Kết quả ước lượng với các biến đặc điểm của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện tam nông tỉnh đồng tháp (Trang 63 - 65)

Tên biến Hệ số Sai số chuẩn Thống kê Z

Mức ý nghĩa thống kê p. GIOITINH -1.748370 0.572556 -3.053624 0.0023 TUOI 0.039089 0.024067 1.624164 0.1043 GIAODUC 0.289135 0.071244 4.058373 0.0000 HOCNGHE 1.275985 0.559340 2.281232 0.0225

(Nguồn: phân tích định lượng của tác giả)

Biến giới tính của người lao động (GIOITINH) được đưa vào mơ hình với mục

đích xem xét có sự phân biệt về giới nào không khi lao động tham gia hoạt động phi

nông nghiệp ở vùng nông thôn này. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về khả năng

tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động theo giới do biến GIOITINH có ý

nghĩa thống kê cao và đóng góp khá nhiều so với các biến khác trong nhóm. Hệ số hồi qui của biến GIOITINH mang dấu âm có nghĩa là nam giới có khả năng tham gia hoạt

động phi nông nghiệp thấp hơn so với nữ giới. Sự phân biệt về giới càng rõ hơn khi

lần lượt xét các tác động của những biến tuổi, giáo dục và học nghề. Cho dù tác động của biến nào đi nữa thì lao động nữ cũng đều có khả năng tham gia hoạt động phi

nơng nghiệp nhiều hơn lao động nam. Điều này phản ánh đúng thực tế về cơ cấu việc làm phi nông nghiệp ở vùng này, ngoại trừ một số hộ buôn bán ở chợ trung tâm của xã và vài nhà máy xây sát nhỏ còn lại chủ yếu là những nghề buôn bán nhỏ, lẽ hay may, thêu và làm gia công các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Những công việc này phù hợp với lao động nữ hơn lao động nam. Kết quả này cũng phản ánh truyền thống gắn bó với đồng ruộng của lao động nam trong vùng, có rất ít lao động nam tham gia vào những hoạt động phi nơng nghiệp hoặc khơng có việc làm phi nông nghiệp đáp ứng

nhu cầu việc làm cho lao động nam.

Xét về tuổi của lao động, biến TUOI có giá trị dương cho thấy tuổi của người lao động có quan hệ thuận với khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Nghĩa là tuổi càng cao càng có khả năng tham gia hoạt động phi nơng nghiệp hơn. Nhưng biến TUOI có tác động không lớn, thể hiện ở hệ số hồi qui không cao so với các hệ số của những biến cịn lại và mức ý nghĩa thống kê khơng cao ở mức 10 %. Điều này có thể do lao động trẻ khơng tìm được việc làm phi nơng nghiệp tại địa phương nên đi các vùng khác làm việc sau khi học nghề, cùng với đặc thù về việc làm và sự tham gia lao

động phi nông nghiệp nhiều hơn của giới nữ.

Biến GIAODUC là biến có ý nghĩa thống kê rất cao và có ý nghĩa nhất trong các biến thuộc nhóm nhân tố về bản thân lao động. Trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động do hệ số của biến GIAODUC có giá trị dương và ý nghĩa thống kê cao. Mặc dù vậy tác động tích cực này không lớn do hệ số hồi qui thấp so với hai biến GIOITINH và biến HOCNGHE trong cùng nhóm.

HOCNGHE là một biến giả thể hiện người lao động đã từng tham gia lớp học nghề kể cả ngắn hạn (1-3 tuần) và dài hạn (1-6 tháng). Tác động của biến này cũng tương tự như biến giáo dục, hệ số hồi qui mang dấu dương và rất lớn trong mơ hình

thể hiện nó sẽ có tác động lớn đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động nhất là lao động có học nghề. Điều này phản ánh thực trạng dạy nghề ở vùng nơng thơn này cịn yếu kém cả về chất lượng lẫn số lượng. Lao động được đào tạo

một cách qua loa, tay nghề không vững, nghề được đào tạo chưa nhiều.

3.3.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm gia đình.

Trong mơ hình các nhân tố về đặc điểm gia đình có khả năng ảnh hưởng đến

quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp nơng thơn bao gồm: (1) qui mơ gia đình (GIADINH); (2) số người trong độ tuổi lao động áo việc làm trong gia đình

(TLLAMVIEC); (3) thu nhập từ hoạt động nơng nghiệp bình qn đầu người trong gia đình (THUNHAPNN);(4) thu nhập ngồi lao động của gia đình (THUNHAPK); (5) thời gian nông nhàn (NONGNHAN) của những người trong độ tuổi lao động trong gia đình.

Kết quả ước lượng mơ hình lần 1 cho thấy biến TLLAMVIEC hồn tồn

khơng có ý nghĩa thống kê, biến THUNHAPK có ý nghĩa thống kê rất thấp gần 14%. Do đó, hai biến này khơng có tác động đến quyết định tham gia việc làm phi nông

nghiệp của lao động nơng thơn nơi đây. Vì vậy hai biến này được loại khỏi mơ hình. Kết quả ước lượng lần 2 đối với nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm gia đình của lao động được thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện tam nông tỉnh đồng tháp (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)