Cơ cấu lao động nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện tam nông tỉnh đồng tháp (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

2.2. Thực trạng nguồn lao động nông thôn của huyện Tam Nông

2.2.3. Cơ cấu lao động nghề nghiệp

Xét theo khía cạnh nghề nghiệp của lao động, lao động giản đơn chiếm 78,17% lao động có việc làm ở nơng thơn của huyện. Phần cịn lại phân bổ vào các nghề khác như lao động có kỹ thuật trong nông nghiệp, nhân viên trong các lĩnh vực, thợ lắp ráp, thợ thủ cơng.v.v.

Xét theo góc độ ngành kinh tế quốc dân, cơ cấu lao động đi đôi với cơ cấu kinh tế của vùng, huyện là vùng chuyên sản xuất nông nghiệp nên lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 67,58% số lao động có việc làm ở huyện. Chỉ có 9,79% lao động làm trong khu vực công nghiệp - xây dựng và 22,63% lao động có

việc làm trong lĩnh vực dịch vụ. Theo điều tra thực tế của tác giả gồm 79 mẫu, chia theo hộ nghề nghiệp thì gồm có 4 loại hộ nghề nghiệp: hộ thuần nơng chiếm 50,63%, hộ làm thuê nông nghiệp chiếm 17,72%, hộ hỗn hợp chiếm 22,78% và hộ phi nông chiếm 8,86%. Những hộ làm thuê nông nghiệp cũng là những hộ gia đình trong nhóm thuần nơng nhưng khơng có ruộng canh tác, chỉ chuyên đi làm thuê cho những người có đất nhưng khơng đủ lao động. Đối với những hộ nghề hỗn hợp là những hộ vừa

làm ruộng vừa có người trong gia đình làm cơng nhân, bn bán nhỏ ở nhà hay làm cán bộ ở xã, đa số những hộ này chủ yếu vẫn dựa vào nghề nơng là chính. Do đó, ở các xã vùng ngập sâu thì lượng lao động tham gia các nghề phi nông nghiệp tại địa

phương thấp hẳn so với tồn huyện.

Cơ cấu lao động của huyện nói chung và của các vùng ngập sâu nói riêng liên quan mật thiết với cơ cấu kinh tế của vùng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp và tương ứng. Theo xu hướng hiện tại, huyện đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp và phát triển các cụm tuyến dân cư. Đây là bước chuyển biến có tác động tốt đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng

dần tỷ lệ tham gia hoạt động nghề nghiệp ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Muốn

thực hiện được điều này thì chất lượng lao động phải dần được nâng cao đủ đáp ứng cho nhu cầu lao động ở hai khu vực trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện tam nông tỉnh đồng tháp (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)