Chỉ số REER giai đoạn 1999-2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 57 - 66)

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 USD 0,0541 0,0566 0,0773 0,1206 0,1636 0,1451 0,1303 0,1343 0,1263 0,1109 1,2090 JPY 0,1389 0,1434 0,1345 0,1589 0,1901 0,1722 0,1418 0,1378 0,1267 0,1282 1,2992 CNY 0,0929 0,1479 0,1518 0,1416 0,1514 0,1655 0,1643 0,1556 0,1772 0,1785 1,4654 SGD 0,1803 0,1750 0,1632 0,1296 0,1139 0,1115 0,1091 0,1166 0,1066 0,0912 1,3740 THB 0,0572 0,0536 0,0496 0,0422 0,0489 0,0517 0,0575 0,0634 0,0575 0,0518 1,3518 AUD 0,0533 0,0556 0,0450 0,0497 0,0532 0,0543 0,0629 0,0710 0,0543 0,0389 1,4220 EUR 0,0604 0,0438 0,0498 0,0498 0,0522 0,0494 0,0361 0,0416 0,0437 0,0362 1,5842 GPB 0,0276 0,0214 0,0230 0,0219 0,0242 0,0255 0,0193 0,0196 0,0175 0,0108 1,1479 MYR 0,0368 0,0406 0,0409 0,0412 0,0425 0,0411 0,0417 0,0415 0,0417 0,0318 1,2941 KRW 0,1182 0,1086 0,1099 0,1117 0,1031 0,1037 0,0946 0,0923 0,0913 0,0481 1,1036 HKD 0,0330 0,0291 0,0252 0,0287 0,0265 0,0204 0,0188 0,0173 0,0164 0,0166 1,2119 TWD 0,1471 0,1382 0,1337 0,1208 0,1013 0,0942 0,0897 0,0765 0,0739 0,0634 1,2925 REER 1,0000 1,0138 1,0038 1,0168 1,0710 1,0347 0,9661 0,9676 0,9332 0,8064 0,8061

Qua chỉ số REER tính được ở từng năm, có thể nhận thấy rằng từ năm 1999 đến 2004, REER cũng giống như RER

(USD/VND) đều trên tức VND được định giá thấp nhưng tình hình cán cân thương mại lại có xu hướng xấu đi mãi đến 2004 mới có dấu hiệu cải thiện, đây có thể xem là độ lệch về thời gian tác động của tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu.

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

REER RER ‐USD/VND Tỷ lệ xuất/nhập khẩu

Đồ thị 2.1 So sánh RER – USD/VND, REER và tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu của Việt Nam

Trong giai đoạn 2005-2008, REER có xu hướng giảm, đặc biệt là giảm khá nhanh vào năm 2008 và 2009, đồng thời REER và RER có xu hướng tiến lại gần nhau và cùng phản ánh tác động cùng chiều lên cán cân thương mại. Vào thời điểm 2008-2009, REER của Việt Nam đã giảm xuống còn 0,8 tức là đồng Việt Nam được

định giá cao 20%. Khi tỷ giá thực tế giảm chứng tỏ giá hàng xuất khẩu trở nên đắt

hơn và giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn một cách tương đối, điều này sẽ góp phần làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hay nói cách khác sẽ khơng có lợi cho cán cân thưong mại của Việt Nam nếu như khơng điều chỉnh tỷ giá chính thức một cách hợp lý.

Tuy có khuynh hướng biến động giống nhau, nhưng với cách tính có kể đến

ảnh hưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu và chỉ số CPI cho nhiều nuớc có quan hệ

thương mại với Việt Nam, cho phép ta khẳng định rằng chỉ số REER vẫn là căn cứ khoa học hơn được sử dụng để phản ánh sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam và cán cân thương mại, thì khơng nên chỉ dựa vào mối quan hệ giữa giá trị của đô la Mỹ và đồng Việt Nam mà phải dựa vào mối quan hệ với nhiều đồng tiền khác.

2.2.3 Kiểm định quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại giai đoạn 1999- 2009

Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học từ trước đến nay. Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã chỉ ra rằng: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại thay đổi qua

thời gian, và có thể chia thành hai loại đó là quan hệ trong ngắn hạn và quan hệ

trong dài hạn. Trước tiên, một sự giảm giá của nội tệ so với ngoại tệ, tức tỷ giá tăng, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp ngay lên giá cả nhập khẩu. Trong khi đó, giá cả xuất khẩu chưa chịu sự tác động này. Kết quả là cán cân thương mại, được đo bằng hiệu số

giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu sẽ suy giảm. Tuy nhiên, qua thời gian, lượng nhập khẩu sẽ giảm do giá cả nhập khẩu tăng. Đồng thời, giá cả hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ sẽ giảm, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, dẫn đến lượng xuất khẩu tăng. Như vậy, theo thời gian (trong dài hạn), cán cân

thương mại sẽ chuyển biến theo chiều hướng tích cực (thặng dư).

Dữ liệu sử dụng là dữ liệu theo quý từ Quý 1 năm 1999 đến Quý 4 năm 2009 và được thu thập từ nguồn IFS - International Financial Statistics. Kết quả là chúng ta có phương trình hồi quy như sau (dùng công cụ SPSS để thực hiện – xem Phụ lục 2)

Mơ hình giữa REER và xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu (export) = 51.145 – 44.282 (REER)

Mơ hình giữa REER và nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu (import) = 65.192 – 57.558 (REER)

Mơ hình giữa REER và cán cân thương mại

Cán cân thương mại (trade balance) = -14.046 + 13.276 (REER)

Kết luận: trong giai đoạn 1999-2009, khi REER tăng 0,001 (đồng nội tệ mất

giá) thì kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm 44,282 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu sẽ giảm nhiều hơn là 57,558 triệu USD. Cán cân thương mại sẽ được cải thiện ở mức 13,276 triệu USD. Tuy nhiên 3 mơ hình chỉ mới sử dụng 1 biến duy nhất là tỷ giá thực đa biên để giải thích sự biến động của các thành phần trong cán cân thương

mại đồng thời rõ ràng là sự gia tăng của REER về thực tế là có độ trễ và tác động

Các kết quả kiểm định đều cho thấy có mối tương quan khá cao giữa tỷ giá với xuất nhập khẩu, nhưng mối tương quan với cán cân mậu dịch trong thời gian qua lại không cao do hiệu ứng của sự tác động của tỷ giá đến xuất và nhập khẩu khơng đồng thời vì cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của chúng ta có độ co giãn theo giá là khác

nhau (xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng có độ co giãn theo giá cao, nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng có độ co giãn theo giá thấp).

Do thực tế hiện nay hàng XK của nước ta chủ yếu là nguyên liệu thô, hàng sơ chế và hàng gia công, lắp ráp nên hoạt động XK rất dễ bị tổn thương bởi các tác

động từ các cú sốc ở bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới, các

rào cản thương mại mới của nước ngồi, cuộc khủng khoảng tài chính tồn cầu vv.. Cơ cấu hàng NK còn bất cập: Tỷ trọng nhóm hàng máy móc, thiết bị tiên tiến, cơng nghệ nguồn vẫn cịn thấp (chiếm bình qn 28,96% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm). Trong khi đó tỷ trọng NK nguyên liệu vật liệu khá cao (chiếm bình quân 62,74% tổng kim ngạch NK hàng năm), cho thấy ngành cơng nghiệp phụ trợ của nước ta cịn kém phát triển, nên các ngành sản xuất phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu đầu vào NK. Điều này sẽ cản trở tình trạng nhập siêu vì khơng thể giảm NK nguyên liệu.

Cơ cấu thị trường XNK còn nhiều hạn chế: Nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Châu Á (chiếm bình quân 80,7% tổng kim ngạch NK hàng hóa hàng năm) - Thị trường cung cấp nguyên phụ liệu và cơng nghệ trung gian, trong khi đó lại nhập khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật- thị trường công nghệ nguồn. Với tỷ trọng NK cao từ các thị trường có trình độ cơng nghệ trung bình và xuất siêu sang các thị trường cơng nghệ nguồn sẽ gây khó khăn cho việc phát triển theo kiểu rút ngắn, đi tắt đón đầu, xác định vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhập siêu kéo dài và ngày càng gia tăng, đặc biệt tăng mạnh kể từ khi VN

gia nhập WTO: Nhập siêu đã trở thành căn bệnh của nền kinh tế. Thời kỳ này nhập siêu đặt kỷ lục cả về mức tăng trưởng, quy mô, tỷ lệ nhập siêu so với XK và GDP. Nhập siêu tăng mạnh, vượt ngưỡng an toàn (nhập siêu > 5% GDP) và đã xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn đối với cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế và đe dọa

A

2.3 Các thách thức đặt ra đối với chính sách tỷ giá thơng qua phân tích trạng thái của nền kinh tế Việt Nam qua sơ đồ Swan

Đạt được đồng thời cân bằng bên trong (cân bằng nội) và cân bằng bên ngoài

(cân bằng ngoại) là một mục tiêu trọng tâm của các chính sách kinh tế vĩ mô. Cả cân bằng nội và cân bằng ngoại đều dựa vào hai biến số nền tảng: mức cầu nội địa và tỷ giá thực hiệu lực (REER). Đến lượt mình, cả hai biến số này phản ảnh các điều kiện và chính sách kinh tế vĩ mô. Thâm hụt cán cân vãng lai xảy ra khi REER

bị định giá cao, và/hoặc có mức cầu nội địa thực cao quá mức. Biểu đồ Swan là một trong những cơng cụ có thể sử dụng để phân tích trạng thái của nền kinh tế, điểm đạt được trạng thái cân bằng nội và cân bằng ngoại, cũng như các vùng mất cân

bằng khác nhau. Đề tài sẽ phân tích nền kinh tế Việt Nam theo sơ đồ Swan:

Hình 2.1: Trạng thái kinh tế Việt Nam theo sơ đồ Swan

Theo đồ thị, tại trạng thái cân bằng đối nội và đối ngoại thì REER = 1. Trục trung của đồ thị biểu diễn tỷ giá. Trục hoành biểu diễn chi tiêu trong nước, bao

gồm: tiêu dùng (C), đầu tư (I), và chi tiêu của chính phủ (G).

1

Lạm phát – Thâm hụt tài khoản vãng lai

2

Giảm phát – Thâm hụt tài khoản vãng lai

EB IB REER =1 Nâng giá Phá giá

Chi tiêu trong nước Tỷ giá

4

Lạm phát – Thặng dư tài khoản vãng lai

3

Giảm phát – Thặng dư tài khoản vãng lai

Bảng 2.3 Cán cân vãng lai và lạm phát của Việt nam giai đoạn 1999-2009 và Sơ đồ Swan Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Cán cân vãng lai (tỷ USD) 1,177 1,106 0,682 -0,604 -1,931 -1,591 -0,56 -0,164 -6,992 -10,706 -8,868 Lạm phát (%) -0,307 -0,632 0,925 4,119 3,083 9,822 8,819 6,699 12,631 19,891 6,52 Trạng thái nền kinh tế trên Sơ đồ Swan 3 3 4 1 1 1 1 1 1 1 1

Nguồn: IMF - World Economic Outlook Database, October 2009

Theo cách tính REER của đề tài, thì REER của Việt Nam năm 2009 giảm

xuống còn 80,61%, tức là đang bị định giá cao hơn 19,39%. Thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài dai dẵng từ năm 2002 đến năm 2009, đưa nền kinh tế Việt Nam nằm bên phải đường cân bằng ngoại EB.

Lạm phát liên tục cao trong các năm gần đây có nghĩa là nền kinh tế Việt

Nam đang nằm bên trái đường cân bằng nội IB. Do đó, đề tài cho rằng trạng thái

nền kinh tế Việt Nam nằm tại điểm B là phù hợp nhất trong năm 2008 và 2009. Vậy nền kinh tế Việt Nam đối diện với lạm phát cao và thâm hụt cán cân vãng lai nên nằm ở vùng số (1).

Để nền kinh tế Việt Nam trở về trạng thái cân bằng đối nội và đối ngoại, tức

tại điểm A, đề tài tiến hành phân tích các yếu tố đối nội và đối ngoại của kinh tế

Việt Nam

2.3.1 Phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô đối nội

Một trong những nội dung quan trọng của quan niệm “phát triển bền vững” là phát triển của năm trước, thời kỳ trước phải tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của năm kế tiếp, thời kỳ kế tiếp. Kết quả đạt được của năm 2009 cho thấy chưa tạo

điều kiện tốt hơn cho phát triển trong năm 2010, năm cuối cùng của kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội 2006-2010 và cũng là năm cuối cùng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010. Các vấn đề có thể gây bất ổn nhất đối với kinh

tế vĩ mô cho năm tới, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh, nổi bật là vấn

đề tỷ giá hối đoái và lạm phát.

Tốc độ tăng trưởng GDP Lạm phát

Nguồn: Asian Development Outlook – Update 2009.

Đồ thị 2.2 Tăng trưởng GDP và lạm phát khu vực Đông Nam Á

Qua đồ thị 2.2 ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2 năm chịu

ảnh hưởng của suy thoái kinh tế vẫn ở mức cao so với các nước khu vực Đông Nam

Á nhưng lạm phát cũng rất cao khiến kinh tế Việt Nam khó có thể mà phát triển bền vững trong tương lai. Trong năm 2008, cùng chịu chung số phận với việc giá xăng và giá nguyên liệu tăng cao nhưng chỉ số CPI của các nước khác thì thấp hơn Việt Nam, do đó yếu tố lạm phát Việt Nam tăng nhanh trong năm 2008 không đơn thuần chỉ là yếu tố khách quan, mà quan trọng hơn là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại nền kinh tế Việt Nam. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho lạm phát Việt Nam tăng cao

trong thời gian qua. Thứ nhất, là do Việt Nam có tỷ lệ đầu tư/GDP cao kỷ lục, tín dụng tăng trưởng rất nhanh, trong đó một tỷ lệ lớn dành cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả. Thứ hai, Chính phủ chưa nhận thức đúng hoặc cố tình

phủ nhận những nguyên nhân dẫn đến lạm phát, nên đã đưa ra những chính sách

khơng nhất qn. Ở lĩnh vực tiền tệ, đó là răng cung tiền và tín dụng. Trong thời

gian qua, dịng vốn ngoại đổ vào Việt Nam nhiều thông qua các nguồn vốn FDI, đầu tư gián tiếp, ODA, kiều hối,..gây sức ép lên việc tăng giá VND, do đó co nguy

cơ làm giảm nhập khẩu, tăng xuất khẩu và làm cho cán cân thương mại càng thâm hụt hơn nữa. Do lo ngại điều này, Chính phủ đã cố giữ tỷ giá VND/USD ổn định

bằng cách tung tiền ra để mua USD. Ở lĩnh vực tín dụng, nhằm đạt được mục tiêu

tăng trưởng kinh tế 8-8,5%/năm, Chính phủ liên tục thúc đẩy tăng tín dụng, đặc biệt là tín dụng của các doanh nghiệp nhà nước, nơi mà sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Với tốc độ tăng tín dụng cao nhiều năm liền, đồng thời tăng cung tiền đột biến, lạm phát xảy ra là điều tất yếu.

Năm 2009 thì mức độ lạm phát đã được kiềm chế dưới 2 con số, đạt mức

6,52% do giá nguyên liệu trên thị trường thế giới hạ nhiệt, việc giá dầu mỏ thế giới liên tục giảm buộc giá trong nước và giá những hàng hoá và dịch vụ có liên quan giảm theo. Bên cạnh những tác động rất mạnh của việc giá cả thế giới rơi tự do như vậy, xuất khẩu hàng hoá trong năm 2009 gặp những khó khăn gay gắt hơn nhiều, cho nên cũng sẽ góp phần tạo ra sức ép giảm giá trong nước. Chúng ta đã thành công trong việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế 5,32% năm 2009, nhưng đây cũng sẽ vẫn là năm thứ hai tụt dốc, cho nên lạm phát do cầu kéo sẽ tiếp tục suy yếu thêm. Sở dĩ như vậy là bởi lẽ, nếu như trong tám năm 2000-2007, việc hầu như liên tục duy trì được đà tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước đồng nghĩa với tốc

độ tăng thu nhập của quảng đại các tầng lớp dân cư ngày càng tăng cao, sức mua

của thị trường trong nước ngày càng mạnh, thì ngược lại, sự suy giảm tốc độ tăng liên tiếp trong hai năm 2008-2009 lại đồng nghĩa với tốc độ tăng thu nhập giảm, sức mua giảm khiến giá cả không thể tăng mạnh. Không những vậy, việc giá cả không thể tăng mạnh còn bắt nguồn từ nguyên nhân “kép” khác. Đó là, sau một khoảng thời gian lạm phát phi mã quá dài, sức mua của một bộ phận không nhỏ dân cư đã bị suy kiệt và khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển khó khăn, công ăn việc

làm của bộ phận dân cư này trở nên khó khăn hơn, thu nhập giảm sẽ khiến sức mua giảm. Tiếp theo, trong điều kiện xu thế giá cả giảm ngày càng mạnh và kéo dài, tâm lý “thắt lưng buộc bụng” của một bộ phận rất lớn dân cư sẽ mạnh hơn và điều này cũng khiến sức mua xã hội giảm.

Bước sang năm 2009, tuy chỉ số giá thị trường đầu năm 2010 còn ở mức thấp nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trong năm 2010 do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, tiền tệ, tín dụng năm 2009 tăng trưởng cao. Tín dụng cả năm 2009

ước tăng gần 38% so với cuối năm 2008, trong khi GDP tăng 5,32%. Như vậy, tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 57 - 66)