Quyết định tài trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao công tác quản trị tài chính tại xí nghiệp liên doanh vietsovpetro (Trang 31 - 37)

5. Nội dung kết cấu luận văn

1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp thăm dò và khai thác dầu khí

1.2.2.2. Quyết định tài trợ

Tài trợ là một nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp,

ở giai đoạn khởi nghiệp doanh nghiệp cần có một lượng vốn ban đầu để đáp

ứng nhu cầu đầu tư chuẩn bị họat động của mình, ở giai đọan phát triển thì

nhu cầu vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Sử dụng cách nào để tài trợ và dùng nguồn vốn nào để tài trợ cho đầu tư điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả họat động kinh doanh của doanh nghiệp.

a. Các hình thức tài trợ.

Với sự phát triển của thị trường vốn và sự đa dạng về loại hình doanh nghiệp cũng như quan hệ thương mại, doanh nghiệp có rất nhiều hình thức để tài trợ.

a.1 Tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Muốn hình thành một doanh nghiệp bao giờ cũng phải có người sáng lập, người sáng lập có thể là một chủ thể hoặc nhiều chủ thể, tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, và họ phải đóng góp một số vốn ban đầu nhất định theo giấy đăng ký kinh doanh đồng thời họ là chủ sở hữu doanh nghiệp đó.

- Vốn góp bổ sung.

Trong quá trình sản xuất do nhu cầu mở rộng sản xuất cần thêm vốn để đầu tư, doanh nghiệp có thể kêu gọi chủ sở hữu góp thêm vốn theo tỷ lệ góp vốn góp ban đầu, ngồi ra, đối với doanh nghiệp cổ phần thì có thể huy động vốn bằng cách tăng thêm số lượng chủ sở hữu, thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.

- Vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại

Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu hiệu quả sẽ tạo ra lợi nhuận và nó thuộc về chủ sở hữu, vì nhu cầu vốn kinh doanh và hy vọng có một khoản lợi nhuận lớn hơn trong tương lai, chủ sở hữu để lại một phần lợi nhuân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư.

a.2. Tài trợ từ nguồn vốn đi vay

- Vay từ các định chế tài chính

Sự phát triển của thị trường vốn hiện nay đã tạo ra rất nhiều loại định chế tài chính, như ngân hàng, cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, cơng ty th mua… có nhiệm vụ huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, và thực hiện cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của hoạt động kinh doanh và tiêu dùng, hoạt động của các định chế này có tác dụng đẩy nhanh q trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Nguồn vốn này có thể đáp ứng một cách kịp thời, và linh họat về thời hạn cũng như qui mô, phù hợp với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Với xu thế tồn cầu hóa hiện nay, để đứng vững trong cạnh tranh và

đáp ứng thị trường rộng lớn, các doanh nghiệp phải khơng ngừng nâng cao

triển bền vững, vì vậy nhu cầu vốn là rất lớn, hầu hết các doanh nghiệp phải

huy động vốn từ các định chế tài chính, hay nói cách khác, hoạt động của

doanh nghiệp và các định chế tài chính là khơng thể tách rời. - Huy động vốn bằng trái phiếu

Huy động bằng trái phiếu là hình thức doanh nghiệp tự huy động vốn

trực tiếp từ các nhà đầu tư, bằng việc phát hành trái phiếu, đây là một loại chứng khốn có giá trị cam kết với người cho vay về kỳ hạn thanh toán, về lãi suất và tiền vốn. Phát hành trái phiếu là phương thức quan trọng để huy động vốn vì nó đem lại cho doanh nghiệp một khoản tiền lớn dài hạn. Một doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng trái phiếu phải có uy tín, phải có niềm tin với nhà đầu tư.

- Huy động vốn từ họat động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình họat động, khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu thường chưa phải trả tiền ngay, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, phải trả cho cơng nhân … thường có độ trể, vì vậy doanh nghiệp có thể tạo lập vốn từ những nguồn vốn này, thường là nguồn vốn nhỏ và mang tính tạm thời. Để tạo lập nguồn vốn này doanh nghiệp phải tính đến uy tín đối với khách hàng, chi phí tín dụng thương mại và sự tuân thủ qui chế của doanh nghiệp cũng như pháp luật hiện hành có liên quan.

b Cơ sở để lựa chọn hình thức tài trợ

Trong nền kinh tế thị trường phát triển, doanh nghiệp có rất nhiều hình thức tạo lập vốn như đã trình bày ở trên, nhưng việc lựa chọn hình thức nào là cơng việc quan trọng của quản trị tài chính, nếu lựa chọn hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro tài chính, tạo

đoàn bẩy phát triển. Để đạt hiệu quả trong tạo lập vốn, giám đốc tài chính

b.1 Chi phí sử dụng vốn

Doanh nghiệp có rất nhiều hình thức sở hữu, trong đó hình thức cơng ty cổ phần là phổ biến và bao quát đối với các hình thức khác, vì vậy đề tài muốn nghiên cứu về chi phí sử dụng vốn trong cơng ty cổ phần.

b.1.1 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu - Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường

Vốn cổ phần thường ở đây bao gồm cả lợi nhuận để lại và vốn cổ phần tăng thêm, chi phí sử dụng vốn ở đây chính là suất sinh lời yêu cầu của chủ sở hữu. Có nhiều cách xác định, nhưng đề tài chỉ đi vào hai cách xác định đơn giản nhất mà trong điều kiện Việt Nam có thể áp dụng được.

+ Dùng mơ hình tăng trưởng cổ tức

Giả định cơng ty có tỷ lệ tăng trưởng cổ tức cố định là g; giá bán cổ

phiếu là po ; D1 là cổ tức sẽ trả năm sau, Re là suất sinh lời mà chủ sở hữu yêu cầu . Ta có thể xác định Re bằng công thức sau :

Re =

o

P D1

+ g

Trong đó, g có thể xác định dựa vào dữ liệu lịch sử, hoặc dựa vào dữ liệu dự báo trong tương lai

D1= Do x g trong đó Do là cổ tức chia năm nay. + Dùng mơ hình định giá tài sản vốn (CAPM)

Mơ hình định giá tài sản vốn cho rằng suất sinh lời kỳ vọng (Re) của nhà đầu tư vào một tài sản được xác định bằng công thức sau đây :

Re = Rf +(Rm – Rf) βe

Trong đó Rf là lãi suất phi rủi ro ; (Rm – Rf) là lãi suất đền bù rủi ro thị trường ; βe là rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư so với rủi ro bình qn của thị trường.

Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi chính là chi phí mà cơng ty phải trả cho việc huy động vốn cổ phần ưu đãi , được xác định bằng công thức sau :

Rp = F P D o p

Rp là suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư ; Dp là cổ tức ; Po là giá cổ phiếu ; F là chi phí phát hành.

b.1.2 Chi phí sử dụng vốn vay

- Chi phí sử dụng vốn vay từ các định chế tài chính

Chi phí này chính là lãi suất tiền vay , nhưng do lãi suất tiền vay được tính vào chi phí họat động của doanh nghiệp do đó làm giảm thuế thu nhập phải nộp cho nên thực tế chi phí sử dụng vốn vay là Rd ( 1-Tc) trong đó Rd là lãi suất tiền vay ; Tc là mức thuế thu nhập.

- Chi phí sử dụng vốn bằng trái phiếu

Chi phí này chính bằng lãi suất trái phiếu khi đáo hạn, được tính bằng cách giải phương trình sau :

P= ∑ = n t 1 (1 R) I d t + + (1 R) M d n +

trong đó : P là tiền thu do bán trái phiếu, bằng giá bán trừ các chi phí phát hành

n thời hạn ( tính theo năm, tháng …). I tiền lãi từng kỳ.

M là mệnh giá trái phiếu.

Rd lãi suất trái phiếu khi đáo hạn.

- Chi phí sử dụng vốn từ họat động kinh doanh, đối với vốn tín dụng thương mại chi phí sử dụng vốn là tỷ lệ chiết khấu, đối với các loại vốn chiếm dụng khác là tiền phạt, tổn hại về uy tín của doanh nghiệp.

Như vậy để chọn hình thức tạo lập vốn nào ta phải tính chi phí sử dụng của từng lọai vốn và lựa chọn hình thức nào có chi phí thấp nhất.

b.2. Ưu, nhược điểm của nguồn vốn

Khi lựa chọn nguồn nào để tạo lập vốn, thì tài chính doanh nghiệp khơng chỉ dựa vào chi phí mà cịn phải dựa vào ưu nhược điểm của từng loại vốn. Ưu nhược điểm của từng nguồn vốn có thể tóm tắt ở bảng sau :

Loại nguồn vốn Ưu điểm Nhược điểm

Nguồn vốn chủ sở hữu:

- Cổ phần thường +Không phải trả vốn gốc.

+ Không bị áp lực trả cổ tức.

+ Chi phí sử dụng không được khấu trừ thuế.

+ Bị phân chia quyền sở hữu và tác động đến việc quản lý

-Cổ phần ưu đãi + Khơng phải trả vốn gốc.

+ Có thể tùy chọn trả hoặc khơng trả cổ tức.

+ Chi phí sử dụng vốn không được khấu trừ thuế.

+ Bị phân chia quyền sở hữu và tác động đến việc quản lý

Vốn vay + Chi phí sử dụng được khấu trừ thuế.

+ Có thể tận dụng địn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận.

+ Phải trả cả gốc và lãi tạo nên áp lực tài chính.

+ Làm gia tăng rủi ro tài chính. Tài chính doanh nghiêp phải biết được ưu, nhược điểm của từng nguồn vốn kết hợp với tình hình của doanh nghiệp để lựa chọn hình thức tạo lập vốn.

b.3 Dựa vào lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của doanh nghiệp

Đồ thị số: 1.3. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

O Vốn vay Vốn chủ sở hữu EPS EBIT B

Hình vẽ này thể hiện mối quan hệ giữa EBIT và EPS (Lợi nhuận trên một cổ phiếu, hoặc lợi nhuận trên một đồng vốn sở hữu) đối với nguồn vốn sử dụng. Điểm B là điểm ở đó với mức EBIT kỳ vọng mà doanh nghiệp có thể dùng vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu đều tạo ra EPS như nhau, khi EBIT lớn hơn B thì ta dùng vốn vay sẽ tạo ra EPS lớn hơn dùng vốn chủ sở hữu và ngược lại.

Tóm lại, khi EBIT kỳ vọng của doanh nghiệp lớn hơn điểm hòa vốn giữa sử dụng vốn vay và vốn sở hữu thì dùng nguồn vốn vay sẽ hiệu quả hơn, khi nhỏ hơn thì sử dụng vốn sở hữu hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao công tác quản trị tài chính tại xí nghiệp liên doanh vietsovpetro (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)