CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
2. Các đề xuất chính sách
Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng tham gia hoạt phi
nông nghiệp của lao động nơng thơn huyện Tam Nơng có ý nghĩa to lớn trong đề nghị chính sách tạo việc làm cho lao động trong vùng. Trên cơ sở này, các chính sách được tác giả đề xuất dưới đây theo hướng tạo cơ hội và nâng cao khả năng cho lao động
tham gia việc làm phi nông nghiệp:
(1). Xuất phát từ tác động của nhân tố trình độ giáo dục và học nghề trong quá trình tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động trong vùng nghiên
cứu, chất lượng của lực lượng lao động nông thôn vùng này cần được nâng cao hơn nữa để lao động có thể tự nắm bắt cơ hội tham gia làm việc phi nông nghiệp:
- Tăng đầu tư để cũng cố hệ thống trường lớp và giáo viên. Các phòng học phải được xây dựng kiên cố để đảm bảo hoạt động giáo dục
trong mùa lũ. Có chính sách ưu đãi giáo viên về các xã để giải tỏa
tình trạng thiếu giáo viên ở những vùng nông thôn này.
- Mở các lớp bổ túc văn hóa về tận các xã tạo điều kiện thuận tiện cho lao động nâng cao trình độ.
- Mở các khóa tập huấn ngắn hạn nâng cao năng lực kinh doanh và tiếp cận thị trường cho các chủ cơ sở kinh doanh và những người có ý muốn kinh doanh sau này tại địa phương.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt chú trọng những nghề có ý nghĩa thiết thực với phát
triển kinh tế của huyện. Riêng đào tạo nghề để tham gia khu vực
công nghiệp (làm việc ở huyện hay đi làm ở nơi khác) thì khơng
những chú ý đến nội dung và kỹ năng mà còn phải chú trọng rèn luyện tác phong công nghiệp và ý thức kỹ luật của lao động.
- Các lớp nghề tạo nguồn cung lao động cho các cơ sở sản xuất gia công tại địa phương nên chú trọng đến nghề đào tạo cho lao động nữ (2). Hoàn thiện và phát huy hơn nữa chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng trong huyện. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi để các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các chi nhánh của các cơng ty có lợi thế về khai thác vùng nguyên liệu ở địa phương. Thực hiện hỗ trợ kết nối thị trường cho những tổ hợp sản xuất nhằm giúp những tổ hợp sản xuất thủ công tại địa phương phát triển bền vững
(3). Phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Tràm Chim và khu du lịch hồ rừng Phú Cường. Tăng cường quảng bá hình ảnh hai khu du lịch này cả trong nước lẫn nước ngồi thơng qua tờ rơi, mạng internet.
(4). Tại các xã có một tổ hay ít nhất là một cán bộ chuyên trách về tìm và cung cấp thông tin việc làm phù hợp cho lao động. Hình thức này phát triển theo hướng lâu dài sẽ trở thành trung tâm giới thiệu tìm việc làm cho lao động ở
xã.
(5). Chính sách kế hoạch hóa gia đình cũng góp phần làm hạn chế lực cản của qui mơ gia đình tạo điều kiện lao động tiếp cận nhiều hơn với giáo dục và khả năng tham gia làm việc phi nơng nghiệp theo đó tăng lên.
(6). Sự quan tâm và hỗ trợ lao động tìm việc làm của các cấp chính quyền thơng qua các chính sách về xuất khẩu lao động, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, phát triển kinh tế địa phương góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho lao động
tham gia vào khu vực phi nông nghiệp.