

190 Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm

Nhìn chung ơ nhiễm tiếng ồn mang tính chất cục bộ, tác động trực tiếp đến công nhân làm việc trong khu vực Dự án là chủ yếu. Đồng thời, trong quá trình xây dựng Chủ đầu tư và đơn vị thi cơng sẽ có biện pháp giảm thiểu tác động này đến môi trường xung quanh. Do đó, tiếng ồn trong giai đoạn thi cơng tác động không đáng kể đến môi trường xung quanh.

b.1.2. Độ rung

Mức độ rung của các phương tiện máy móc trong q trình thi cơng có thể biến thiên lớn phụ thuộc vào các yếu tố như chất đất nền, mức độ rung phát sinh… Độ rung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi cơng và cơng trình xung quanh của người dân. Vì vậy, chủ dự án cần phải có biện pháp giảm thiểu tác động này nhằm đảm bảo sức khỏe cho cơng nhân cũng như an tồn cho các cơng trình xung quanh.

Bảng 3.17. Mức rung phát sinh từ các máy móc, thiết bị 12TT Máy móc TT Máy móc Mức rung (dB) QCVN 27:2010/ BTNMT13 (6h-21h) Cách nguồn 10m Cách nguồn 30m Cách nguồn 60m 1 Máy đào 80 70 60 75

2 Máy trộn bê tông 76 66 56

3 Máy đầm nén 90 80 70

4 Xe tải 74 64 54

5 Cần cẩu 77 67 57

6 Xe ủi 79 69 59

7 Xe lu 90 80 70

Nhận xét: So sánh với QCVN 27:2010/BTNMT cho thấy ở khoảng cách > 30m thì mức rung của máy móc, thiết bị thi cơng đảm bảo trong giới hạn cho phép, ở khoảng cách < 10m (và ≤ 30m khi máy đầm nén, xe lu hoạt động) vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn. Đối tượng chịu tác động chủ yếu là công nhân thi công dự án và các dân cư gần dự án. Vì vậy trong quá trình thi cơng chủ dự án cần phải có biện pháp giảm thiểu tác động để đảm bảo sức khỏe cho công nhân lao động và đảm bảo không để ảnh hưởng đến các cơng trình xây dựng của người dân xung quanh.

b.2. Tác động đến mơi trường văn hóa – xã hội trong khu vực

Việc tập trung đông cơng nhân xây dựng tại khu vực Dự án có thể phát sinh mâu thuẫn, xung đột làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, phát sinh các tệ nạn xã hội, bệnh dịch có thể xảy ra nếu tình trạng vệ sinh trong khu lán trại của công nhân không đảm bảo. Mùi hôi thối từ chất thải rắn sinh hoạt, từ nước thải chứa nhiều chất hữu cơ làm ô nhiễm môi trường nước cục bộ, là môi trường sống của một số loài sinh vật truyền bệnh như chuột, ruồi, muỗi...

b.3. Tác động đến tình hình giao thơng trong khu vực

Q trình vận chuyển ngun vật liệu xây dựng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng đường giao thông tại đây, gây ra tiếng ồn, bụi và thậm chí có thể gây hư hỏng mặt đường. Tuyến đường vận chuyển chính đến khu vực dự án là tuyến đường Hùng Vương và một số tuyến đường dân sinh nhỏ.

12 Nguồn: Âm học và kiểm tra độ rung - Nguyễn Hải - NXB Giáo dục, 1997

13 QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung - Áp dụng đối với khu vực hoạt động xây dựng tại khu vực thông thường.

Trong giai đoạn này, hoạt động của các xe tải ra vào Dự án sẽ gây cản trở giao thông khu vực nếu khơng có kế hoạch bố trí thi cơng hợp lý; làm tăng thêm lưu lượng xe lưu thông trên các tuyến đường (chủ yếu đường Hùng Vương); tăng thêm nguy cơ gây ra tai nạn giao thông do xe cộ ra vào thường xuyên… nên chủ dự án cần phải có biện pháp nhằm thiểu các tác động xấu tới tình hình giao thơng của khu vực.

b.4. Đánh giá, dự báo tác động do các rủi ro, sự cố trong giai đoạn thi công xây dựng

b.4.1. Tai nạn lao động:

Tai nạn lao động có thể xảy ra tại bất kỳ một công đoạn thi công xây dựng nào của dự án. Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra tai nạn lao động trên công trường xây dựng như: công nhân xây dựng không tuân thủ các quy định về an toàn lao động; các hoạt động của các phương tiện cơ giới; các loại đinh, dây kẽm, lưỡi cưa và những vật kim loại nhỏ khác bị rơi vãi lên đường nội bộ khu vực dự án dễ làm cho công nhân qua lại dẫm phải; phương tiện vận chuyển không tuân thủ về tải trọng, tốc độ... dẫn đến tai nạn lao động; các cơng cụ, máy móc phục vụ cơng trình gặp sự cố hỏng hóc; các tai nạn lao động từ cơng tác tiếp cận với điện như thi công va chạm hoặc vướng vào hệ thống điện dẫn ngang qua khu vực dự án…

b.4.2. Tai nạn giao thông:

Tai nạn giao thơng có nguy cơ xảy ra trong q trình thi cơng xây dựng, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Ngun nhân có thể do: Phương tiện vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật; bất cẩn của lái xe, vận chuyển quá tải trọng hoặc không tuân thủ nguyên tắc an tồn giao thơng; bất cẩn của cơng nhân khi qua đường…

b.4.3. Sự cố cháy nổ, mất điện:

Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nguyên, nhiên liệu hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và tài sản khác trong q trình thi cơng. Các ngun nhân cụ thể như sau: Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi cơng có thể gây ra sự cố điện giật, chập, cháy nổ… gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân; việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi cơng có thể gây ra cháy, bỏng hay tai nạn lao động nếu như khơng có các biện pháp phịng ngừa; do sét đánh…

Nhìn chung, sự cố cháy nổ thường ít khi xảy ra trong q trình thi cơng. Tuy nhiên nếu sự cố này xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người, tài sản và môi trường khu vực, vì vậy chủ dự án cũng cần phải có các biện pháp phòng tránh và khắc phục kịp thời ngay khi sự cố sự xảy ra.

b.4.4. Sự cố do sét đánh:

Công trường thi công thường là một trong những nơi dễ xảy ra hiện tượng sét đánh vào mùa mưa bão. Sét thường đánh vào những nơi cao, ngồi ra cịn đánh vào người tuy tỉ lệ ít hơn song cũng cần chú ý.

Khi xảy ra sự cố sẽ ảnh hưỡng rất nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản đi kèm theo đó là sự phát sinh khói thải chứa bụi khói, SO2, NOx, CO… gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.

b.4.5. Sự cố do thiên tai (mưa bão, lũ lụt, ngập úng)

Theo số liệu thống kê nhiều năm, tỉnh Quảng Nam trung bình mỗi năm chịu ảnh hưởng bởi 2,6 cơn bão và 0,8 cơn áp thấp nhiệt đới. Mùa bão chính thức tại Quảng Nam từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, nhiều nhất là tháng 10 và 11, cá biệt có năm bão ảnh hưởng sớm hơn (tháng 5, tháng 6 đã có bão và áp thấp nhiệt đới). Từ tháng 01 đến tháng 4 và tháng 7 chưa quan sát có bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng.

Khi bão hay áp thấp nhiệt đới đi vào vùng biển hoặc đổ bộ vào đất liền Quảng Nam thường kèm theo hiện tượng gió mạnh có tính chất xốy giật, phá hỏng các cơng trình xây dựng trên đường đi của bão. Thống kê trong 30 năm trở lại đây, tốc độ gió trong bão tại Quảng Nam trung bình 17m/s (cấp 7), mạnh nhất đạt đến 28m/s (cấp 10). Ngoài ra, bão và áp thấp nhiệt đới còn kèm theo mưa lớn gây ra hiện tượng nước dâng trong bão, lũ lụt và sạt lở đất.

Bão, lũ lụt xảy ra có thể gây sạc lỡ trong q trình thi cơng cũng như gây nguy hiểm đến tính mạng con người nếu khơng có kế hoạch phòng chống kịp thời.

Vào những đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày có thể gây ngập lụt. Trong thời gian ngập có thể ảnh hưởng đến việc tạm dừng thi cơng của dự án, gây hỏng hóc các thiết bị, máy móc cũng như tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu DTM khu dan cu (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)