Số liệu tỷ lệ đầu tư/GDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 66)

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ đầu tư/GDP (%) 33,2 35,4 35,7 35,6 36,8 41,6 41,5 33,2

Nguồn : IMF Country Report No.09/110

Dù đầu tư cao nhưng tốc độ tăng trưởng GDP chỉ từ 6-8.5% nên hệ số ICOR luôn ở mức cao. ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế

càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề để gây lạm phát, khủng hoảng và suy giảm kinh tế.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Đồ thị 2.3 ICOR của Việt Nam qua các giai đoạn

Tăng trưởng nhân tố:

Một phương pháp phổ biến dùng để đánh giá đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng GDP là sử dụng hàm sản xuất Solow, với hai yếu tố đầu vào cơ bản là vốn và lao động. Theo đó, sự gia tăng sản lượng trong nền kinh tế là do hai phần chính: (1) sự gia tăng của các yếu tố đầu vào; (2) sự gia tăng về năng suất được đo bằng hệ số năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).

Năng suất thể hiện những tiến bộ về hiệu quả của nền kinh tế như công nghệ, phương pháp quản lý… Về cơ bản, nó thể hiện chất lượng tăng trưởng. Một nền kinh tế có chất lượng tăng trưởng tốt là một nền kinh tế có năng suất tăng trưởng cao, tăng dần theo thời gian thay vì dựa vào sự tăng trưởng của vốn và lao động.

Đóng góp của vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp TFP vào tăng

trưởng GDP giai đoạn 2003 – 2008 và 2004 – 2009 như sau.

Bảng 2.5 Mức đóng góp một số nhân tố vào tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP Tốc động tăng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) Đóng góp của vốn Đóng góp của lao động 2003 – 2008 45,72 7,55 31,43 6,74 Phần trăm đóng góp 100% 16,51% 68,75% 14,74% Bình quân TFP hàng năm 1,50 2004 – 2009 42,22 6,92 30,25 5,04 Phần trăm đóng góp 100% 16,40% 71,66% 11,93% Bình quân TFP hàng năm 1,47 Nguồn: www.sgtt.com.vn

Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư quá mức và dàn trải. Theo tính tốn trong bảng trên, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP chỉ là 16,51%. Giờ thì tỷ lệ này lại đang có xu hướng giảm dần, trong khi đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng chiếm đến 68,75% trong giai đoạn năm

năm 2003 – 2008 và tăng lên đến 71,66% trong năm năm 2004 – 2009. Đây là một tỷ lệ cao hiếm thấy trên thế giới. Nếu chỉ xét giai đoạn 2007 – 2009 thì chất lượng tăng trưởng đã ở mức báo động. Trong giai đoạn này, năng suất các nhân tố tổng

hợp chỉ đóng góp vào tăng trưởng 7,29% trong khi tăng trưởng do đóng góp của

vốn vào khoảng 83,2%. Năng suất các nhân tố tổng hợp trong giai đoạn 2004 – 2008 cũng chỉ tăng bình quân khoảng 1,5% nhưng mức tăng này ngày càng giảm dần. Đặc biệt, từ năm 2007 đến nay, năng suất nhân tố tổng hợp chỉ tăng xấp xỉ 1%.

Điều này cũng đặc biệt ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Diễn đàn

Kinh tế thế giới (WEF) công bố báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2009 – 2010 (Global Competitiveness Report 2009-2010). Theo báo cáo này, Việt Nam xếp hạng 75 trong tổng số 133 nền kinh tế, giảm 5 bậc so với hạng 70/134 của năm ngối.

2.3. 2 Phân tích yếu tố kinh tế vĩ mô đối ngoại (cán cân vãng lai)

Xuất khẩu năm 2009 giảm nhiều so với năm 2008; năm 2010 dự kiến kim ngạch xuất khẩu tăng 6% so năm 2009, nhưng vẫn chưa đạt mức năm 2008 (62,7 tỷ USD năm 2008 so với 60 tỷ USD dự kiến cho năm 2010), ảnh hưởng đến nguồn thu ngoại tệ và gây khó khăn cho cán cân thanh toán quốc tế.

Lần đầu tiên trong nhiều năm, cán cân thanh toán năm 2009 và dự báo cho cả năm 2010, tuy chưa vượt quá tầm kiểm soát, đã bị thâm hụt. Hậu quả là khó khăn trong ổn định tỷ giá hối đối.

Cán cân vãng lai một trong 2 thành phần chính của cán cân thanh toán, đặc biệt là thâm hụt cán cân vãng lai, là một chỉ số vĩ mô quan trọng của các nền kinh tế chuyển đổi. Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như lý thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài mà khơng có biện pháp cần thiết (như tăng lãi suất, phá giá đồng tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ) thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Khi một quốc gia có thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, thì để có tiền (ngoại tệ) trả cho các khoản nhập khẩu và thâm hụt này, cần có dịng vốn chảy vào (FDI, FPI, vay ngắn hạn, dài hạn, kiều hối, ODA). Nên thông thường, thâm hụt thương mại (tài khoản vãng lai) thường đi cùng với

thặng dự trên tài khoản vốn. Nếu khơng có thặng dư trên tài khoản vốn, thì nước nhập siêu buộc phải sử dụng đến dự trữ ngoại hối để đáp ứng cho nhu cầu nhập

khẩu của mình. Nếu dự trữ khơng đủ đáp ứng, thì chắc chắn sẽ dẫn tới việc đồng

tiền buộc phải mất giá.

Theo lý thuyết kinh tế, thâm hụt tài khoản vãng lai là do sự mất cân đối giữa

đầu tư và tiết kiệm. Mối quan hệ giữa mức tiết kiệm và đầu tư như sau:

CA = S – I

Trong đó: CA (current account) là mức thâm hụt/thặng dư của tài khoản

vãng lai, S (domestic savings) là mức tiết kiệm trong nền kinh tế và I (investment) là đầu tư. Đẳng thức này cho biết, vấn đề thâm hụt tài khoản vãng lai khơng nằm ở chính sách thương mại, mà có nguồn gốc ở các vấn đề kinh tế vĩ mô.

Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai Việt Nam:

Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư tăng cao thì thâm hụt khơng phải là vấn đề nghiêm

trọng, vì khi đầu tư nhiều vào nhà máy, thiết bị, cơng cụ sản xuất,…thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn và sẽ sản xuất ra nhiều hàng hố để có thể tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và giảm thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất động sản, là một đáng lo vì khu vực này khơng làm tăng năng suất, cũng như khơng tạo ra các sản phẩm có thể được

dùng để trả nợ.

Những lý do dẫn đến đầu tư tăng cao:

Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong thời gian qua

được nới lỏng, do đó làm cho đầu tư trong nước tăng lên, trong ngắn hạn sẽ làm

giảm lãi suất.

Thơng thường, khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì sẽ tạo nên áp lức giảm giá đồng tiền nội tệ so với đồng tiền của nước khác. Nếu chế độ tỷ giá linh

hoạt thì khi đó, nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn và xuất khẩu sẽ trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên, khi tỷ giá cố định, thì đồng tiền nội tệ về bản chất là đã lên giá. Việc duy trì

đồng nội tệ đã lên giá sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Việt Nam duy trì tỷ

giá cố định gắn vào USD trong một thời gian dài. Khi lạm phát thấp, thì chính sách này là hợp lý để làm tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam.

Từ cuối năm 2006 và đặc biệt là năm 2007, lượng vốn đầu tư (cả gián tiếp và trực tiếp) chảy vào Việt Nam tăng đột biến, làm cho đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác. Để duy trì tính cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu, NHNN đã tung một lượng tiền lớn ra để mua USD (làm tăng dự trữ ngoại hối), dẫn tới một lượng cung ứng tiền rất lớn trong hệ thống thanh toán của Việt Nam. Theo thống kê, năm 2007 cung tiền tăng 135%. Với mức cung tiền lớn và đưa vào lưu thơng để duy trì tỷ giá cố định, mặt khác 2007 là năm tăng trưởng tín dụng nóng. Điều này đã làm cho lạm phát tăng rất cao năm 2008, khoảng 23,1% so với năm 2007. Tác động của lạm phát cao đã làm cho đồng tiền Việt Nam mất giá. Tăng trưởng cung tiền năm 2009 khoảng 27%, tăng trưởng tín dụng 37% cùng với gói kích thích kinh tế mà đăc biệt là chương trình bù lãi suất 4%, lạm phát được kiềm chế nhưng cũng ở

mức 6,52. Việc duy trì tỷ giá cố định về cơ bản là việc duy trì một đồng tiền định

giá quá cao làm cho hàng Việt Nam mất tính cạnh tranh, dẫn đến xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng. Đây cũng chính là nguyên nhân của trình trạng nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai.

Ngoài ra, vốn đầu tư tăng mà quan trọng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngồi FDI chảy vào Việt Nam, góp phần làm thâm hụt cán cân thương mại, nhất là các dự án đầu tư vào bất động sản. Khi đầu tư vào bất động sản sẽ không cải thiện tình hình xuất khẩu của Việt Nam, mà lại làm tăng nhu cầu nhập khẩu, vì vậy làm tăng nhập siêu. Trong năm 2008 các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư

nước ngồi nhập khẩu 28,5 tỷ USD (35,4% kim ngạch nhập khẩu) và 2009 là 24,9 tỷ USD (36,2% kim ngạch nhập khẩu).

Thứ hai, mức tiết kiệm giảm:

Ta phân tích mức tiết kiệm trong nước thành tiết kiệm của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước.

CA = Sp + Sg – I

Trong đó: Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân (thu nhập trừ đi tiêu dùng và

nộp thuế cho chính phủ); Sg là tiết kiệm của khu vực chính phủ. Theo cơng thức, nếu như yếu tố I khơng thay đổi, thì tài khoản vãng lai sẽ thâm hụt nếu như mức tiết kiệm của khu vực tư nhân Sp giảm và tiết kiệm chính phủ Sg giảm.

Bảng 2.6 Tiết kiệm tư nhân và chính phủ so với GDP

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010*

Tiết kiệm tư nhân (% GDP) 23,3 23,6 26,7 28,1 26,2 26,1 23,0 24,6 Tiết kiệm chính phủ (% GDP) 7,3 8,4 7,8 8,4 5,6 5,1 2,1 2,2

Nguồn : IMF Country Report No.09/110 (*: ước tính)

Các nước đang phát triển thường có mức tiết kiệm khá thấp so với nhu cầu

đầu tư trong nước (thu nhập thấp nên tiết kiệm thấp). Việt Nam là một trong những

trường hợp như thế. Trong năm 2008 và 2009, với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và sự đóng băng của thị trường bất động sản cùng ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập dân cư, do đó mức tiêu dùng sẽ giảm xuống, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Chính phủ cần có biện pháp kích cầu

tiêu dùng để cho người dân có điều kiện mua hàng hố với giá rẻ để kích thích thị trường hàng hố.

Thứ ba, thâm hụt ngân sách nhà nước:

Việc tăng thâm hụt ngân sách, làm giảm tiết kiệm chính phủ sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Do đó, nếu các yếu tố khác khơng thay đổi, thì chính thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Một trong những nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế, đó là vấn đề thâm hụt kép: Vừa thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, lại vừa thậm hụt ngân sách chính phủ cũng lớn.

-4.5 -3.3 -4.3 -4.9 -5 -5 -4.7 -8.2 -6.5 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: IMF và Tổng cục thống kê

Đồ thị 2.4 Thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2002-2009 (%GDP)

Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam hiện nay đã tới mức đáng báo động. Theo số liệu chính thức, thâm hụt ngân sách của nước ta hiện đang ở mức trên 5% GDP (bao gồm cả tiền trả nợ gốc và khơng bao gồm các khoản chi ngồi dự tốn).Thâm hụt ngân sách Việt Nam trong mấy năm gần đây liên tục tăng cao và đặc biệt là tăng mạnh năm 2009.

Việc gia tăng thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm

đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai. Tóm lại, thâm hụt ngân

sách cao kéo dài sẽ đe doạ sự ổn định kinh tế vĩ mơ, khả năng duy trì tốc độ tăng

trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Việc thâm hụt cán cân thương mại kéo dài trong giai đoạn vừa qua của Việt Nam là nguyên nhân chính gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai trong thời gian qua. Thâm hụt thương mại thường diễn ra ở nhiều nền kinh tế đang phát triển.

Tuy nhiên, nếu nền kinh tế hấp thụ vốn đầu tư tốt, đầu tư hiệu quả thì thâm hụt

thương mại cao là tiền đề của sự tăng trưởng trong giai đoạn phát triển tiếp theo và ngược lại. Nhưng thâm hụt thương mại tăng cao là do xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam là do chỉ xuất thơ, trong khi nhập khẩu chính những sản phẩm tinh chế với giá cao hơn gấp nhiều lần. Trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu, chúng ta vẫn chưa bóc tách một cách cụ thể từng nhóm hàng để đánh giá thực chất của việc thâm hụt thương mại. Thiết bị máy móc, phụ tùng, nguyên vật liệu cho sản xuất mặc dù chiếm tỷ trọng khá lớn và tăng cao trong cán cân nhập khẩu, nhưng khơng ít trong số này không phải là công nghệ nguồn hoặc được sử dụng để đầu tư vào các dự án khơng có hiệu quả.

Trong thời gian qua, lượng ngoại tệ bù đắp cho nhập siêu của Việt Nam hiện phần nhiều được huy động từ kiều hối, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) cũng như gián tiếp (FPI). Mức thâm hụt thương mại lớn cùng với việc dự trữ ngoại hối khiêm tốn, nguy cơ khủng hoảng thanh tốn nước ngồi có thể xảy ra, nhất là trong trường hợp dòng vốn đảo chiều trong bối cảnh suy thối.

2.4 Cân nhắc lợi ích – chi phí khi phá giá VND

Phá giá mạnh đồng nội tệ là một trong những quyết định hết sức khó khăn

và nhạy cảm vì nó liên quan đến nhiều khía cạnh của hoạt động kinh tế, xã hội và

đời sống nhân dân. Về mặt lý thuyết chính sách phá giá mạnh VND cho thấy một

số lợi ích như: khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu đang ở mức báo động, cải thiện cán cân vãng lai, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có hiệu quả hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, mở ra cơ hội mới cho nông nghiệp phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân…. Xong chỉ có phá giá khơng thơi thì chưa đủ để đạt được những hiệu quả to lớn như trên vì bên cạnh những lợi ích mà phá giá đồng nội tệ có thể đem lại, nó cịn gây ra những hậu quả khó lường

2.4.1 Phá giá và xuất nhập khẩu

Theo tính tốn của đề tài thì REER của Việt Nam đã giảm liên tục dưới 1

trong giai đoạn 2005-2009, đặc biệt trong năm 2008-2009 thì REER chỉ ở mức 0,8 khiến VND bị định giá thực cao. Việc VND trở nên quá mạnh so với các đối tác

thương mại chủ yếu, đã khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của nước ta trong thời gian qua. Trong khi đó, Việt Nam là một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu (tỷ trọng xuất khẩu/GDP gần 70%) và ngày càng mở cửa đối với nhập khẩu nên Việt Nam không thể giữ tỷ giá thực VND quá cao trong một thời gian quá dài.

Nếu chỉ xét ở mặt xuất khẩu, theo lý thuyết Việt Nam nên phá giá mạnh VND, lúc đó với kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 70% GDP thì việc giảm giá VND sẽ giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam rẻ hơn, khả năng cạnh tranh tăng lên, từ đó nâng cao kim nghạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại, tác động tích cực

đến nền kinh tế giúp duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP. Thêm vào đó, với sự

mất giá của USD so với các ngoại tệ khác trên thế giới trong thời gian qua, thì khi phá giá VND sẽ giúp điều chỉnh tỷ giá thực của VND, ít nhất là về đúng giá trị thực của nó, hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu.

Tuy nhiên với các mặt hàng xuất khẩu chính là lương thực, nguyên liệu thô và các mặt hàng gia cơng thì mặt hàng nào sẽ xuất khẩu được nhiều hơn khi phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 66)