Chiến lược giá xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường hoa kỳ , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 61)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

3.9.3. Chiến lược giá xuất khẩu.

Quyết định về giá là cơng việc quan trọng nhất trong suốt q trình kinh doanh. Nó là mấu chốt quyết định lợi nhuận. Nếu chúng ta định giá chưa phù hợp thì nó sẽ ảnh hưởng đến tồn bộ q trình tái sản xuất sau này.

Do tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, các công ty phải luôn điều chỉnh giá xuất theo giá thị trường do đó các cơng ty có thể định giá xuất như sau:

Giá bán = Giá mua + Tổng chi phí + Mức lợi nhuận mong muốn.

Giá thành nguyên liệu thủy sản cao dẫn tới giá xuất khẩu thủy sản chưa mang tính cạnh tranh cao. Để có chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu, thì nổ lực của ngành thủy sản Việt Nam phải đạt được: “Thủy sản ngon, có độ an tồn vệ sinh thực phẩm cao, giá rẻ”.

Để nâng cao tính cạnh tranh về giá cả thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện những giải pháp sau:

- Giảm tổn thất trong khâu thu hoạch (đánh bắt và nuôi trồng): Hiện nay theo thống kê của Bộ Thủy Sản tổn thất trong khâu thu hoạch thủy sản chiếm từ 20 – 30% tổng sản lượng thủy sản. Nguyên nhân tổn thất là do: phương tiện đáanh bắt ở nhiều nơi không khoa học: đánh bắt bằng vật liệu nổ, hoá chất; phương tiện bảo quản thủy sản phục vụ đáanh bắt xa bờ kém dẫn đến thủy sản hư thối, phân loại bỏ, … ; tận dụng phế liệu thủy sản kém … Tất cả những nguyên nhân này dẫn tới giá thành đánh bắt thủy sản cao. Để khắc phục tình trạng này chúng ta cần áp dụng biện pháp:

+ Thể chế hoá bằng luật nghiêm cấm đánh bắt thủy sản gây hại cho môi trường, làm tôm cá chết hàng loạt khơng có khả năng thu hồi đầy đủ.

+ Đầu tư đồng bộ: đánh bắt, hậu cần cho đánh bắt, chế biến, bảo quan thủy sản đánh bắt xa bờ nhằm nâng cao phẩm chất thủy sản.

+ Khuyến khích và phổ biến công nghệ tận dụng cáac phế phẩm từ thủy sản để làm: nước mắm, thức ăn gia súc, dược liệu dược phẩm, phân bón, … để nâng cao hiệu quả sử dụng thủy sản nhờ đó mà giảm giá thành sản phẩm.

- Tăng khả năng cung ứng hàng thủy sản ngun liệu: Vì có tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu, khiến dẫn tới hiện tượng đầu cơ, tranh mua nguyên liệu đẩy giá thu mua lên làm giá thành thủy sản cao, khó có điều kiện hạ giá để tăng sức cạnh tranh sản phẩm.

- Lập ngân hàng thủy sản có các chi nhánh các trung tâm thủy sản lớn của Nhà nước: Hiện nay ở tất cả cáac khâu kinh doanh thủy sản: giống, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, thương mại đều thiếu vốn trầm trọng. Việc tự vay vốn ngoài ngân hàng với lãi suất cao vừa làm giảm khả năng pháat triển thủy sản vừa làm giá thành thủy sản tăng cao, Ngân hàng được thành lập dưới dạng Ngân hàng cổ phần nhà nước, có sự tham gia góp vốn của các cổ đơng là cáac thành viên hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản; ngồi ra Ngân hàng thủy sản cịn nhận được vốn từ nguồn ODA, từ quỹ phát triển nông nghiệp của Nhà nước,…

- Nâng cao năng suất đánh bắt và ni trồng thủy sản cũng làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường hoa kỳ , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 61)