KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ TÀI CHÍNH VÀ UBCKNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại góp phần vào sự phát triển của thị trường chứng khoán việt nam (Trang 98 - 103)

Hoạt động cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán của NHTM phát triển

lành mạnh và hiệu qủa sẽ góp phần làm TTCK phát triển ổn định, bền vững. Sự

phát triển ổn định, bền vững của TTCK, đến lượt nó lại có tác động tích cực làm

cho TTTT phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế; các NHTM, các tổ chức tài chính trung gian khác sẽ thực hiện được nhiều các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Chính vì lý do đó, để TTCK phát triển ổn định và bền vững, các NHTM đa dạng hóa và thực hiện được tốt các nghiệp vụ kinh doanh thì nhất thiết

98

phải có các giải pháp hữu hiệu từ Bộ Tài Chính và UBCKNN về các vấn đề kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn. Những giải pháp cần thiết đó là:

ƒ Để TTCK phát triển ổn định, bền vững nhằm hạn chế hiện tượng đầu cơ lũng đoạn thị trường, Bộ Tài Chính và UBCKNN cần thực thi nhiều giải pháp

phát triển TTCK trong đó cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau đây:

ƒ Hồn thiện hệ thống khn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được

yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với TTCK của khu vực và quốc tế. Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường chứng khoán. Nghiên cứu hồn chỉnh các chính sách về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động chứng khốn, khuyến khích đầu tư dài hạn, hạn chế đầu tư ngắn hạn; điều tiết lợi

nhuận thu được do kinh doanh chứng khoán, đồng thời thơng qua thuế, phí, lệ phí góp phần giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán và từng đối

tượng, thành viên tham gia thị trường (bao gồm cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước;

ƒ Thực thi các giải pháp phát triển TTCK có tổ chức đồng thời với việc hạn

chế rủi ro của thị trường tự do. Nghiên cứu ban hành các quy định về phát hành chứng khoán riêng lẻ. Rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nghiên cứu sửa đổi các quy định

theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đối với phát hành chào bán chứng khoán,

cấp phép thành lập CTCK, CTQLQ. Sửa đổi bổ sung các quy định liên quan

đến nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK; các quy chế hoạt động và cung cấp

dịch vụ; thành lập công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài, các biện pháp kiểm sốt dịng vốn đầu tư nước ngoài;

ƒ Xây dựng đề án giải pháp phòng ngừa rủi ro và xử lý khủng hoảng trên

99

Việt Nam; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá hiệu qủa hoạt

động tài chính của các tập tồn kinh tế.

ƒ Bộ Tài Chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khốn Nhà nước thực hiện quản lý phát hành chứng khoán ra công chúng, đăng ký công ty cổ phần đại chúng, thẩm

định cấp phép các hồ sơ thành lập và hoạt động của các tổ chức kinh doanh

chứng khoán, quản lý giám sát thị trường chứng khoán tập trung, thành lập thị trường giao dịch chứng khoán cho các công ty đại chúng. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện cơng tác đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khốn

ƒ Trong q trình quản lý TTCK, cần đặc biệt lưu ý: (1) Phải kiểm soát bằng

được luồng vốn đầu tư vào TTCK thông qua các biện pháp: Đăng ký, lưu ký

tập trung, đầu tư ủy thác qua công ty quản lý quỹ, kiểm sốt ngoại hối, thuế thu nhập...; (2) Tăng cường tính cơng khai, minh bạch trên TTCK, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng lừa đảo, đầu cơ và các biểu hiện tiêu cực trong

việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp; (3) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động của các Công ty chứng khốn, Cơng ty quản lý quỹ, Công ty niêm yết và các quỹ đầu tư chứng

khoán để đảm bảo các hoạt động này đúng pháp luật, công khai, minh bạch.

Kết luận chương III

Tóm lại, hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán của NHTM là điều kiện cần thiết góp phần làm TTCK phát triển ổn định, bền vững. Để kiểm soát được hoạt động cho vay này hiệu quả nhất thiết phải thực thi đồng bộ ngay từ bây giờ các giải pháp từ hệ thống các NHTM bằng các biện pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực tài chính; hồn thiện và phát triển các sản phẩm cho vay, các sản phẩm dịch vụ mới liên quan đến TTCK; từng bước mở rộng cho vay vốn thông qua các nhà tạo lập thị trường chứng khoán và phải tuân thủ các quy định

100

của NHNN về giới hạn cho vay trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khốn.

Ngồi ra, cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán của NHTM chỉ phát huy hiệu qủa khi mà có sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan ban ngành, Chính phủ trong việc xây dựng các hành lang pháp lý đầy đủ về lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng và thị trường chứng khoán để TTCK và TTTT thực sự là hai thị trường có sự gắn bó mật thiết và tác động qua lại với nhau trong quá trình luân chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế.

101

KẾT LUẬN

Để hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán của NHTM phát triển

lành mạnh, hiệu qủa, kiểm sốt được rủi ro tín dụng và ngăn ngừa các hiện tượng

đầu cơ lũng đoạn trên TTCK thì cần thực hiện các giải pháp đồng bộ và có lộ trình

cụ thể. Với luận điểm đó, luận văn đã đề cập đến các giải pháp:

Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, trong đó ưu tiên tách bạch độc lập các bộ phận chun mơn khác nhau trong bộ phận tín dụng để quá trình cho vay đạt hiệu qủa cao hơn, giảm thiểu được rủi ro do thông tin bất cân xứng. Đồng thời, hệ thống NHTM phải xây dựng ngay hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp để

nâng cao chất lượng tín dụng, đây là điều kiện cần thiết để các NHTM Viêt nam

từng bước hòa nhập vào sân chơi quốc tế - nơi mà năng lực quản trị, kiểm sốt rủi ro ngân hàng nói chung, quản trị, kiểm sốt rủi ro tín dụng nói riêng đạt trình độ cao hơn hẳn so với các NHTM Việt Nam. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một bước tiến để các NHTM tiếp cận cung cách quản lý rủi ro tín dụng mới.

Thơng qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, NHTM xây dựng được cho mình

chính sách khách hàng vay vốn trên cơ sở phận loại khách hàng theo thang điểm xếp hạng tín dụng đã được quy định. Chỉ có những khách hàng nào đáp ứng được

những tiêu chí trong bảng câu hỏi của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và mức độ chịu đựng rủi ro của NHTM tương ứng thì mới được vay vốn, ngược lại sẽ không được NHTM cho vay.

Nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ mới liên quan đến TTCK và tuân thủ các quy định hiện hành của NHNN trong lĩnh vực cho vay chứng khốn. Trong đó, tập trung các giải pháp tăng vốn tự có của NHTM bằng nhiều hình thức khác nhau. Trên cơ sở đó, các NHTM mở rộng sản phẩm dịch vụ mới liên

quan đến TTCK nhằm hỗ trợ nhà đầu tư có nhiều cơng cụ mới tham gia vào TTCK. Sản phẩm, dịch vụ mới đề cập trong luận văn là nghiệp vụ chứng khốn hóa các

102

vụ được rất nhiều quốc gia ứng dụng và phát triển và là công cụ không thể thiếu đối với thị trường tài chính phát triển. Với những ưu điểm, lợi ích có được từ hai nghiệp vụ mới này thì việc ứng dụng vào TTCK Việt Nam là cần thiết khách quan. Các

NHTM phải chuẩn bị đầy đủ các quy định, điều kiện thực hiện, nguồn nhân lực, kỹ thuật thực hiện và hành lang pháp lý có liên quan.

Ngoài ra, việc cho vay vốn để đầu tư, kinh doanh chứng khoán của NHTM cịn bị tác động bởi chính sách tiền tệ của NHNN, của các cơ quan ban ngành và của Chính phủ. Vì vậy, việc xây dựng và hồn thiện hành lang pháp lý về tiền tệ - ngân hàng, TTCK nhằm ngăn ngừa hiện tượng đầu cơ, lũng đoạn thị trường là quan

trọng; nâng cao năng lực điều hành, xây dựng chính sách tiền tệ trong đó đặt trọng tâm là năng lực dự báo, phân tích tình hình kinh tế, tài chính – tiền tệ vĩ mơ, các tiêu chí quản lý theo thơng lệ quốc tế được đặt lên hàng đầu; nâng cao năng lực giám sát các NHTM và tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa thị trường tiền tệ của NHNN và thị trường vốn của Bộ Tài Chính để hai thị trường phát triển ổn định bền vững và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại góp phần vào sự phát triển của thị trường chứng khoán việt nam (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)