m. Đóng gói, kẻ mác
2.2.2 Tình hình tiêu thụ nhân điều trong thời gian qua 1 Thị tr−ờng nội địa
2.2.2.1 Thị tr−ờng nội địa
Thị tr−ờng nội địa của điều Việt Nam không đáng kể, chiếm không quá 3% của tổng l−ợng điều nhân sản xuất. Tỷ lệ tiêu thụ nội địa nh− vậy lμ quá thấp. Trong khi đó, ấn Độ có tỷ lệ tiêu thụ nội địa lên đến 50% trên tổng sản l−ợng sản xuất. Nguyên nhân tiêu thụ nội địa trong n−ớc thấp lμ :
- Sản phẩm nhân điều tiêu thụ nội địa th−ờng lμ loại nhân chất l−ợng thấp không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc lμ sản phẩm tận dụng, đồng thời loại sản phẩm hμng hóa cũng đơn điệu, việc quảng bá - tiếp thị - xây dựng nhãn hiệu ít đ−ợc chú ý.
- Nơi bán sản phẩm nhân điều ăn liền lại ở các cửa hμng cao cấp (Metro Cash, Hμng không Việt Nam…) nên khách hμng ít có điều kiện tiếp cận.
- Giá bán sản phẩm nhân điều chế biến thμnh thực phẩm ăn liền th−ờng rất cao (gấp 1,7-2,86 lần nhân điều xuất khẩu). Đặc biệt, tại quầy hμng của Hμng không Việt Nam bán với giá 11,6USD/kg, do cơ chế kinh doanh độc quyền nên đã lμm giảm sức mua.
- Bao gói, nhãn mác cũng ch−a đ−ợc doanh nghiệp chế biến quan tâm đầu t−.
Trong những năm vừa qua, Nhμ n−ớc ch−a có nhiều định h−ớng phát triển thị tr−ờng trong n−ớc. Thị tr−ờng hơn 80 triệu dân đầy tiềm năng đã bị bỏ ngỏ đối với hạt điều trong nhiều năm vừa qua, vμ theo Hiệp hội cây điều thì đây lμ nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngμnh điều phát triển kém ổn định.