Kiến nghị đối với Nhà nước Việt Nam 1 Cơ chế xuất nhập khẩu về hàng thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường hoa kỳ , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 70)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

3.11. Kiến nghị đối với Nhà nước Việt Nam 1 Cơ chế xuất nhập khẩu về hàng thủy sản.

3.11.1. Cơ chế xuất nhập khẩu về hàng thủy sản.

Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn có những bất ổn định ảnh hưởng đến sự tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang các nước. Và những bài học kinh nghiệm của Trung quốc, Aán Độ, Thái Lan cũng cho thấy nếu không chú ý tạo môi trường kinh doanh thủy sản ổn định có khả năng dẫn tới sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu, mà cả một thời gian dài sau đó cũng khơng phục hồi được.

Chúng ta cần xây dựng luật về thủy sản: • Mục tiêu

- Nhằm ổn định môi trường kinh doanh thủy sản.

- Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư kinh doanh thủy sản. Và xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật có liên quan đến thủy sản.

- Chương 1 (Điều khoản chung): nêu rõ các đối tượng được điều tiết bởi luật thủy sản; nêu các khái niệm về hình thức kinh doanh thủy sản; các đối tượng được phép kinh doanh thủy sản.

- Chương 2 (Giống và công nghệ thủy sản): Nêu rõ điều kiện để kinh doanh

giống thủy sản; chuyển giao công nghệ; xuất khẩu giống; nhập khẩu giống thủy sản; quyền lợi và trách nhiệm của người sở hữu giống và cơng nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, …

- Chương 3 (Nuôi trồng thủy sản): Điều kiện để được tổ chức nuôi trồng thủy sản, công nghệ nuôi trồng, ngăn ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng, ...

- Chương 4 (Đánh bắt thủy sản): nêu vùng được phép đánh bắt, khai thác, loại thủy sản được phép đánh bắt, khai thác; các hình thức đáanh bắt và cấm đánh bắt.

- Chương 5 (Bảo quản, vận chuyển – chế biến hải sản): Điều kiện bảo quản, vận chuyển và chế biến hải sản.

- Chương 6 (Dịch vụ hải sản): Dịch vụ hậu cần, lưới, đóng tàu.

- Chương 7 (Thương mại thủy sản): Nêu rõ đối tượng được phép kinh doanh

thương mại thủy sản, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các nhà kinh doanh. Danh mục hàng thủy sản xuất nhập khẩu chịu sự quản lý của nhà nước.

- Chương 8 (Chất lượng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm): Nêu rõ trách nhiệm, cách thức hoạt động của các cơ sở giám định chất lượng và vệ sinh an toàn thủy sản từ cơ sở địa phương tới Trung ương; trách nhiệm của các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, thương mại đối với chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thủy sản; quy định 100% các đơn vị thủy sản xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn HACCP (tương tự như Thái Lan).

- Chương 9 (Xúc tiến thương mại và tiếp thị thủy sản): Nêu rõ trách nhiệm của các ngành các cấp Chính phủ, Bộ Thủy Sản, Bộ Thương mại, các doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, tiếp thị thủy sản và miễn giảm thuế.

- Chương 10 (Thuế áp dụng đối với hoạt động thủy sản): Đề cập đến các loại thuế mà các nhà kinh doanh thủy sản phải trả: Thuế tài nguyên, đất, nước; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu thủy sản, thuế nhập khẩu thủy sản, … và phụ thu thuế, hỗ trợ về thuế trong những trường hợp đặc biệt, những trường hợp miễn giảmthuế. Về nguyên tắc xây dựng nội dung về thuế là: coi thủy sản là một ngành nông nghiệp cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Chương 11 (Xử lý vi phạm): Nêu rõ những trường hợp nào phải xử lý và truy tố hình sự khi vi phạm gây thiệt hại nặng đến hoạt động kinh doanh thủy sản.

- Ngoài ra: Luật thủy sản có thể đề cập tới các vấn đề có liên quan đến hoạt động đầu tư trong phát triển thủy sản; đề cập đến vấn đề môi trường môi sinh;

về vấn đề hoạt động của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản; Hợp tác quốc tế; về chủ quyền quốc gia đối với lãnh hải khai thác thủy sản; về kết hợp giữa quốc phòng với kinh tế thủy sản …

Nói chung, Luật thủy sản ra đời sẽ tạo hành lang pháp lý ổn định để ngành thủy sản Việt Nam phát triển vững chắc trên thị trường nội địa và nước ngoài.

Dựa trên Luật thủy sản Nhà nước Việt Nam cần xây dựng một cơ chế xuất nhập khẩu thủy sản thơng thống để giúp các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam ngày càng tham gia nhiều vào lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, và cũng là giúp cho thủy sản Việt Nam ngày càng vững mạnh đạt được những mục tiêu đề ra về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tương lai.

3.11.2. Thủ tục xuất nhập khẩu.

- Đơn giản hố thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra kiểm sốt thủy sản xuất khẩu góp phần làm giảm chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Cơng khai hố quy trình thủ tục thời gian và chi phí liên quan đến thủ tục xuất khẩu hàng hoá.

- Nghiên cứu áp dụng cam kết của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và quy chế của ASEAN, WTO về hải quan.

Giúp các doanh nghiệp thực hiện thủ tục kinh doanh xuất nhập khẩu dễ dàng, với chi phí thấp được coi là những biện pháp tài trợ thiết thực giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

3.11.3. Tổ chức hoạt động tiếp thị ở tầm vĩ mô

Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới như: Thái Lan, Nauy, Hoa Kỳ, Chi Lê, … Muốn thành công hoạt động xuất khẩu thủy sản thì Nhà nước phái tham gia trực tiếp vào hoạt động tiếp thị gây thanh thế cho nền thủy sản Việt Nam. Để thực hiện tiếp thị ở tầm vĩ mô tác giả kiến nghị các biện pháp sau:

- Bộ Thủy sản xây dựng trang web với thiết kế hợp lý khoa học: giới thiệu tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam; tính cạnh tranh của sản phẩm; hoạt động thương mại, các cơ hội thương mại và đầu tư; cơ chế thủ tục đầu tư; xuất nhập khẩu thủy sản, …

- Bộ Thủy sản phối hợp với cục xúc tiến thương mại (Bộ thương mại) và với

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thủy sản thơng qua các hình thức: hỗ trợ doanh nghiệp tham gia triễn lãm, hội chợ thủy sản quốc tế; khảo sát tham quan thị trường ; tổ chức hội nghị khách hàng tại các thị trường xuất khẩu lớn, hỗ trợ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản thực hiện thương mại điện tử tại các thị trường khi có điều kiện.

- Bộ Thủy sản phối hợp với Tổng cục du lịch và Bộ văn hố thơng tin, Tổng cục hàng không Việt Nam … giới thiệu văn hoá ẩm thực thủy sản Việt Nam.

- Cùng Bộ thương mại và Bộ Tài chính xây dựng cơ chế xét khen thưởng cho các doanh nghiệp phát triển mặt hàng thủy sản chế biến mới, phát triển xuất khẩu ở thị trường hiện hữu; mối giới xuất khẩu thủy sản.

- Tổ chức hội thảo koa học quốc tế về các chuyên đề giống, nuôi trồng và chế biến thủy sản nhiệt đới để tăng tiềm lực công nghệ, vừa quảng cáo gây thanh thế cho ngành thủy sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường hoa kỳ , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 70)