Diễn giải BOD5 TSS Hiệu suất xử lý (%) Đầu vào (mg/l) Đầu ra (mg/l) Hiệu suất xử lý (%) Đầu vào (mg/l) Đầu ra (mg/l) Chưa xử lý - 650 650 - 600-650 600-650 02 Ngăn lắng 10-25 650 488 10-20 600-650 480-520 02 Ngăn lọc 75-90 488 49 70-85 480-520 72-78 Bể khử trùng - 49 49 - 72-78 72-78 Sau xử lý 49 72-78 QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, k = 1,2) 50 100
(Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiêp – Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh
Hùng, Nguyễn Phước Dân)
Thông số đầu vào được Dựa theo tài liệu TCVN 7957:2008 để tính tốn ra tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại bảng 3.25.
Theo tính tốn tại bảng trên cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý đều nằm quy chuẩn cho phép QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, K=1.
b2. Nước mưa chảy tràn
Bố trí mương thốt nước mưa dọc các tuyến đường nội bộ. Dọc hệ thống mương có đặt các hố ga để thu nước mưa, lắng cát và cặn. Trên miệng hố có lắp song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn.
Nước mưa sau khi tách rác và lắng cặn sẽ được chảy theo theo hướng từ Tây sang Đông theo các tuyến ống xả ra nguồn tiếp nhận là suối Tiển.
Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý nước mưa
Nước mưa Hố ga, song chắn rác thoát nước Mương Nguồn tiếp nhận
Cặn, rác
* Giải pháp thiết kế:
- Hệ thống thốt nước mưa riêng hồn toàn so với nước thải.
- Thu gom và thoát nước mưa triệt để, không gây úng cục bộ. Hệ thống thoát nước mưa vận hành trên nguyên tắc tự chảy.
- Toàn bộ nước mưa được tập trung vào các cống thốt nước được bố trí trên vỉa hè dọc các tuyến đường của từng lơ đất sau đó tập trung đổ về cửa xả chính đặt gần khe suối để thuận lợi cho việc thoát ra khe suối.
* Mạng lưới thoát nước:
- Dùng mạng lưới cống tròn dọc theo đường phố, cống bản qua đường.
- Hệ thống thoát nước trên đường được xây dựng đồng bộ, bao gồm tuyến cống, giếng thu nước mưa, giếng kiểm tra, hố ga và cửa xả.
- Độ dốc mương dọc cơ bản theo độ dốc thiết kế đường giao thông, nhưng không nhỏ hơn 3%.
- Hướng thoát: lấy trục đường 10.5m mặt cắt 1-1 làm trọng tâm, phân khu đất thành 2 lưu vực thoát như sau::
+ Lưu vực 1 (khu vực phía Tây đường 10.5): Diện tích 5,4 ha, khu vực này chủ yếu thốt về tuyến mương chính dọc trục đường mặt cắt 6-6, đi qua khu vực đất cây xanh và thoát ra khu vực khe suối hiện trạng.
+ Lưu vực 2 (khu vực phía Đơng đường 10.5): Diện tích 4,87 ha, khu vực này chủ yếu thốt về tuyến mương chính dọc trục đường mặt cắt 2-2 (bênh cạnh trung tâm thương mại) , đi qua khu vực đất cây xanh và thoát ra khu vực khe suối hiện trạng.
* Kết cấu hệ thống thoát nước:
- Cống thốt nước mưa: bằng ống bê tơng ly tâm D=600 đến 800mm.
- Hố ga: Khoảng cách từ 20-30m bố trí một hố ga, có cửa thu nước, lưới chắn rác, kích thước hố ga rộng hơn chiều rộng cống 0,2m, cao độ đáy hố ga thấp hơn cao độ đáy mương là 40cm. Thành hố ga bằng bê tông đá 2x4 mác 150, nắp đan BTCT mác 200, đá 1x2.
c. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn * Chất thải rắn sinh hoạt
- Chất thải rắn được các hộ gia đình tự thu gom và đem bỏ vào các thùng chứa rác đặt dọc các tuyến đường trong khu dân cư.
- Đặt thùng chứa rác loại 120 lít đến 240 lít có nắp đậy kín dọc tuyến đường nội bộ khu dân cư. Nơi tập trung rác thải được bố trí cạnh đường giao thơng để xe thu gom rác dễ qua lại hàng ngày, thu gom đúng giờ, đúng tuyến để không làm ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.
- Rác thải được thu gom và các thùng chứa rác loại 240 lít bố trí dọc các tuyến đường và được xe thu gom rác tại địa phương đến thu gom đi xử lý.
- Ban hành quy chế quản lý thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn theo Quyết định 154/QĐ-UBND ngày 12/1/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cho từng hộ dân trong khu vực Dự án. Chất thải sẽ được phân thành 3 loại khác nhau gồm: Chất thải hữu cơ, chất thải có thể tái chế và chất thải khơng thể tái chế.
- Người dân trong khu vực sẽ đóng phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cho đơn vị thu gom rác thải tại địa phương thu gom xử lý.
- Áp dụng biện pháp tuyên truyền, giáo dục người dân trong khu vực có ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường.
* Chất thải nguy hại
Các hộ dân tự thu gom, xử lý chất thải nguy hại theo quy chế quản lý của khu dân cư.
3.2.2.2. Đối với nguồn tác động không liên quan đến chất thải a. Tiếng ồn
- Trồng cây xanh để hạn chế tiếng ồn. Cây xanh được trồng dọc các tuyến đường và trong công viên cây xanh.
- Tuyên truyền, giáo dục người dân ý thức khi tham gia giao thông, đặc biệt là các thanh niên, hạn chế sử dụng còi, giảm tốc độ khi đi qua khu dân cư, khơng phóng nhanh, vượt ẩu.
b. Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến an ninh xã hội tại địa phương
- Các hộ dân thực hiện các quy định về đăng ký hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng cho dân cư trong khu dân cư. Chính quyền địa phương phải quản lý chặt chẽ các hộ dân, phối hợp kịp thời với lực lượng công an để xác minh, điều tra, giải quyết kịp thời các vụ việc tranh chấp, ẩu đả xảy ra;
- Tuyên truyền, vận động người dân khơng uống rượu, bia, chất kích thích khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
- Tuyên truyền, giáo dục người dân thực hiện nếp sống lành mạnh, ý thức văn hóa khu dân cư.
- Phối hợp với chính quyền địa phương thành lập các tổ dân phố, tổ tự quản để đảm bảo an ninh trật tự cho các khu phố.
3.2.2.3. Biện pháp phịng ngừa sự cố mơi trường
Khi dự án đi vào hoạt động Ban Quản lý dự án - Qũy đất huyện Duy Xuyên sẽ bàn giao tồn bộ dự án cho chính quyền địa phương trực tiếp quản lý và thực hiện các cơng trình bảo vệ mơi trường, ứng phó sự cố mơi trường, kinh phí thực hiện từ tiền thu phí bảo vệ mơi trường từ các hộ dân.
a. Phòng chống cháy nổ
Sự cố cháy nổ có khả năng xảy ra từ hoạt động của Dự án là vấn đề được đặt ra ngay từ khâu tính tốn thiết kế Dự án. Để ngăn ngừa và hạn chế đến mức tối đa các hậu quả do cháy nổ gây ra, tránh được thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường cần phải thực hiện các biện pháp sau.
Xây dựng hệ thống cứu hoả: Trên các trục đường tại các ngã ba, ngã tư và phía trước các Dự án cơng cộng bố trí các trụ nước chữa cháy khoảng cách 2 trụ 150m và tối đa là 200m, bố trí những vị trí thuận lợi cho xe chuyên dùng lấy nước khi có sự cố. Các họng cứu hoả lấy trên ác tuyến ống có đường kính D ≥ 100mm.
Người dân có trách nhiệm tự trang bị bình chữa cháy tại nhà, cấm bn bán, tàn trữ thuốc nổ, hóa chất cấm theo quy định của pháp luật.
Các hoạt động buôn bán, kinh doanh trong khu vực dự án sẽ tuân thủ các quy định về môi trường cũng như đảm bảo về PCCC trước khi đi vào hoạt động.
b. Giảm thiểu sự cố từ hệ thống mương thoát nước thải
Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước thải, thoát nước mưa khu vực dự án. Khi có sự cố, hư hỏng nhanh chóng sửa chữa để hệ thống thốt nước và xử lý nước ln trong tình trạng hoạt động tốt nhất. Tuyên truyền người dân không để rác thải đi vào hệ thống thoát nước gây tắc nghẽn đường ống.
- Định kỳ nạo vét hố ga thoát nước thải, nước mưa của dự án.
- Bố trí song chắn rác dọc các tuyến đường để tách rác trước khi chảy vào cống thoát nước mưa.
c. Phòng chống thiên tai, bão lũ, ngập úng
- Định kỳ nạo vét tại các hố ga, hố thu nước, cống thoát nước trên hệ thống thu gom nước mưa nhằm đảm bảo năng lực thoát nước tối đa.
- Thành lập đội phòng chống thiên tai, đội ứng cứu, cứu hộ tại chỗ, bồi dưỡng kiến thức phòng chống ứng cứu khi có sự cố thiên tai xảy ra.
- Xây dựng phương án di tản kịp thời, nhanh nhất đến nơi an toàn khi xảy ra sự cố. - Bảo đảm về công tác thu dọn rác, cây đổ sau bão lốc.
- Vào mùa mưa bão, thường xuyên liên lạc với Ban chỉ huy phòng chống lũ lụt ở địa phương để cập nhập thông tin, trao đổi kinh nghiệp và phối hợp triển khai các phương án phòng chống bão.
d. Phòng chống sự cố sụt lún nhà cửa
Chủ dự án sẽ đảm bảo công tác gia cố nền vững chắc (liên quan đến vật liệu san lấp, độ dày san lấp, mức độ đầm nén, thời gian chờ lún...) nhằm tránh xảy ra tình trạng sụt lún cơng trình, gây thiệt hại về kinh tế và tính mạng của người dân.
e. Phịng chống tai nạn giao thơng
- Quy định tốc độ giới hạn trong Khu dân cư, đặc biệt là giờ cao điểm.
- Tuyền truyền, nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, không tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu bia.
- Đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông.
- Không trồng các loại cây xanh gây khuất tầm nhìn tại ngã 3, ngã tư.
3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG
3.3.1. Danh mục cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường của Dự án