CƠNG TY TÀI CHÍNH PRUDENTIAL VIỆT NAM 18 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chất lượng dịch vụ tín dụng tín chấp của công ty tài chính prudential việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 30)

3.1.1. Tổng quan về cơng ty tài chính Prudential Việt Nam

Cơng ty TNHH Một Thành Viên Tài chính Prudential Việt Nam (viết tắt là PruFC) trực thuộc tập đồn Prudential UK (Vương quốc Anh).

Ngày 9/10/2007 tại TP HCM, Tập đồn Prudential đã khai trương Cơng ty TNHH một thành viên Tài chính Prudential Việt Nam (gọi tắt là Cơng ty Tài chính Prudential Việt Nam - PruFC), đánh dấu một bước ngoặt trong chiến lược kinh doanh của Prudential tại Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên một tổ chức tài chính quốc tế lớn như Prudential tham gia vào lĩnh vực cịn mới tại thị trường Việt Nam: dịch vụ tín dụng tín chấp. Được Chính phủ Việt Nam cấp phép tháng 10 năm 2006, PruFC sẽ hoạt động trên hai lĩnh vực: huy động vốn và cung cấp tín dụng tiêu dùng, với số vốn điều lệ 7,5 triệu đơ la Mỹ. Cơng ty đặt trụ sở chính tại tầng 23, tồ nhà Trung tâm Thương mại Sài gịn (STC), số 37 Tơn Đức Thắng, Quận 1, TP HCM.

Việc thành lập Cơng ty TNHH một thành viên tài chính Prudential Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng sẽ tạo ra một kênh tín dụng mới, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam, một lĩnh vực mà lâu nay cĩ nhu cầu rất lớn nhưng chưa được đáp ứng. Cơng ty Tài chính Prudential Việt Nam, với tiềm lực tài chính lớn cùng kinh nghiệm lâu năm về quản trị rủi ro sẽ gĩp phần thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam phát triển.

Hiện tại, nguồn vốn đầu tư vào thị trường tín dụng tín chấp ở nước ta hiện cịn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm lực nền kinh tế. Các chỉ số về kinh tế xã hội cho thấy trong những năm gần đây người dân Việt Nam cĩ thu nhập bình quân tăng nhanh, mức tiết kiệm cao hơn, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng ngày càng giống với

các nước phát triển. Các sản phẩm mới về tín dụng tín chấp tới đây của PruFC sẽ thoả mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của họ.

Mạng lưới phịng giao dịch:

Phịng giao dịch STC: Tồ nhà Saigon Trade Center, 37 Tơn Đức Thắng, quận 1, TPHCM. Với năng suất cho vay đạt đến 325 hồ sơ mỗi tháng, Phịng giao dịch STC vượt định mức chuẩn của lĩnh vực tài chính cá nhân tại các phịng giao dịch trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phịng giao dịch DBP: 243 Điện Biên Phủ, quận 3, TPHCM.

Phịng giao dịch SCETPA: Tồ nhà SCETPA, 19A Cộng Hịa, Tân Bình, TPHCM.

3.1.2. Sơ đồ tổ chức cơng ty tài chính Prudential (chi nhánh SCETPA)

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức.

Cơng ty PRUFC gồm 3 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, mỗi chi nhánh hoạt động gồm các bộ phận: kinh doanh, tiếp tân, thẩm định, IT.

GIÁM ĐỐC TRƯỞNG BỘ PHẬN KINH DOANH BỘ PHẬN TIẾP TÂN BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH TỔ TRƯỞNG

NHÂN VIÊN TƯ VẤN

Giám đốc chi nhánh quản lí các bộ phận bên dưới và là người chịu trách nhiệm chính của chi nhánh đối với các hồ sơ duyệt vay.

Bộ phận kinh doanh cĩ nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, và nhận hồ sơ của khách hàng. Đội ngũ nhân sự gồm 26 người trong đĩ cĩ 1 trưởng bộ phận, 5 tổ trưởng, 20 nhân viên tư vấn. Mỗi tổ trưởng quản lí 4 nhân viên tư vấn. Bộ phận tiếp tân là nơi nhận thơng tin và phản hồi từ bên ngồi. Hỗ trợ việc hồn tất scan hồ sơ ban đầu và hồ sơ đã duyệt vay lên hệ thống. Nhân sự gồm 1 trưởng bộ phận và 1 phụ tá.

Bộ phận thẩm định gồm 10 nhân viên thẩm định chịu sự quản lí trực tiếp của Giám đốc. Chức năng của bộ phận là xét duyệt hồ sơ cho vay và trình Giám đốc kí quyết định giải ngân.

Bộ phận IT: quản lí, bảo trì hệ thống máy vi tính và mạng của cơng ty.

3.1.3. Mức độ giao dịch hiện nay

Hiện tại, Cơng ty Tài chính Prudential Việt Nam tiếp nhận 400 hồ sơ đề nghị vay mỗi ngày; trong số đĩ cĩ khoảng 20% hồ sơ đuợc chấp thuận cho vay. Việc xét duyệt khoản vay được thực hiện rất nghiêm túc và thận trọng nhằm tránh những khoản nợ xấu. Về lâu dài việc thắt chặt các điều khoản vay là cần thiết, nhưng trước mắt cơng ty phải từ chối một lượng lớn khách hàng thực sự cĩ nhu cầu và gây nhiều phiền hà cho khách hàng. Vì việc từ chối cho vay đối với các khách hàng đã nộp hồ sơ, chứng từ vừa làm mất thời gian của cơng ty và đặc biệt là của khách hàng.

3.1.4. Mục tiêu

Trở thành cơng ty tài chính cá nhân số một tại Việt Nam với mục tiêu đạt dư nợ 1 tỷ đơla Mỹ trong vịng 5 năm tới. Đây là mục tiêu đầy tham vọng của cơng ty trong tình hình nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khĩ khăn như hiện nay.

3.1.5. Kế hoạch mở rộng kinh doanh

Mở rộng kênh tiếp cận khách hàng: bên cạnh các kênh hiện tại, trong tương lai khách hàng cĩ thể tiếp cận dịch vụ thơng qua Internet hoặc gửi tin nhắn.

Mở rộng mạng lưới phục vụ trên cả nước: dự kiến khai trương một Chi nhánh và 2 Phịng giao dịch tại Hà Nội, và mở thêm 3 Phịng giao dịch nữa bên cạnh 3 Phịng giao dịch hiện cĩ tại TPHCM.

Sản phẩm mới: dự kiến sắp tới cơng ty sẽ phát hành thẻ tín dụng, cho vay mua xe hơi, cho vay vốn khởi nghiệp doanh nghiệp nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chất lượng dịch vụ tín dụng tín chấp của công ty tài chính prudential việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 30)