5. Nội dung kết cấu luận văn
3.3. Giải pháp để nâng cao công tác quản trị tài chính tại XNLD
3.3.3.3. Thanh lý tài sản cố định
Thanh lý tài sản cố định kịp thời nhằm giá trị sổ sách của tài sản được phản ánh đúng năng lực sản xuất cũng như tính đúng giá thành sản xuất để phục vụ đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác.
i. Mở rộng quyền thanh lý tài sản cho các đơn vị phụ thuộc
Đối với các tài sản cố định thanh lý khi đã khấu hao hết giá trị, Hội
đồng thanh lý XNLD sẽ quyết định thanh lý đối với tài sản cố định có giá trị
ban đầu lớn hơn hoặc bằng 100 nghìn đơ la Mỹ, các đơn vị trực thuộc có
quyền quyết định thanh lý tài sản cố định có giá trị ban đầu nhỏ hơn 100 nghìn đơ la Mỹ.
Đối với với các tài sản cố định thanh lý khi chưa khấu hao hết giá
trị, Hội đồng thanh lý XNLD sẽ quyết định thanh lý đối với tài sản cố định có giá trị ban đầu lớn hơn hoặc bằng 20 nghìn đơ la Mỹ, các đơn vị trực thuộc có quyền quyết định thanh lý tài sản cố định có giá trị ban đầu nhỏ hơn 20 nghìn đơ la Mỹ.
ii. Hàng năm hội đồng thanh lý XNLD phải cử thành viên trực tiếp đến
các đơn vị kiểm tra công tác kiểm kê tài sản cố định nhằm giám sát việc đánh giá thực trạng tài sản cố định, cũng như việc tuân thủ qui chế về thanh lý tài sản cố định của các đơn vị thành viên. Kiểm tra việc xử lý trách nhiệm trong sử dụng tài sản cố định.
3.3.4 Chuẩn bị cho việc tái cấu trúc thông qua việc nâng cao trách nhiệm quản lý chi phí giá thành
XNLD Vietsovpetro có cơ cấu khép kín, đa ngành xét trong phạm vi lĩnh vực dầu khí từ khâu thăm dị, khảo sát thiết kế, khoan khai thác, xây dựng và lắp ráp các cơng trình biển và hệ thống cơng nghệ, khai thác, xử lý vận chuyển và tàng trữ dầu khí. Cơ cấu tổ chức của XNLD gồm có BMĐH và các đơn vị trực thuộc, mỗi đơn vị thực hiện một khâu trong quá trình sản xuất. Vì
vậy, nâng cao trách nhiệm quản lý chi phí tại XNLD là nâng trách nhiệm về chi phí của các bộ phận, các đơn vị thành viên trong từng khâu của quá trình sản xuất.
3.3.4.1 Nâng cao trách nhiệm quản lý chi phí giá thành dựa trên các nguyên tắc nguyên tắc
- Gắn trách nhiệm với quyền lợi và lợi ích trong việc quản lý chi phí, bộ phận nào, đơn vị nào sử dụng nguồn lực có hiệu quả cao thì sẽ có quyền lợi và lợi ích cao, và ngược lại.
- Đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện, tức là phân định trách
nhiệm chi phí cho các bộ phận, các đơn vị với điều kiện có khả năng thực hiện được. Nếu giao trách nhiệm mà vượt quá khả năng thì dẫn đến khơng thể thực hiện được, ngược lại thì khơng cần cố gắng cũng có thể thực hiện được, cả hai trường hợp khơng thể đánh giá được thành tích của đơn vị.
- Đảm bảo mục tiêu chung của XNLD, tránh vì lợi ích riêng mà khơng sử dụng dịch vụ của các đơn vị nội bộ hoặc không cung cấp dịch vụ cho các đơn vị trong nội bộ, làm tổn hại đến lợi ích chung của XNLD.
- Đảm bảo phản ánh trung thực từ các bộ phận, các đơn vị thành viên, tức là phải ghi chép một cách kịp thời, chính xác các hoạt động kinh tế và chi phí phát sinh theo những qui định đề ra.
3.3.4.2 Xây dựng cơ chế quản lý chi phí mới.
a, Mơ hình phân chia trách nhiệm quản lý chi phí trong XNLD
Gồm có Bộ máy điều hành và mỗi đơn vị thành viên là một đơn vị chịu trách nhiệm quản lý chi phí, trong đó đơn vị này coi như là thị trường cung cấp sản phẩm của đơn vị kia, đơn vị cuối cùng tiêu thụ sản phẩm dầu và khí là BMĐH.
b, Cơ chế quản lý giá thành
Sơ đồ 3.3. Cơ chế quản lý giá thành.
- Việc quản lý chi phí giá thành bắt đầu từ lập kế hoạch giá thành mục tiêu. Việc xác định giá thành mục tiêu xuất phát từ các đơn vị sản xuất chính thực hiện qua các bước.
i. Tháng 11 hàng năm, các đơn vị sản xuất chính lập hoạch sản xuất và kèm theo đó là kế hoạch về nhu cầu nguồn lực cung cấp từ bên ngoài, bao gồm thiết bị vật tư, dịch vụ nhằm phục vụ cho năm sản xuất, việc xây dựng kế hoạch phải dựa vào kinh nghiệm qua các năm và những thay đổi trong năm kế hoạch, kế hoạch này sau khi được các phòng ban liên quan và lãnh đạo phê duyệt sẽ cung cấp cho tất cả thành viên còn lại, các đơn vị thành viên còn lại căn cứ vào kế hoạch này và kế hoạch làm dịch vụ cho bên ngoài để xây dựng kế hoạch và nhu cầu về vật tư hàng hóa, dịch vụ trình các phịng ban chức năng xem xét, sau đó trình lãnh đạo phê duyệt và cung cấp cho các đơn vị thành viên khác.
ii. Tháng 12, các đơn vị thành viên phối hợp với các phòng ban điều hành xác định đơn hàng cung cấp lẫn nhau và được chi tiết cho từng tháng,
Lập kế hoạch giá thành mục tiêu Thực hiện kế hoạch Các chỉ tiêu kiểm tra tương ứng Tình hình thực hiện thực tế Những sai khác không thể bỏ qua Các biện pháp chấn chỉnh Điều tra phân tích Khen thưởng hình phạt Đánh giá Tiếp tục thực hiện kế hoạch Khơng có sai khác hoặc có sai do khách quan
trong tháng 1 của năm kế hoạch, các đơn vị xác định đơn giá sản phẩm nội bộ cung cấp lẫn nhau, đơn giá này được xác định như sau:
o Đối với những sản phẩm cung cấp lẫn nhau mà có trên thị trường thì
lấy đơn giá theo giá thị trường.
o Đối với những sản phẩm khơng có trên thị trường thì đơn giá được
xác định dựa vào qui trình sản xuất và định mức khoa học về tiêu hao nguồn lực .
Những đơn giá này phải được chấp thuận của đơn vị sử dụng, có sự xem xét của các phòng ban chức năng và quyết định của lãnh đạo XNLD. Các đơn vị sản xuất chính dựa vào đơn giá cung cấp nội bộ và cũng như đơn giá thị trường, các định mức tiêu hao nguồn lực của mình để xác định dự tốn giá thành, giá thành này cũng phải có sự phê duyệt của lãnh đạo XNLD. Bộ máy điều hành căn cứ vào dự toán đơn giá của các đơn vị sản xuất chính và dự tốn chi phí của mình, xây dựng đơn giá mục tiêu cho toàn XNLD.
- Cơ chế luân chuyển và tập hợp chi phí giữa các đơn vị.
Để phản ánh trách nhiệm chi phí của các đơn vị, XNLD phải xây dựng lại cơ chế luân chuyển chi phí giữa các đơn vị nhằm phản ánh đúng chi phí của từng đơn vị. Trong cơ chế luân chuyên mới, chi phí của đơn vị này là doanh thu nội bộ của đơn vị kia, doanh thu nội bộ được xác định tên cơ sở số lượng cung cấp và đơn giá nội bộ được phê duyệt. Q trình phân bổ và tập hợp chi phí được thực hiện theo sơ đồ 3.4.
Sơ đồ 3.4 Phân bổ và tập hợp chi phí.
BMĐH Các đơn vị sản Giá thành dầu, khí (1) (2) (4) (2) (3)
(1) Luân chuyển chi phí bộ máy điều hành cho các đơn vị trên cơ sở những hoạt động mà BMĐH thực hiện thay cho đơn vị cụ thể mua sắm vật tư, dịch vụ bên ngoài cho các đơn vị theo tỉ lệ 3% trên giá trị thực hiện.
(2) Luân chuyển chi phí của các đơn vị dịch vụ cho các đơn vị khác dựa trên sản phẩm dịch vụ cung cấp về số lượng và đơn giá được phê duyệt và coi đó là doanh thu nội bộ của mình.
(3) Ln chuyển chi phí của các đơn vị sản xuất chính vào giá thành cũng dựa trên cơ sở đơn giá dự toán được phê duyệt và coi đó là doanh thu nội bộ của mình.
(4) Luân chuyển chuyển chi phí thực tế của BMĐH vào giá thành và cân đối lỗ lãi của các đơn vị để luân chuyển vào giá thành sản phẩm.
- Xác định cơ sở đánh giá trách nhiệm quản lý chi phí của các đơn vị. Muốn quản lý tốt giá thành thì phải đánh giá được trách nhiệm chi phí giá thành của các đơn vị thành viên, để thực hiện điều đó phải xây dựng được các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá tương ứng sau:
i. Đối với BMDH là dự tốn chi phí được xây dựng trên cơ sở các định
mức phí về nhân cơng, văn phịng phẩm, cơng tác phí, giao dịch phí ...v.v một cách khoa học.
ii. Đối với các đơn vị sản xuất phụ và dịch vụ là chênh lệch giữa doanh thu nội bộ và chi phí thực tế. Mức chênh lệch phải đảm bảo 10% đối với hoạt
động cung cấp sản phẩm nội bộ có đơn giá theo thị trường, và dương đối với
các sản phẩm còn lại.
iii. Đối với các đơn vị sản xuất chính dựa trên dự toán được lập.
- Điều chỉnh đơn giá kế hoạch trong quá trình thực hiện, trong quá trình thực hiện cụ thể là hàng tháng các đơn vị thấy sự sai lệch thực tế thực hiện so với kế hoạch phải báo cáo lên lãnh đạo và thơng báo cho bên sử dụng biết,
kèm theo đó là sự giải trình một cách chi tiết nguyên nhân, trên cơ sở đó lãnh đạo quyết định cho điều chỉnh kế hoạch hay không.
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giá thành mục tiêu
Hàng quí, dựa vào báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị gửi lên, và kèm theo bảng phân tích một cách tỉ mỉ sự tăng, giảm chi phí từng loại yếu tố, ảnh hưởng đến chênh lệch giữa doanh thu nội bộ và chi phí, phịng tài chính kết hợp với các phịng ban chức năng làm một bảng báo cáo phân tích kế quả quản lý chí phí và sự thực hiện giá thành mục tiêu của toàn bộ XNLD. So sánh với các chỉ tiêu đề ra để đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm chi phí của từng đơn vị.
- Thực hiện kiểm tốn nội bộ, giao cho phịng kế tốn và phịng kinh tế kế hoạch hàng quí thành lập ban kiểm toán nội bộ để tiến hành kiểm tra tính chính xác các báo cáo tài chính của các đơn vị.
- Thực hiện khen thưởng và hình phạt trong quản lý chi phí.
Trong cơ cấu tiền lương của XNLD, bao gồm lương “cứng” và lương “mền” là 20% của lương “cứng”, do chưa đánh giá trách nhiệm của từng đơn vị đến kết quả sản xuất, nên việc phân phối “lương mền” hiện nay được thực hiện gần như là đều nhau giữa các đơn vị. Vậy tác giả đề nghị giữ lại 20% “lương mền” để làm quỹ khen thưởng trong quản lý chi phí, sự phân phối cho
các đơn vị theo tỉ lệ tiết kiệm chi phí của từng đơn vị. Để nâng cao trách
nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, cần áp dụng chính sách bãi nhiệm đối với người đứng đầu, nếu để kéo dài tình trạng khơng hồn thành kế hoạch quản lý chi phí trong hai năm.
3.3.5 Xây dựng cơ chế xác định thu nhập từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của XNLD trong năm 2011. thác dầu khí của XNLD trong năm 2011.
Sau năm 2010, XNLD chuyển đổi từ mơ hình hoạt động theo hiệp định sang mơ hình cơng ty TNHH hai thành viên, hoạt động của XNLD vừa phải tuân thủ theo Luật dầu khí, lại vừa tuân thủ theo Luật doanh nghiệpViệt Nam.
Nếu xác định thu nhập như hiện nay thì hoạt động của XNLD giống như một nhà thầu dầu khí, chỉ đơn thuần thăm dị và khai thác dầu khí, khơng thể hiện lợi nhuận thực tế theo Luật doanh nghiệp, vì lợi nhuận thực tế theo Luật doanh nghiệp phải trên cơ sở khấu hao tài sản cố định, giá trị vật tư và các nguồn lực khác chuyển hóa vào giá thành sản phẩm.
Nếu chúng ta xác định thu nhập như một doanh nghiệp bình thường thì lại không phù hợp với cách xác định thu nhập theo Luật dầu khí đối với hoạt động và thăm dị và khai thác dầu khí.
Để đáp ứng được các tính chất trên, trong giai đoạn chuẩn bị cho việc tái cấu trúc XNLD, tác giả đề xuất trước hết năm 2011, tổ chức hoạt động của XNLD theo mơ hình:
Xí nghiệp khai thác dầu, Xí nghiệp khai thác khí hoạt theo hợp đồng dầu khí ký giữa XNLD và tập đồn Dầu khí Việt Nam, là đơn vị trực thuộc XNLD.
Các thành viên còn lại là đơn vị trực thuộc của XNLD hoạt động ngồi phạm vi điều chỉnh của hợp đồng dầu khí nói trên.
Từ đó xây dựng cơ chế xác định thu nhập của XNLD trong năm 2011
trên cơ sở tính tốn chi phí như sau:
i. Những khoản chi trực tiếp cho hoạt động của XN khai thác dầu, XN
ii. Chi phí thực tế của các đơn vị thành viên khác tính theo chuẩn mực
kế toán Việt Nam và qui định của cơ quan thuế, phân bổ cho hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí.
Doanh thu bán dầu và khí sau khi trừ đi chi phí trên, thuế tài nguyên và các loại thuế, phí khác (trừ thuế thu nhập) là lợi nhuận trước thuế của XNLD, lợi nhuận này là cơ sở để tính thuế thu nhập cũng như phân phối lợi nhuận.
3.3.6 Tái cấu trúc XNLD sau năm 2011 3.3.6.1 Tái cấu trúc sau năm 2011 3.3.6.1 Tái cấu trúc sau năm 2011
i. Mục tiêu tái cấu trúc sau năm 2011
Tạo một cấu trúc công ty cho XNLD hoạt động phù hợp với Luật doanh nghiệp và Luật dầu khí Việt Nam.
Tạo ra sự tách biệt trong giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lãnh đạo XNLD đánh giá được khâu mạnh, khâu yếu để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.
Rủi ro của khâu này không ảnh hưởng trực tiếp đến khâu khác, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh.
Tạo tiền đề cho việc tái cấu trúc sâu rộng hơn với điều kiên mới của XNLD trong tương lai.
ii. Mơ hình hoạt động của XNLD sau khi tái cấu trúc
Tái cấu trúc XNLD thực hiện theo nguyên tắc, tách các xí nghiệp hoạt động theo hợp đồng dầu khí thành cơng ty điều hành, các đơn vị trực thuộc có khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ cho bên ngoài hoặc XNLD có thể mua sản phẩm dịch vụ từ bên ngồi để thay thế thành công ty TNHH, các đơn vị còn lại sẽ vẫn giữ là đơn vị trực thuộc.
Sơ đồ 3.5 Mơ hình của XNLD sau năm 2011
- Mơ hình này có sự khác biệt với mơ hình trước đây, quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty TNHH con là quan hệ đầu tư vốn, với các ban điều hành hợp đồng dầu khí là quan hệ giữa nhà thầu dầu khí và ban điều hành, vì vậy cơng tác quản trị tài chính có sự thay đổi, cụ thể :
Phịng tài chính BMĐH là trung tâm điều hịa vốn, đảm bảo vốn cho các công ty con hoạt động.
Công ty mẹ sẽ kiểm tra, giám sát tài chính các cơng ty con TNHH thơng qua quy chế tài chính và hệ thống các chỉ tiêu như: chỉ tiêu sinh lời, vịng quay hàng tồn kho, hệ thống định mức phí.
Cơng ty mẹ quản lý tài chính đối với ban điều hành hợp đồng dầu khí theo chương trình ngân sách hàng năm và hàng tháng được phê duyệt.
Quan hệ giữa các công ty con, giữa công ty con với công ty mẹ trên cơ sở hợp đồng, nhưng giá cả xác định trên nguyên tắc: Nếu sản phẩm có trên thị trường thì giá là giá thị trường trừ 3%, nếu sản phẩm khơng có trên thị trường thì xác định giá là giá dự tốn cộng lợi nhuận theo chỉ tiêu sinh lời.
Các công ty TNHH một thành viên bao gồm các đơn vị còn lại
Các ban điều hành hợp đồng dầu khí:
- Xí nghiệp khai thác dầu