3.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
3.2.3 Đẩy mạnh cơ cấu lại các NHTM
Đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa NHTMNN, nhanh chóng giảm tỷ lệ nợ xấu của
hệ thống ngân hàng xuống mức trung bình trong khu vực; tiếp tục tăng cường năng lực tài chính cho các NHTM; đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng; tiếp tục triển khai các mơ hình tổ chức và mơ thức quản trị hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế như: tiếp tục đổi mới phương pháp thiết lập chính
sách, ban hành quy định mới về chuẩn mực trong quản trị NHTM, tăng cường tính
độc lập của NHTM, xây dựng các quy định liên quan đến sáp nhập, hợp nhất, mua
lại để thị trường phát huy được vai trị tích cực trong q trình kiểm sốt hoạt động của mỗi NHTM; phát triển hệ thống thông tin quản trị, tăng cường nghiên cứu và
93
phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ
ngân hàng phi tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước ngoài việc phải xây dựng mội trường pháp lý hiệu qủa, có hiệu lực đảm bảo cho các NHTM cạnh tranh bình đẳng, thì NHNN với tư cách là một cơ quan quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng cần đảm bảo quản lý khu vực ngân hàng tránh không để các NHTM chấp nhận nhiều rủi ro đến mức thành rủi ro hệ thống.
3.2.4 Tạo sự gắn kết giữa thị trường tiền tệ với thị trường chứng khốn.
NHTM đóng vai trị là trung gian trong huy động vốn và cho vay, trong khi đó
các thị trường cổ phiếu, trái phiếu có thể chuyển vốn một cách hữu hiệu từ các nhà
đầu tư đến các doanh nghiệp thông qua phát hành và kinh doanh chứng khốn. Hay
nói cách khác, thị trường tiền tệ chỉ có thể định giá được hữu hiệu nếu thị trường chứng khoán vận hành tốt và thuận lợi cho các chứng khốn khơng chứa đựng rủi ro. Cụ thể là thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) được hình thành vững chắc và có tính thanh khoản cao sẽ được coi là mốc để định giá các tài sản tài chính khác.
Hơn nữa, như chúng ta đã biết trong chương 1, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khốn có tác động qua lại lẫn nhau như hai bình thơng nhau trong sự luân chuyển vốn và lãi suất. Do vậy, chỉ cần một trong hai thị trường vận hành không hiệu qủa thì sự thơng nhau giữa hai thị trường sẽ trở nên khơng hiệu qủa và nó sẽ
ảnh hưởng đến cơ chế truyền tải CSTT qua thị trường chứng khoán. Chính vì thế,
giải pháp cho vấn đề này là phát triển thị trường tiền tệ và phát triển thị trường
chứng khốn phải cần có sự phối hợp trong điều hành của NHNN và Bộ Tài Chính, chủ động hỗ trợ để tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai thị trường. Cụ thể như sau:
Tăng cường khả năng kiểm sốt dịng vốn đầu tư nước ngồi và trong nước vào thị trường chứng khốn. Việc kiểm sốt hiệu quả dịng vốn sẽ đảm bảo tính an tồn cho hoạt động của thị trường chứng khoán, tránh xảy ra rủi ro
94
trong thanh toán khi khối lượng giao dịch chứng khoán gia tăng vượt khả năng xử lý của ngân hàng chỉ định thanh toán.
Để thúc đẩy tốc độ luân chuyển chứng khốn, góp phần tăng tính thanh
khoản của các chứng khốn, cũng như nâng cao tính chủ động, linh hoạt
trong việc điều hành các nghiệp vụ tiền tệ của NHNN, cần phải thực hiện kết nối giữa hệ thống thanh toán liên ngân hàng với hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán, tạo mối liên kết trực tiếp giữa Sở giao dịch của NHNN và Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Bộ Tài Chính mà trực tiếp là Ủy ban chứng khốn Nhà nước thực hiện tốt sự phối hợp trong điều hành thị trường chứng khoán, phối hợp chặt chẽ trong việc ra các quyết định về quản lý ngoại hối và hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư phải đảm bảo phù hợp với tiến trình tự do hóa thị trường tài
chính. Hạn chế những ảnh hưởng bất lợi đến thực thi CSTT của NHNN cũng như liên quan đến sự phát triển của thị trường chứng khốn. Bên cạnh đó, Bộ Tài Chính và NHNN phối hợp chặt chẽ trong việc đưa ra các quy định đảm bảo các thành viên của thị trường được thuận lợi trong việc phát hành các
chứng khoán, cũng như nâng cao tính thanh khoản cho chứng khốn.
Bộ Tài Chính và NHNN phải kết hợp một cách chặt chẽ để hình thành một thị trường giao dịch thứ cấp hiện đại cho trái phiếu Chính phủ, có khả năng tích hợp với hệ thống thanh tốn, hệ thống công bố thông tin và giám sát; tăng cường kiểm soát các giao dịch trái phiếu thứ cấp, tạo điều kiện hỗ trợ thị trường sơ cấp phát triển; tăng cường tính thanh khoản cho thị trường trên cơ sở tạo thuận lợi cho các tổ chức đầu tư, tổ chức môi giới tham gia vào thị trường.
Lập chương trình kế hoạch phát hành TPCP có thời hạn khác nhau, từ trái phiếu kho bạc ngắn hạn cho đến các loại TPCP thời hạn từ 1 đến 10 năm xen
95
kẽ trong tháng. Chọn loại TPCP có thời hạn phù hợp để phát hành lơ lớn tạo nên TPCP phát hành chuẩn và hình thành đường cong lãi suất chuẩn. Kế hoạch phát hành TPCP cần được xây dựng một cách thống nhất, khoa học và tránh sự chồng chéo triệt tiêu lẫn nhau giữa các đợt phát hành hay giữa các phương thức phát hành với nhau. Khi phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu thì cần hạn chế áp đặt lãi suất một cách chủ quan. Để tăng tính hấp dẫn của TPCP nên áp dụng lãi suất điều chỉnh theo lạm phát và có thể áp dụng
những quy định linh hoạt trong cơ chế thanh toán lãi như lãi trả trước, lãi nhập gốc…, đối với TPCP có thời hạn dài hơn thì lãi suất trái phiếu phải cao hơn lãi suất tiền gửi của các NHTM.
Tạo lập cơ chế liên kết giữa thị trường sơ cấp với thứ cấp thông qua việc lựa chọn những thành viên tích cực tham gia thị trường phát hành TPCP để xây dựng quy chế cho nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp với các quyền lợi và nghĩa vụ để khuyến khích họ tham gia tạo lập thị trường TPCP thứ cấp. Đồng thời cần mở rộng đối tượng tham gia đấu thầu TPCP qua TTGDCK, đặc biệt là các NHTM, cơng ty chứng khốn, tổng cơng ty và doanh nghiệp
Nhà nước có vốn nhàn rỗi tạm thời lớn, các công ty bảo hiểm, cơng ty tài chính, các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ quản lý tài sản vv.. Hiện nay, theo đánh giá tổng quan thì sự kém phát triển của thị trường TPCP của Việt Nam
hiện nay, có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp từ phát triển thị trường trái phiếu sơ cấp. Do đó, việc phát triển thị trường sơ cấp đối với TPCP, Bộ Tài Chính nên thực hiện theo hướng sau:
9 Bộ Tài Chính cần đưa ra khung lãi suất cho từng thời kỳ, đặc biệt là lãi suất của trái phiếu chính phủ cần phản ánh sát hơn với lãi suất thị trường và nên được điều chỉnh một cách linh hoạt.
9 Tập trung phát hành TPCP theo lô lớn để giảm số loại TPCP lưu hành
96
phương thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành, tuy nhiên nên có sự phân
chia khối lượng phát hành cho mỗi phương thức theo kỳ hạn trái phiếu, tránh tình trạng các đợt phát hành diễn ra quá gần nhau trong cùng thời kỳ gây ra sự chồng chéo và làm giảm hiệu quả của đợt phát hành. Mặt
khác, cần có quy chế ràng buộc trách nhiệm của các thành viên tham gia
để quy mô của đợt phát hành phản ánh được tình hình lãi suất trong thời điểm đó.
9 Thành lập các định chế tài chính trung gian giữ vai trò là nhà đầu tư chuyên nghiệp, các tổ chức các định chế tài chính trung gian sẽ tham gia vào thị trường phát hành lẫn thị trường giao dịch thứ cấp. Trong đó thị trường phát hành đóng vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của thị
trường trái phiếu, nó khơng những giúp cho Chính phủ và các doanh nghiệp huy động được những nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển trong từng thời kỳ mà còn tạo nguồn hàng để giao dịch trên thị trường thứ cấp.
9 Đối với trái phiếu đầu tư: hai yếu tố cơ bản nhất quyết định sự hấp dẫn
của công chúng đầu tư là tính khả thi của dự án huy động vốn và lãi suất. Một khi đã hình thành đường cong lãi suất của các trái phiếu Chính phủ thì việc xác định lãi suất của các loại trái phiếu đầu tư hay trái phiếu cơng ty khơng khó khăn gì nếu có những cơng ty định mức tín nhiệm độc lập
và có uy tín. Do đó khi thị trường trái phiếu phát triển tới một quy mô nhất định thì cần xây dựng một tổ chức định mức tín nhiệm nhằm thơng
tin về rủi ro của các công cụ nợ và định hướng cho người đầu tư. Về việc này, Bộ Tài Chính cần phối hợp với NHNN để thành lập một công ty
định mức tín nhiệm cổ phần độc lập, với sự tham gia góp vốn của các
Ngân hàng thương mại, cơng ty chứng khoán, tổ chức bảo hiểm và đặt dưới sự giám sát của UBCKNN.
97
9 Xây dựng một trang web chuyên cung cấp thông tin về TPCP và thị trường TPCP trong đó bao gồm các thơng tin về: thị trường sơ cấp thông tin về lịch biểu phát hành, kỳ hạn, khối lượng phát hành,.. và thị trường thứ cấp thông tin về giá trị giao dịch, khối lượng giao dịch, loại TPCP
được giao dịch,.. cũng như chính sách, chiến lược phát triển, khung pháp
lý có liên quan để cung cấp thơng tin cho các nhà đầu tư đang và sẽ tham gia vào thị trường. Lựa chọn nhà cung cấp thông tin về thị trường trái phiếu trên cơ sở gắn kết về tính chuyên nghiệp và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại của các thành viên thị trường.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng để đáp ứng được yêu cầu về hội nhập kinh tế, chính sách tiền tệ của NHNN cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ, kế hợp chặt chẽ với Bộ Tài Chính trong xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ. NHNN thực thi
chính sách tiền tệ phải theo nguyên tắc thị trường, kiểm sốt được luồng vốn, khơng
để xảy ra những cú sốc trên thị trường tiền tệ. Để làm được điều này, NHNN phải
kết hợp có hiệu quả, mềm dẻo, linh hoạt các cơng cụ đã có trong tay mình để thực thi chính sách tiền tệ. Đồng thời, NHNN tạo dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc cho lưu chuyển tiền tệ, bởi vì, cho dù cơng cụ thực thi tốt, phân tích, đánh giá dự báo tốt, nhưng cơ chế tác động không thông suốt thì hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ sẽ không đạt hiệu quả cao như mong muốn.
3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ TÀI CHÍNH VÀ UBCKNN
Hoạt động cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán của NHTM phát triển
lành mạnh và hiệu qủa sẽ góp phần làm TTCK phát triển ổn định, bền vững. Sự
phát triển ổn định, bền vững của TTCK, đến lượt nó lại có tác động tích cực làm
cho TTTT phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế; các NHTM, các tổ chức tài chính trung gian khác sẽ thực hiện được nhiều các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Chính vì lý do đó, để TTCK phát triển ổn định và bền vững, các NHTM đa dạng hóa và thực hiện được tốt các nghiệp vụ kinh doanh thì nhất thiết
98
phải có các giải pháp hữu hiệu từ Bộ Tài Chính và UBCKNN về các vấn đề kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn. Những giải pháp cần thiết đó là:
Để TTCK phát triển ổn định, bền vững nhằm hạn chế hiện tượng đầu cơ lũng đoạn thị trường, Bộ Tài Chính và UBCKNN cần thực thi nhiều giải pháp
phát triển TTCK trong đó cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau đây:
Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được
yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với TTCK của khu vực và quốc tế. Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phịng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường chứng khốn. Nghiên cứu hồn chỉnh các chính sách về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động chứng khốn, khuyến khích đầu tư dài hạn, hạn chế đầu tư ngắn hạn; điều tiết lợi
nhuận thu được do kinh doanh chứng khốn, đồng thời thơng qua thuế, phí, lệ phí góp phần giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán và từng đối
tượng, thành viên tham gia thị trường (bao gồm cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước;
Thực thi các giải pháp phát triển TTCK có tổ chức đồng thời với việc hạn
chế rủi ro của thị trường tự do. Nghiên cứu ban hành các quy định về phát hành chứng khoán riêng lẻ. Rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nghiên cứu sửa đổi các quy định
theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đối với phát hành chào bán chứng khoán,
cấp phép thành lập CTCK, CTQLQ. Sửa đổi bổ sung các quy định liên quan
đến nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK; các quy chế hoạt động và cung cấp
dịch vụ; thành lập công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài, các biện pháp kiểm sốt dịng vốn đầu tư nước ngoài;
Xây dựng đề án giải pháp phòng ngừa rủi ro và xử lý khủng hoảng trên
99
Việt Nam; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá hiệu qủa hoạt
động tài chính của các tập tồn kinh tế.
Bộ Tài Chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện quản lý phát hành chứng khốn ra cơng chúng, đăng ký cơng ty cổ phần đại chúng, thẩm
định cấp phép các hồ sơ thành lập và hoạt động của các tổ chức kinh doanh
chứng khoán, quản lý giám sát thị trường chứng khoán tập trung, thành lập thị trường giao dịch chứng khoán cho các công ty đại chúng. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khốn, thị trường chứng khốn
Trong q trình quản lý TTCK, cần đặc biệt lưu ý: (1) Phải kiểm soát bằng
được luồng vốn đầu tư vào TTCK thông qua các biện pháp: Đăng ký, lưu ký
tập trung, đầu tư ủy thác qua công ty quản lý quỹ, kiểm soát ngoại hối, thuế thu nhập...; (2) Tăng cường tính cơng khai, minh bạch trên TTCK, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng lừa đảo, đầu cơ và các biểu hiện tiêu cực trong
việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp; (3) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động của các Công ty chứng khốn, Cơng ty quản lý quỹ, Công ty niêm yết và các quỹ đầu tư chứng
khoán để đảm bảo các hoạt động này đúng pháp luật, công khai, minh bạch.
Kết luận chương III
Tóm lại, hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán của NHTM là điều kiện cần thiết góp phần làm TTCK phát triển ổn định, bền vững. Để kiểm soát được hoạt động cho vay này hiệu quả nhất thiết phải thực thi đồng bộ ngay từ bây giờ các giải pháp từ hệ thống các NHTM bằng các biện pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực tài chính; hồn thiện và phát triển các sản phẩm cho vay, các sản phẩm dịch vụ mới liên quan đến TTCK; từng bước mở rộng cho vay vốn thông qua các nhà tạo lập thị trường chứng khoán và phải tuân thủ các quy định
100
của NHNN về giới hạn cho vay trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khốn.
Ngồi ra, cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán của NHTM chỉ phát huy hiệu