3.2. Các giải pháp hoàn thiê ̣n chính sách tỷ giá hiện hành
3.2.2. Thực hiện chính sách đa ngoại tệ
Trong một thời gian dài từ năm 1989 đến nay, USD ln là đồng tiền có tầm
ảnh hưởng mạnh nhất đến việc xây dựng chính sách tỷ giá của Việt Nam. Việc xác định tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ khác ln được tính tốn thơng qua tỷ giá
giữa VND và USD. Đây là một cơ chế điều hành hợp lý trong thời gian qua, khi mà những thanh toán thương mại cũng như những nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu sử dụng đồng đôla.
Tuy nhiên, qua những diễn biến trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, đồng đôla đã mất dần vị thế chủ lực trên thị trường thế giới, đồng thời là những sự trỗi dậy của một số ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY, GBP.
Thay vì chỉ tập trung vào USD, chính sách tỷ giá thời gian tới cần phải quan tâm đến việc xác định tỷ giá với những ngoại tệ mạnh khác, trong đó, đặc biệt là
EUR và JPY. Nhật Bản từ rất lâu đã là một thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của Việt Nam. Không chỉ là quan hệ thương mại, những nguồn vốn hỗ trợ, cho vay,
đầu tư trực tiếp của Nhật đối với Việt Nam luôn là một trong những nước hàng đầu.
Thiết lập tỷ giá trực tiếp giữa VND và JPY sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi và động lực lớn cho quan hệ hai nước, góp phần cải thiện thương mại và khả năng thu
hút vốn đầu tư của Việt Nam.
Trong khi Nhật Bản là bạn hàng lâu năm thì châu Âu lại là một thị trường xuất khẩu tiềm năng mà Việt Nam cần nhắm tới. Quan hệ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nước châu Âu đã được thiết lập và đang dần
được nâng cao. Hơn nữa, vị thế của đồng EUR trên trường quốc tế ngày càng được
khẳng định mạnh hơn so với đồng đôla. Việc xây dựng tỷ giá trực tiếp với đồng
EUR sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi thế cạnh tranh trong quan hệ thương mại cũng như thu hút đầu tư từ Cộng đồng chung châu Âu này.
Thêm vào đó, khơng chỉ đa dạng hóa ngoại tệ trong quan hệ thương mại và đầu tư, chính sách dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay cũng cần có những thay đổi nhất định trong cơ cấu dự trữ. Nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong
những năm qua thì USD chiếm tỷ trọng rất lớn. Với xu hướng hiện nay trên thế giới thì việc thay đổi tỷ trọng theo hướng giảm dự trữ USD và tăng tỷ trọng của EUR và JPY là điều hợp lý. Đồng USD đang mất giá trên trường quốc tế, đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ sẽ làm giảm sự phụ thuộc quá lớn vào đồng đơla qua đó giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho dự trữ ngoại hối quốc gia.
Mặc dù vậy, đây là việc làm không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Thói quen sử dụng USD trong thanh tốn từ 20 năm nay đã đi sâu vào một bộ phận lớn dân cư và nền kinh tế. Việc thay đổi xu hướng này là điều khơng hề dễ dàng. Chính vì vậy, chính phủ cần có những biện pháp cụ thể trong việc khuyến khích, hỗ trợ trước hết là các tổ chức kinh tế đặc biệt là các tổ chức tín dụng về việc cân bằng
trong chính sách nắm giữ ngoại tệ của mình, từ đó sẽ có tác động thay đổi thói quen sử dụng ngoại tệ trong bộ phận dân cư và nền kinh tế.