REER và NEER của Việt Nam giai đoạn 1999-2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 85)

Trong thời gian qua, do đồng Việt Nam gắn với đồng USD, do đồng USD có xu

hướng giảm trên thị trường thế giới nên tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) đã tăng, tăng trưởng xuất khẩu tăng cao (bình quân 20%/năm), đặc biệt trong năm 2008 là năm đầu tiên Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu. Bên

cạnh đó, lạm phát Việt Nam từ 2004-2009 tăng cao hơn so với nhiều đối tác thương mại chủ chốt, làm cho REER giảm mạnh, tức là đồng Việt Nam đang bị định giá

cao, đi kèm theo đó là tăng trưởng nhập khẩu đạt mức kỷ lục trong năm 2007 và

2008, năm 2009 đi kèm với những ảnh hưởng sâu rộng của khủng hoảng kinh tế nên cà xuất và nhập khẩu đề tăng trưởng âm. Độ giãn ra ngày càng lớn giữa NEER và REER cho thấy tỷ lệ lạm phát cao đã làm xói mịn năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, chính phủ cần tập trung vào giải quyết giảm mức lạm phát xuống vừa phải và điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn nữa, sự linh hoạt này gắn với các rổ tiền tệ, là các đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam chứ khơng chỉ có USD để đưa

REER trở lại trạng thái cân bằng.

3.2 Các giải pháp hồn thiện chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam 3.2.1 Cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại

Từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO, thì một số nhà phân tích đã dự đốn rằng việc nới lỏng những rào cản thương mại sẽ tạo ra xu hướng gia tăng trong nhập

khẩu mạnh hơn xuất khẩu. Và thực trạng sau hai năm gia nhập đã diễn ra đúng như dự báo khi mà thâm hụt thương mại của Việt Nam ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề đáng lo ngại.

Tuy nhiên, cải thiện cán cân thương mại khơng phải là điều có thể thực hiện trong một sớm một chiều và không thể hồn tồn phụ thuộc vào chính sách tỷ giá. Trong khi nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu trong nước thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu nên là mục tiêu cần hướng đến trong tiến trình cải thiện thâm hụt thương mại.

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được đóng

góp chủ yếu từ những mặt hàng như lúa gạo, cà phê, tiêu, điều, giầy dép, may mặc, dầu thơ. Nhìn chung mũi nhọn xuất khẩu của chúng ta là nông sản, hàng gia công và nguyên liệu thô. Đây là những mặt hàng có giá trị xuất khẩu thấp và ít chịu ảnh

hưởng của biến động giá.

Trong khi đó, bạn hàng chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua vẫn là Mỹ, Nhật và một số nước châu Âu, nơi mà chất lượng sản phẩm chứ không phải giá là yếu tố cạnh tranh chủ lực.

Do vậy, thay vì trong chờ vào chính sách tỷ giá thì mục tiêu năng cao khả năng của hàng xuất khẩu nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng mặt hàng, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng quan hệ thương mại, nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu cho Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây là những vấn đề liên quan đến năng lực nội tại của nền kinh tế, nó cần được thực hiện lâu dài, bền vững, tránh

hiện tượng chạy theo số lượng, thành tích mà bỏ qua chất lượng thực sự.

Nâng cao năng lực cạnh tranh là một quá trình lâu dài và khó khăn. Khi hội nhập kinh tế tồn cầu ngày càng sâu, một số lĩnh vực sẽ khó lịng cạnh tranh hơn nếu chỉ dựa vào lợi thế giá và nhân cơng. Trong bối cảnh cạnh tranh tồn cầu quyết liệt, Việt Nam cần phải chuyển đổi tư duy phát triển sang chiến lược dựa vào lợi thế cạnh tranh và năng suất lao động nhằm đưa Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất trong “chuỗi giá trị” của khu vực châu Á, một cửa ngõ dịch vụ quan trọng của

Đông Nam Á và Tiểu vùng Mekong. Các nước châu Á đang gặp rất nhiều khó khăn

do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, song sự phục hồi của kinh tế thế giới sau khủng hoảng sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho thương mại quốc tế

nói chung và xuất khẩu của châu Á nói riêng. Thương mại trong khu vực vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, vì vậy, Việt Nam cần làm sâu sắc và thực chất hơn hợp tác kinh tế khu vực, trước hết là các khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand.

Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là chính sách tỷ giá khơng được đề cập đến. Chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý cần được thực hiện ở mức độ cao hơn, trả tỷ giá về sát với ngang giá sức mua, nới rộng biên độ dao động. Tỷ giá hối đoái nên được xem như một chất xúc tác trong quá trình cải thiện cán cân thương mại,

nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu Việt Nam trên trường quốc tế.

3.2.2 Thực hiện chính sách đa ngoại tệ

Trong một thời gian dài từ năm 1989 đến nay, USD luôn là đồng tiền có tầm

ảnh hưởng mạnh nhất đến việc xây dựng chính sách tỷ giá của Việt Nam. Việc xác định tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ khác ln được tính tốn thơng qua tỷ giá

giữa VND và USD. Đây là một cơ chế điều hành hợp lý trong thời gian qua, khi mà những thanh toán thương mại cũng như những nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu sử dụng đồng đôla.

Tuy nhiên, qua những diễn biến trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, đồng đơla đã mất dần vị thế chủ lực trên thị trường thế giới, đồng thời là những sự trỗi dậy của một số ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY, GBP.

Thay vì chỉ tập trung vào USD, chính sách tỷ giá thời gian tới cần phải quan tâm đến việc xác định tỷ giá với những ngoại tệ mạnh khác, trong đó, đặc biệt là

EUR và JPY. Nhật Bản từ rất lâu đã là một thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của Việt Nam. Không chỉ là quan hệ thương mại, những nguồn vốn hỗ trợ, cho vay,

đầu tư trực tiếp của Nhật đối với Việt Nam luôn là một trong những nước hàng đầu.

Thiết lập tỷ giá trực tiếp giữa VND và JPY sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi và động lực lớn cho quan hệ hai nước, góp phần cải thiện thương mại và khả năng thu

hút vốn đầu tư của Việt Nam.

Trong khi Nhật Bản là bạn hàng lâu năm thì châu Âu lại là một thị trường xuất khẩu tiềm năng mà Việt Nam cần nhắm tới. Quan hệ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nước châu Âu đã được thiết lập và đang dần

được nâng cao. Hơn nữa, vị thế của đồng EUR trên trường quốc tế ngày càng được

khẳng định mạnh hơn so với đồng đôla. Việc xây dựng tỷ giá trực tiếp với đồng

EUR sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi thế cạnh tranh trong quan hệ thương mại cũng như thu hút đầu tư từ Cộng đồng chung châu Âu này.

Thêm vào đó, khơng chỉ đa dạng hóa ngoại tệ trong quan hệ thương mại và đầu tư, chính sách dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay cũng cần có những thay đổi nhất định trong cơ cấu dự trữ. Nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong

những năm qua thì USD chiếm tỷ trọng rất lớn. Với xu hướng hiện nay trên thế giới thì việc thay đổi tỷ trọng theo hướng giảm dự trữ USD và tăng tỷ trọng của EUR và JPY là điều hợp lý. Đồng USD đang mất giá trên trường quốc tế, đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ sẽ làm giảm sự phụ thuộc quá lớn vào đồng đôla qua đó giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho dự trữ ngoại hối quốc gia.

Mặc dù vậy, đây là việc làm khơng thể thực hiện trong thời gian ngắn. Thói quen sử dụng USD trong thanh toán từ 20 năm nay đã đi sâu vào một bộ phận lớn dân cư và nền kinh tế. Việc thay đổi xu hướng này là điều khơng hề dễ dàng. Chính vì vậy, chính phủ cần có những biện pháp cụ thể trong việc khuyến khích, hỗ trợ trước hết là các tổ chức kinh tế đặc biệt là các tổ chức tín dụng về việc cân bằng

trong chính sách nắm giữ ngoại tệ của mình, từ đó sẽ có tác động thay đổi thói quen sử dụng ngoại tệ trong bộ phận dân cư và nền kinh tế.

3.2.3 Phối hợp đồng bộ giữa các chính sách

Các chính sách tiền tệ, tài khoá và tỷ giá hối đoái cần phải được xây dựng đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo các mục tiêu rõ ràng, nhất quán và khả thi. Đồng thời, các chính sách cần được hoạch định trong cơ chế minh bạch hoá và ràng

buộc trách nhiệm, nhằm tăng cường khả năng hoạch định và thực thi chính sách

kinh tế, tài chính có chất lượng, giảm thiểu nguy cơ thông qua các quyết định đầu tư với những thông tin đầu vào thiếu chính xác. Chính sách tài khố với mức thâm hụt ngân sách gia tăng có thể làm giảm uy tín của chính sách tỷ giá hối đối cố định hay quản lý chặt chẽ, do sự thâm hụt ngân sách lớn gây sức ép nới lỏng chính sách tiền tệ (lãi suất giảm), điều này có thể kích thích vốn chảy ra nước ngoài… Do vậy, sự

nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mơ là rất cần thiết, là điều kiện quan trọng cho quá trình tự do hố thị trường tài chính.

Hiện nay, Việt Nam đã thực hiện gói kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên thâm hụt ngân sách là vấn

đề đáng quan ngại. Với nền kinh tế còn dựa vào nguyên nhiên vật liệu và máy móc

nhập khẩu nhiều, chính sách tài khóa khơng được thực hiện thận trọng có thể làm gia tăng hàng hóa nhập khẩu, làm thâm hụt tài khoản vãng lai và gây sức ép hơn lên tỷ giá. Do đó, các chính sách tỷ giá, tài khóa, tiền tệ phải được đặt trong mối liên hệ và hỗ trợ lần nhau nhằm thực hiện những mục tiêu của nền kinh tế.

3.2.4 Xử lý tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá

Lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các cơng cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Giữa lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ ràng buộc khá chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạch định của nền kinh tế. Chính vì vậy mà chính sách điều hành tỷ giá và lãi suất cần có sự phối hợp hài hịa, tránh tình trạng mâu thuẫn lẫn nhau gây xáo trộn trong tổng thể nền kinh tế. Sự khập khểnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất lợi như: nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát “chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngồi…Vì vậy, trong quản lý vĩ mơ chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. NHNN phải chú trọng vào mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá sao cho đảm bảo cân bằng lợi tức giữa việc nắm giữ USD và VND, tránh dịch chuyển sang USD. Nền kinh tế bị càng bị đơ la hóa (và vàng hóa) hơn. Và

USD khan hiếm là khơng khó hiểu. Các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi USD, khiến chênh lệch lãi suất USD ở trong nước và ngoài nước ngày càng dãn ra, điều này lại khuyến khích các dịng vốn ngắn hạn (đầu cơ hay cho ngân hàng trong nước vay ngắn hạn) chảy vào gây áp lực hơn nữa lên lạm phát.

NHNN nên sử dụng hệ thống lãi suất như là công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đối ngồi việc mua vào, bán ra qua dự trữ ngoại tệ. Để làm được điều đó lãi suất

của NHNN phải phản ánh đầy đủ mức độ tăng giảm của cung tiền nội tệ. Đến lượt nó mức tăng giảm cung tiền phụ thuộc vào dự báo lạm phát. Ngân hàng Nhà nước chỉ mua vào và bán ra ngoại tệ trong trường hợp cung cầu không cân bằng tại mức tỷ giá cân bằng trung tâm.

hiện ở mức cao hơn và chính sách lãi suất thỏa thuận tiếp tục duy trì trong tổng thể chính sách tiền tệ của quốc gia. Sự phối hợp hài hịa giữa hai chính sách này sẽ đem lại sự ổn định cho cả lãi suất và tỷ giá hối đoái, tạo điều kiện tốt cho tăng trưởng

kinh tế.

3.2.5 Điều hành chính sách tỷ giá theo tỷ giá thực – Lộ trình linh hoạt hóa cơ chế tỷ giá trong những năm tới

Hiện nay NHNN đã từng bước tách rời sự neo buộc của VND vào USD và

từng bước gắn kết VND vào một rổ tiền tệ gồm các đồng tiền của các đối tác thương mại chính bằng cách cập nhật và xác định chỉ số tỷ giá thực hiệu lực REER

đề làm tham chiếu quan trọng tác động vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn giúp

cho NHNN có thể dự đốn được xu hướng tỷ giá hối đối trong nhiều năm vì tỷ giá hối đoái thực là chỉ tiêu dài hạn. Thơng qua tỷ giá hối đối thực, NHNN có thể điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác để đưa nền kinh tế đi đúng hướng nhằm đạt

mức tăng trưởng bền vững, bởi lẽ tỷ giá hối đoái thực được xem là chỉ tiêu phản ảnh thực chất của nội tệ so với ngoại tệ chủ yếu. Tỷ giá hối đối thực có ảnh hưởng trực tiếp đến thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời là chỉ tiêu phân tích điều

kiện kinh tế vĩ mơ, từ đó có những phương hướng điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa đúng hướng vì nó phản ảnh được sức mua của tiền tệ đồng thời là thước đo chủ yếu để đánh giá thực chất của nội tệ so với các ngoại tệ.

Công cụ hữu hiệu có thể sử dụng để hạn chế thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai là tỷ giá linh hoạt và không bị định giá cao. Để đồng Việt Nam khơng bị

đánh giá cao thì NHNN phải tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá theo tỷ giá thực,

phản ánh được mối tương quan sức mua giữa VND và các đồng tiền khác.

3.2.6 Nâng cao tính chuyển đổi cho đồng Việt Nam và xử lý tình trạng đơla hóa

Trong bối cảnh tồn cầu hố kinh tế hiện nay, việc nâng cao tính chuyển đổi của VND có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong nước với quốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nước ngoài, tạo vị thế cho quốc gia trên thị trường quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi

cao cũng sẽ làm giảm hiện tượng đơla hóa, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành

chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá.

Một đồng tiền mất uy tín tất yếu làm thương tổn đến tích lũy, đầu tư nội địa, tăng nguy cơ lạm phát, tạo điều kiện cho hội chứng đơla hóa. Do đó, khơng ngừng nâng cao uy tín của đồng Việt Nam trên cơ sở duy trì sự tương quan hợp lý giữa giá trị đối nội và đối ngoại của nội tệ, hướng dần tới mục tiêu đồng Việt Nam có khả năng chuyển đổi.

Có thể nói nâng cao khả năng chuyển đổi của VND và khắc phục đơla hóa là hai mặt của quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong điều kiện hội nhập. Nâng cao tính chuyển đổi của VND ngay trong chính quốc gia để người dân, doanh nghiệp có lịng tin vào VND. Xử lý vấn đề đơ la hóa cần đi kèm với việc cải thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 85)