MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
3.9.6. Giải pháp về nguồn hàng.
Thị trường phát triển và mở rộng đòi hỏi rất lớn về nguyên liệu thủy sản đáp ứng. Nhiều doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu không thể đáp ứng được yêu cầu các đơn đặt hàng nước ngồi vì thiếu nguồn hàng ngun liệu hoặc có nguyên liệu nhưng giá cao do tính cạnh tranh trong thu mua lớn.
• Mục đích
- Đáp ứng nguồn ngun liệu cần thiết để sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
- Ổn định nguồn hàng cho xuất khẩu. • Biện pháp thực hiện
- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển chương trình đánh bắt xa bơø, nhưng chú ý tính
đồng bộ của việc thực hiện chương trình này, khơng chỉ đầu tư vào tàu có khả năng đánh bắt xa, mà còn phải đầu tư cho việc chế biến và bảo quản thủy sản xa bờ. Xây dựng các dự án đầu tư cho các cơ sở hậu cần phục vụ cho đánh bắt xa bờ, các cơ sở này nằm gần các trung tâm ngư trường: là nơi tiếp nhiên liệu, lương thực thực phẩm, đá lạnh, … đây là việc khó khăn nhưng rất cần thiết, có thể kết hợp với bên quốc phòng để xây dựng các cơ sở trên một vài hòn đảo trong tổng số hàng ngàn hòn đảo thuộc chủ quyền quốc gia; kết hợp giữa thực hiện an ninh quốc phịng và cơng nghiệp hố ngành đánh bắt thủy sản.
- Lập bản đồ quy hoạch vùng nuôi thủy sản: Để hướng dẫn nông dân, ngư dân
chuyển đổi có khoa học từ sản xuất lương thực sang ni trồng thủy sản. Tránh tình trạng như hiện nay ni trồng thủy sản mang tính tự phát cao thiếu sự chỉ đạo hướng dẫn của Nhà nước khiến người dân đầu tư lớn nhưng mức độ rủi ro cũng rất cao, dẫn tới việc thiếu nguồn hàng phục vụ cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Bộ Thủy Sản cần lấy một phần ngân sách nghiên cứu khoa học và công nghệ
giành cho ngành để in các tài liệu khuyến ngư phát không hoặc bán rẻ cho ngư dân nuôi trồng thủy sản.
- Có chính sách ưu đãi cho đầu tư nước ngồi cho việc phát triển cơ sở cung cấp giống và nuôi trồng thủy sản
-