.Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 58 - 60)

Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu càng cao thì rủi ro càng lớn vì nợ xấu gia tăng trong khi vốn chủ sở hữu thấp thì khả năng xảy ra rủi ro rất cao. Vì vậy, các NHTMCP rất chú ý đến vấn đề tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo an toàn trong

hoạt động cho vay, huy động cũng như duy trì các hệ số liên quan đến vốn tự có,

vốn chủ sở hữu theo yêu cầu của NHNN.

Bảng 2.7 Vốn chủ sở hữu các ngân hàng 2006-2009 (đvt: tỷ đồng)

Nguồn: báo cáo tài chính năm 2006-2009 của các ngân hàng

Tên ngân hàng 2006 2007 2008 2009 Vietcombank 11.228 13.551 13.790 17.052 Vietinbank 5.638 10.647 12.336 16.989 Eximbank 1.947 6.295 12.844 13.950 Sacombank 2.430 7.350 7.759 10.553 ACB 1.654 6.258 7.766 10.093

Khái niệm nợ xấu của Việt Nam tuy áp dụng các chuẩn mực quốc tế nhưng cách phân loại nợ lại hoàn toàn khác. Việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn trả nợ, thiếu các sự đánh giá kết hợp nên không phản ánh đúng thực chất khoản nợ. Vì vậy, nếu các ngân hàng thực hiện phân loại khách hàng và nợ theo đúng chuẩn mực quốc tế, thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng thêm 2 – 3 lần

Đối với các NHTM ngồi quốc doanh, xét về chỉ tiêu tài chính, tốt hơn các

ngân hàng quốc doanh do ít rủi ro nợ vay, huy động vốn cao hơn và tiềm năng lợi nhuận cao. Khối quốc doanh tuy chiếm thị phần lớn về cho vay, nhưng chú trọng nhiều vào các doanh nghiệp lớn hay tổng công ty nhà nước. Do vậy, các NHTM quốc doanh sẽ phải chịu áp lực để hỗ trợ các đối tượng vay nhiều như tổng cơng ty nhà nước. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu của các NHTM quốc doanh rất cao so với các NHTM ngoài quốc doanh. Đây là một một sự rủi ro tiềm ẩn ảnh

hưởng rất lớn đến vốn chủ sở hữu của các NHTM.Và thật sự các NHTM quốc

doanh nếu không cân nhắc và thận trọng với tỷ lệ nợ xấu thì sẽ gặp nhiều rủi ro trong việc duy trì vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng từ 2006 – 2009 (%)

Tên ngân hàng 2006 2007 2008 2009 Vietcombank 16,57 23,70 37,76 28,01 Vietinbank 20,01 9,79 17,73 5,74 Eximbank 4,43 2,56 7,79 5,05 Sacombank 4,28 1,11 2,69 3,24 ACB 2,03 0,42 3,97 3,56

Nguồn: báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2006-2009

Ta có thể thấy với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu khá cao trong vòng 3 năm từ 2006-2009 cũng là yếu tố làm giảm tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng qua các năm. Tín dụng tăng trưởng cao đi kèm với gia tăng vấn đề nợ xấu sẽ làm dễ dẫn đến rủi ro kinh doanh vì vậy các NHTMCP buộc phải tăng vốn chủ sở

hữu lên tương ứng và để đạt chuẩn trong khu vực nhằm cạnh tranh với các ngân

hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)