Tổng quan về kinh tế của huyện Tam Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện tam nông tỉnh đồng tháp (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

2.1. Tổng quan về kinh tế của huyện Tam Nông

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện Tam Nơng phía bắc giáp huyện Hồng Ngự, phía Nam giáp huyện Thanh Bình và Cao Lãnh, phía đơng giáp huyện Tháp Mười và huyện Tân Hưng tỉnh Long An, phía tây giáp sơng tiền. Tổng diện tích tự nhiên 47.426,54 km2, huyện có 11 xã, 01 thị trấn, trung tâm huyện đặt tại thị trấn Tràm Chim.

Địa hình tương đối bằng phẳng, kênh rạch chằng chịt, dân cư bố trí rải rác chủ

yếu dọc theo kênh rạch và các trục giao thơng chính. Đặc điểm của khu vực là chịu

ảnh hưởng của lũ, mùa lũ trùng vào mùa mưa gây ngập úng bắt đầu từ tháng 08 và kết

thúc vào tháng 12 hàng năm. Mức ngập cao nhất hàng năm từ 1,5 –2,5m so với mặt

đất tự nhiên. Ngập lụt xảy ra trong mùa lũ đã phá hại mùa màng, không thể phát triển

vườn cây ăn quả. Ngành chăn nuôi cũng bị biến động theo mùa. Khó khăn to lớn đang

đặc ra hiện nay là do sự tập trung quá mức vào sản xuất lúa và cây tràm ngày càng rớt

giá dẫn đến khai thác cạn kiệt rừng tràm làm môi trường sinh thái mất cân đối đưa đến lũ lụt lớn hơn, đất đai bị chua phèn nhiều hơn. Mơi trường bị thối hóa do chuyển từ

vùng ẩm thủy quanh năm trở thành vùng ngập nước mùa mưa, kiệt nước mùa khô. Do

xây dựng cơ sở cơng nghiệp chế biến. Ngồi ra, lũ tràn về đã làm hư hỏng cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, hệ thống kênh mương, trường học, kho chứa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng và sinh hoạt của nhân dân.

2.1.2. Tình hình kinh tế của huyện.

Bảng 2.1 cho chúng ta thấy tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua của huyện

đạt mức khá, tổng giá trị sản lượng tăng bình quân 8.66% năm trong giai đoạn 2001-

2005, riêng năm 2006 ước tăng 12,03% so với năm 2005.

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm 2001, 2005, 2006.

ĐVT: %

Ngành kinh tế cấp I 2001 2005 2006 (*) Tốc độ tăng trưởng 2005-2006 (%) Nông – Lâm – Thủy sản 84,93 81,76 81,1 - 0,8 Công nghiệp - xây dựng 2,54 3,33 3,56 6,9 Thương mại – dịch vụ 12,53 14,9 15,34 2,95

( Nguồn: niên giám thống kê huyện tam nơng, năm 2005. (*) số liệu ước tính của Ủy ban Nhân dân huyện Tam Nơng, báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2006.)

Nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện vẫn phản ánh hiện trạng nền kinh tế nơng nghiệp đóng vai trị chủ yếu. Mặc dù cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo

hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong thời gian qua nhưng tốc độ chuyển dịch chưa đạt được theo chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn 5 năm (chỉ tiêu của nghị quyết VIII đến năm 2005 tỷ trọng đóng góp

của khu vực Nông – Lâm – Thủy sản cịn 78,6%, Cơng nghiệp – Xây dựng đạt 4,58% và thương mại dịch vụ đạt 16,82%). Cơ cấu kinh tế của vùng phản ánh lợi thế tự

nhiên của vùng là nông nghiệp chuyên sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản, phần lớn sản phẩm công nghiệp và dịch vụ được sản xuất trong vùng chỉ đóng vai trị nhập

thông nông sản, các ngành công nghiệp khác chiếm tỷ trọng nhỏ và có gắn bó với ngành nơng nghiệp truyền thống của huyện.

Cơ cấu kinh tế này cũng đã phản ánh tập quán của người dân vùng lũ là sản

xuất nơng nghiệp. Điều này có tác động lớn đến khuynh hướng chọn lựa nghề nghiệp của người lao động trong vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện tam nông tỉnh đồng tháp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)