Cơ sở lý luận truyền thông – truyền hình:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định vị thương hiệu kênh truyền hình HTV trong tâm trí khán giả (Trang 25 - 31)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3. Cơ sở lý luận truyền thông – truyền hình:

Truyền hình cũng là một dạng thức của báo chí, được gọi nơm na là “báo hình”, cho nên truyền hình cũng chịu ảnh hưởng bởi cơ sở lý luận của truyền thơng và báo chí.

2.3.1. Truyền thơng và q trình truyền thơng:

“Truyền thơng” từ tiếng Anh “communication” có nghĩa là sự truyền đạt, thơng tin, thơng báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông…Thuật ngữ truyền thơng có nguồn gốc từ tiếng Latinh “commune” nghĩa là “chung” hay “cộng đồng”. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá

Định nghĩa: “Truyền thơng là một q trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thơng tin,

tình cảm, kỹ năng nhân tạo nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức”.

Truyền thơng có nghĩa rộng lớn hơn và khác với thuật ngữ “các phương tiện truyền thông đại chúng” (mass communication) bao gồm: sách, báo, phát thanh, truyền hình, phim tài liệu, báo điện tử…, nhưng các phương tiện truyền thông đại chúng là một kênh của truyền thông, là một kênh quan trọng và có hiệu quả nhất của quá trình truyền thơng (Dương Xn Sơn và các cộng sự, 2003, tr.7-13).

Để tiến hành q trình truyền thơng, cần có các yếu tố sau (Kotler, 2006, tr.539):

Hình 2.3: Mơ hình q trình truyền thơng

Truyền hình ẩn chứa trong hầu hết các yếu tố của quá trình truyền thơng dưới những hình thức đặc trưng như sau:

Nguồn: là yếu tố khởi xướng việc thực hiện truyền thơng. Nguồn là một chủ thể chỉ người hoặc nhóm người nào đó: có thể là nhà báo, nhân viên Đài truyền hình, người sản xuất chương trình truyền hình, người sản xuất phim truyền hình,…nguồn sẽ tìm tịi một hệ thống tín hiệu ngơn ngữ nào đó để chuyển tải nội dung thông điệp.

Thông điệp: là cái mà nguồn muốn chuyển tải, thông điệp phải được diễn tả bằng

ngơn ngữ mà nguồn và đích đều có thể hiểu được. Có thể là ngơn ngữ khoa học kỹ

thuật, ngôn ngữ văn học nghệ thuật, ngôn ngữ trong đời sống bình dân…Ví dụ như: nghệ thuật múa balê hoặc nhạc giao hưởng hiện nay đã dần thu hẹp lại, chỉ dành cho số ít người làm chun mơn theo dõi, nghiên cứu, tìm hiểu; như vậy, chương trình mang

Nguồn Mã hóa

Kênh truyền

Thơng điệp Giải mã Đích

Phản hồi Đáp ứng Phản hồi

thông điệp về nghệ thuật múa balê hoặc nhạc giao hưởng đã được mã hóa bởi những động tác, âm hưởng của bài nhạc và được giải mã bởi những nghệ sĩ múa, nhạc sĩ và

một số khán giả quan tâm; hoặc một chương trình giảng dạy về kinh tế trên kênh khoa học và giáo dục HTV4, không phải cho số đông khán giả mà chỉ những người có quan tâm, có kiến thức và ham muốn tìm hiểu về kinh tế mới có thể theo dõi và hiểu được; hoặc các thông tin chi tiết về thị trường chứng khốn…Đó là q trình mã hóa và giải mã nội dung thông điệp.

Kênh truyền: kênh truyền là cái thể hiện ra để con người có thể cảm nhận được

bằng các giác quan. Ví dụ kênh truyền hình là sóng điện từ truyền trong khơng trung, nhưng được máy vơ tuyến truyền hình (tivi) thể hiện ra thành tín hiệu hình ảnh và âm thanh tác động vào thị giác và thính giác con người. Kênh truyền có thể là tờ báo in, thơng điệp được trình bày trong nội dung bài báo, nhưng đích phải là người biết đọc, vì chữ viết là một dạng mã hóa, và người nhận phải giải mã được.

Đích: là một người hoặc một nhóm người tiếp nhận. Trong ngành truyền hình, điều đặc biệt là đích có thể là rất nhiều người - những khán giả đang theo dõi chương trình

truyền hình hoặc một kênh truyền hình. Đích là điểm cuối cùng giải mã thơng điệp mà nguồn muốn truyền đạt, tùy thuộc vào khả năng, q trình và sự tích lũy kinh nghiệm

của đích mà thơng điệp sẽ được truyền đạt đến khác nhau.

Phản hồi: sau khi nhận được thơng điệp, đích có thể có các phản ứng khác nhau để đáp ứng lại thơng điệp, đó có thể là phản ứng bỏ qua, quan tâm, thắc mắc, ủng hộ, chê

trách,…mang tính tích cực hay tiêu cực. Ví dụ như xem một mẩu quảng cáo điện thoại trên truyền hình, sẽ tác động đến tâm lý khán giả muốn sở hữu; khán giả sẽ có phản

ứng thu nhận được thơng tin cần thiết như đặc tính kỹ thuật, nơi bán điện thoại; phát

sinh tình cảm và lời bình luận khen chê về điện thoại và hành động đi tìm mua…hoặc phát sinh những bình luận khen chê đối với bản thân thông điệp, là mẩu quảng cáo điện thoại, nếu những phản ứng này đến nguồn (thông qua các nghiên cứu thị trường) thì đó

là sự phản hồi. Sự phản hồi có thể tích cực hoặc tiêu cực, giúp cho nguồn quyết định chỉnh sửa, tiếp tục hoặc ngưng thực hiện việc gởi thông điệp.

2.3.2. Những đặc trưng riêng của truyền hình:

Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' cịn “videre” là ''thấy được'', cịn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem

được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Télévision”, tiếng Nga gọi là

“Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi

truyền hình cũng có chung một nghĩa đó là có thể xem được từ xa (Dương Xuân Sơn, 2007).

Truyền hình cũng là một loại hình của báo chí nên truyền hình vừa mang những đặc

điểm chung của báo vừa có những đặc điểm riêng biệt của truyền hình.

Truyền hình giữ vai trị quan trọng trong xã hội bởi vì đó là: “- Kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận.

- Kênh chủ yếu cung cấp thơng tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế cho

đông đảo khán giả.

- Một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội.

- Một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội.

- Một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người dân.” (Dương Xuân Sơn và các cộng sự, 2003, tr.29).

Truyền hình biểu hiện cụ thể vai trị của nó trong đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực như:

- Về chính trị: là cơng cụ, vũ khí quan trọng trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Trong lịch sử xã hội hiện đại, giai cấp thống trị nào cũng muốn nắm được các phương tiện

truyền thơng đại chúng để có thể “điều khiển” con người theo ý muốn, có nghĩa là dùng truyền hình để hàng ngày phát đi những thơng điệp chính trị nhằm giáo dục ý thức, tư tưởng, thuyết phục người khác làm theo ý muốn của mình. Ngay cả những kênh truyền hình tin tức trần thuật nổi tiếng trung lập như CNN ít nhiều khi đưa tin cũng phải có sự sàng lọc và thể hiện ý chí của Mỹ.

- Về kinh tế: đóng vai trị to lớn trong việc cung cấp những thơng tin chính xác, kịp thời, có giá trị, là sức mạnh tạo nên thắng lợi trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

- Về văn hóa xã hội: “thể hiện trên các mặt sau: thứ nhất, làm giàu, làm đẹp cho vốn văn hóa dân tộc, nhất là ngôn ngữ; thứ hai, là nơi đăng tải các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, âm nhạc và các lĩnh vực khác; thứ ba, qua các phương tiện truyền thơng đại chúng, khán giả có thể tiếp nhận nhiều tri thức văn hóa của các dân tộc khác nhau trên thế giới; thứ tư, góp phần nâng cao văn hóa, giải trí, làm cho mọi người trong xã hội hiểu nhau hơn, xích gần nhau hơn, là nhịp cầu chia sẻ tâm tư, tình cảm,…” (Dương Xuân Sơn và các cộng sự, 2003, tr.33-34).

Thơng qua các vai trị được trình bày ở trên, truyền hình có những chức năng chủ yếu như sau:

- Chức năng giáo dục: bao gồm nhiều lĩnh vực giáo dục như giáo dục tư tưởng, giáo

dục đạo đức, giáo dục chính trị, giáo dục về kiến thức, …

- Chức năng quản lý và giám sát xã hội: truyền hình thực hiện chức năng này bằng cách cung cấp thông tin cho xã hội, hình thành và định hướng dư luận xã hội theo mục

đích nhất định nào đó; đồng thời phản ánh, phân tích kịp thời tình hình thực tế trong xã

hội.

- Chức năng phát triển văn hóa và giải trí: đó là một trong những chức năng khách quan, bên cạnh chức năng giáo dục, quản lý và giám sát xã hội. Truyền hình là kênh truyền bá, phổ biến một cách trực quan sinh động, hấp dẫn các loại hình và tác phẩm văn hóa, văn nghệ để nâng cao trình độ hiểu biết và đáp ứng nhu cầu văn hóa, giải trí của nhân dân.

Một số đặc trưng riêng có của truyền hình như:

“- Tính thời sự: là đặc điểm chung của báo chí. Nhưng truyền hình với tư cách là

một phương tiện truyền thơng đại chúng hiện đại có khả năng thơng tin nhanh chóng,

kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác. Với truyền hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra thậm chí khi nó đang diễn ra, người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thơng tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất. Đây là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác.

- Ngơn ngữ truyền hình là ngơn ngữ hình ảnh và âm thanh. Một ưu thế của truyền hình chính là đã truyền tải cả hình ảnh và âm thanh cùng một lúc. Khác với báo in hoặc phát thanh, trong đó người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường thị giác, hoặc con đường thính giác; khán giả truyền hình tiếp cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giác. Qua các cuộc nghiên cứu người ta thấy 70% lượng thông tin con người thu được là qua thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thơng tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện.

- Tính phổ cập và quảng bá: Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng thu hút được rất nhiều người xem cùng một lúc. Tính quảng bá của truyền hình được thể hiện rõ ràng khi một sự kiện xảy ra ở bất kì đâu được đưa lên vệ tinh sẽ truyền đi khắp cả thế giới, cùng lúc được hàng tỉ người biết đến và theo dõi.

- Khả năng thuyết phục: truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh cho nên đem lại độ tin cậy cao cho cơng chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người. “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, chính truyền hình đã cung cấp những hình ảnh thực tế về sự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem. Đây là lợi thế lớn của truyền hình so với các loại hình báo

in và phát thanh, vì thơng tin tác động trực tiếp, cịn báo và phát thanh có tính chất gián tiếp.” (Dương Xn Sơn, 2007, tr.10-11).

Tóm lại, thơng qua các vai trị, chức năng, và đặc trưng riêng, truyền hình biểu hiện năm tính chất nổi trội như sau: tính chính trị, tính xã hội, tính giáo dục, tính giải trí,

và cung cấp thơng tin. Năm thuộc tính này sẽ được sử dụng trong phần xác định tập

thuộc tính chủ yếu của thương hiệu kênh truyền hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định vị thương hiệu kênh truyền hình HTV trong tâm trí khán giả (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)