Hoạt động cho vay vốn TDĐT tại NHPTVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 50)

1.1.4.2 .Yếu tố nội tại của tổ chức quản lý nguồn vốn tín dụng đầu tư

2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt

2.3.2.2. Hoạt động cho vay vốn TDĐT tại NHPTVN

2.3.2.2.1. Doanh số cho vay vốn TDĐT.

Hình 2.6. Giải ngân vốn TDĐT 2004-2008 (nghìn tỷ đồng) 10,573 7,826 9,834 21,877 25,708 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: Ngânhàng Phát triển Việt Nam

- Năm 2004 doanh số cho vay vốn TDĐT của Nhà nước là 10.573 tỷ đồng, trong khi kế hoạch giải ngân Thủ tướng Chính phủ giao cho NHPT là 13.400 tỷ đồng theo Quyết định số 242/2003/QĐ-TTg ngày 17/11/2003, đạt tỷ lệ 78,9%.

- Năm 2005 tỷ lệ giải ngân so với kế khoạch được giao theo Quyết định 209/2004/QĐ-TTg ngày 13/12/2004 chỉ đạt 54,35% (7.826 tỷ đồng / 14.400 tỷ đồng), giảm 26% so với năm 2004.

- Năm 2006, doanh số cho vay cả năm là 9.834 tỷ đồng, đạt 53,45% kế hoạch được giao (theo Quyết định số 1272/2005/QĐ-TTg ngày 06/12/2005 là 18.400 tỷ đồng), mặc dù tăng 25,6% so với năm 2005 nhưng vẫn thấp hơn 6,9% so với năm 2004.

- Năm 2007 là năm đầu tiên triển khai Nghị định 151/2006/NĐ-CP với kế hoạch TDĐT được Thủ tướng Chính phủ giao theo Quyết định số 1643/2006/QĐ-TTg ngày 14/12/2006 là 22.200 tỷ đồng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong 2 quý đầu năm do cơ quan quản lý nhà nước chậm trễ trong việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 151/2006/NĐ-CP nhưng với sự cố gắng và quyết tâm cao cả hệ thống đã giải ngân được 21.877 tỷ đồng, đạt 98,6% kế hoạch, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2006.

- Năm 2008, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiểm sốt tín dụng của Chính phủ, nguồn vốn TDĐT được tập trung cho các dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch CCKT đất nước. NHPTVN không cho vay đối với các dự án có tổng vốn đầu tư tài sản cố định dưới 10 tỷ đồng, giảm mức vốn cho vay tối đa đối với dự án nhóm A, B cịn 50%, nhóm C cịn 40% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định. Các giải pháp này cũng nhằm tìm kiếm những dự án thật sự có hiệu quả, chủ đầu tư có đủ năng lực tài chính để thực hiện thành cơng dự án. Do đó doanh số cho vay năm 2008 chỉ tăng 17,5% so với năm 2007, đạt 25.708 tỷ đồng (trong đó giải ngân cho dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 8.272 tỷ đồng). Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch năm 2008 là 95,6%. (kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 26.900 tỷ đồng ).

Những yếu tố ảnhhưởng đến doanh số cho vay TDĐT:

- Thứ nhất, đối tượng cho vay vốn TDĐT không ổn định. Tùy thuộc vào đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn mà đối tượng cho vay được Chính phủ điều chỉnh cho phù hợp. Từ tháng 04/2004 đến cuối năm

2006, nguồn vốn TDĐT chỉ tập trung hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các chương trình lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch CCKT và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc điều chỉnh đối tượng vay vốn theo hướng thu hẹp so với giai đoạn trước đó cũng nhằm tránh hỗ trợ tràn lan và giảm gánh nặng cho NSNN. Với việc điều chỉnh này, các lĩnh vực chế biến nông -

lâm - thuỷ sản đã khơng cịn nhận được sự ưu đã của Nhà nước. Điều này đã làm cho doanh số cho vay các năm 2004 - 2006 giảm so với năm 2003. Từ đầu năm 2007, đối tượng cho vay mở rộng hơn, ngoài việc hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các ngành công nghiệp then chốt, nông nghiệp và nông thơn nguồn vốn TDĐT cịn tập trung hỗ trợ các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn nên doanh số cho vay năm 2007 tăng mạnh.

- Thứ hai, khả năng huy động nguồn vốn cho TDĐT cịn gặp nhiều khó khăn, chưađáp ứng u cầu nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao.

- Thứ ba, cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, tổ chức và phê duyệt kết quả đấu thầu kéo dài. Trong quá trình thực hiện, nhiều dự án phải điều chỉnh thiết kế, dự toán, thay đổi nội dung đầu tư, thay đổi chủ đầu tư… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giải ngân vốn TDĐT. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến khả năng tài chính của các nhà thầu Việt Nam cịn yếu nên nhiều cơng trình thực hiện chậm tiến độ do các nhà thầu phụ phía Việt Nam gây ra. Việc thu xếp vốn đầu tư cho nhiều dự án (đặc biệt là các dự án có quy mơ lớn) kéo dài nên phần vốn vay TDĐT cũng chưa đủ điều kiện để giải ngân theo tiến độ.

Bảng 2.3. Cơ cấu cho vay vốn TDĐT (%)

Lĩnh vực Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Công nghiệp và xây dựng 75 76 81

Giao thông vận tải 18 15 13

Nông – lâm – thủy – hải

sản 3 2 2

Khác 4 7 4

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Nguồn vốn TDĐT ngày càng tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm hơn 80% nguồn vốn TDĐT trong nền kinh tế. Qua đó, góp phần thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng nâng dần tỷ trọng khu vực này trong GDP, phù hợp với chiến lược CNH, HĐH đất nước.

2.3.2.2.2. Tình hình thu nợ. Hình 2.7. Tình hình thu nợ vốn TDĐT (nghìn tỷ đồng) Hình 2.7. Tình hình thu nợ vốn TDĐT (nghìn tỷ đồng) 4,143 4,993 5,674 7,104 8,592 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Công tác thu nợ được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của NHPTVN. Bởi lẽ, kết quả thu nợ ảnh hưởng trực tiếp đến cân đối nguồn vốn

tín dụng ĐTPT và thực hiện kế hoạch tài chính của NHPTVN. Chính vì thế, lãnh đạo NHPTVN luôn dành sự quan tâm đặc biệt và chỉ đạo sát sao công tác thu hồi nợ vay. Doanh số thu hồi nợ vay vốn TDĐT giai đoạn 2004 - 2008

tăng bình quân 21%/năm.

Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao thì tỷ lệ thu nợ đạt thấp. Cụ thể: năm 2004 và năm 2005 doanh số thu nợ đạt khoảng 82% kế hoạch, năm 2006 con số này tăng nhẹ lên 83%, năm 2007 và năm 2008 tỷ lệ thu nợ đạt khá thấp tương ứng là 77% và 79% kế hoạch được Thủ tướng giao. Một số dự án gặp khó khăn trong cơng tác thu hồi nợ tập trung vào các chương trình kinh tế lớn của Nhà nước như: các dự án thuộc chương trình mía đường, chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, các dự án hạ tầng giao thông do Bộ Giao thông vận tải trả nợ gốc nhưng ngân sách trung ương chưa bố trí kế hoạch trả nợ cho NHPTVN theo đúng hợp đồng tín dụng.

2.3.2.2.3. Tình hình dư nợ TDĐT.Hình 2.8. Dư nợ vay vốn TDĐT (nghìn tỷ đồng) Hình 2.8. Dư nợ vay vốn TDĐT (nghìn tỷ đồng) 38.393 41.228 45.388 53.163 61.930 - 20.000 40.000 60.000 80.000 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: Ngân hàng Phát triểnViệt Nam

Dư nợ vay vốn TDĐT liên tục tăng trưởng trong các năm qua với mức tăng bình quân giai đoạn 2004 - 2008 là 12,8%/năm. Nếu như năm 2004 dư nợ TDĐT chỉ đạt 38.393 tỷ đồng thì đến 31/12/2008 dư nợ là 61.930 tỷ đồng, tăng 61,3%. Trong đó, dư nợ của các dự án nhóm A tại thời điểm 31/12/2008 chiếm khoảng 45,3% tổng dư nợTDĐT; dư nợ các dự án thuộc kinh tế Trung ương là 39.757 tỷ đồng, thuộc kinh tế địa phương là 22.173 tỷ đồng.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng tăng trưởng dư nợ TDĐT tại NHPTVN chưa thật sự mang tính bền vững. Thứ nhất, mặc dù giải ngân vốn TDĐT trong hai năm 2007 và 2008 đạt khá cao nhưng nhìn chung doanh số cho vay trong thời gian qua không ổn định, giải ngân vốn TDĐT hàng năm còn phụ thuộc nhiều nhân tố khác nhau. Thứ hai, công tác thu nợ qua các năm luôn đạt thấp so với kế hoạch, điều này cũng góp phần đẩy dư nợ lên cao.

So với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của ngành ngân hàng thì tốc độ tăng trưởng TDĐT là khá thấp. Điều này được thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4. Tốc độ tăng dư nợ TDĐT so với ngành ngân hàng Năm Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDĐT Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngành ngân hàng

2005 7% 30%

2006 10% 25%

2007 17% 54%

2008 16% 22%

Nguồn: NHPTVN và tổng hợp từ Báo cáo thường niên NHNN

2.3.2.2.4. Chất lượng nợ TDĐT.

Tỷ lệ nợ quá hạn TDĐT trên tổng dư nợ năm 2004 là 3,21%, đến năm 2005 tăng lên 4,19%. Năm 2006 nợ quá hạn là 3.086 tỷ đồng, chiếm 6,8%

tổng dự nợ. Năm 2007, sau khi đã loại trừ số nợ gốc được xử lý là 723 tỷ đồng (khoanh nợ: 666 tỷ đồng; xóa nợ: 57 tỷ đồng) nợ quá hạn vẫn đạt ở mức cao là 3.084 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ. Trong năm 2008, NHPTVN tiếp tục được cấp có thẩm quyền đồng ý xử lý rủi ro cho 04 dự án với tổng số tiền là 123,4 tỷ đồng (khoanh nợ: 56,7 tỷ đồng; xóa nợ: 66,7 tỷ đồng), nợ quá hạn đến 31/12/2008 là 3.254 tỷ đồng, chiếm 5,26%. Nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào các dự án hạ tầng giao thông: 1.800 tỷ đồng, chiếm 55% nợ quá hạn TDĐT tại NHPTVN; chương trình đánh bắt hải sản xa bờ: 705 tỷ đồng, chiếm 22% nợ quá hạn TDĐT; các dự án khác thuộc diện xử lý rủi ro: 419 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 13%. Hình 2.9. Dư nợ quá hạn TDĐT (nghìn tỷ đồng) 1.232 1.726 3.086 3.084 3.254 - 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2004 2005 2006 2007 2008 Hình 2.10. Tỷ lệ nợ quá hạn TDĐT (%) 3,21 4,19 6,8 5,8 5,26 0 1 2 3 4 5 6 7 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng báo hiệu sự sa sút về chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng ngày càng giảm trước hết có thể nói đó là do hệ lụy của đối tượng cho vay vốn trước đây dàn trãi với lãi suất thấp trong một khoảng thời gian dài. Kế đến phải kể đến sự thất bại của các dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ như chương trình mía đường, chương trình đánh bắt hải sản xa bờ. Các dự án hạ tầng giao thơng của Bộ Giao thơng vận tải có nguồn trả nợ từ ngân sách trung ương nhưng chưa bố trí đủ vốn ngân sách trả nợ cho NHPTVN. Thêm vào đó, lạm phát tăng cao đã làm tăng chi phí đầu vào dẫn đến hiệu quả đầu tư không được như mong đợi, đầu ra gặp khó khăn do đầu tư và tiêu dùng giảm mạnh. Ngoài ra, do một số chủ đầu tư ý thức kỷ luật tín dụng kém, chây ỳ, cố tình chiếm dụng vốn do lãi suất TDĐT quá thấp so với lãi suất thị trường (ngay cả khi áp dụng lãi suất quá hạn150%) .

2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.

2.4.1. Những thành tựu.

2.4.1.1. Nguồn vốn TDĐT ngày càng đóng góp quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Thứ nhất, hoạt động TDĐT tại NHPTVN góp phần cung ứng vốn đầu

tư cho nền kinh tế, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy chuyển dịch CCKT đất nước theo hướng CNH, HĐH. Đến 31/12/2008, NHPTVN đang quản lý cho vay TDĐT bằng nguồn vốn trong nước 3.790 dự án, với dư nợ gần 62.000 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều dựán trọng điểm quốc gia như: Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án Thủy điện Sơn La - Thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á, dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phịng, dự án đóng tàu chở dầu thơ 100.000 DWT ở Quảng Ngãi, các dự án thủy điện, nhà máy nhiệt điện, các chương trình kinh tế lớn của Nhà nước…Đã có hơn 3.500

dự án hồn thành đưa vào khai thác sử dụng, tạo việc làm trực tiếp cho hơn 450 nghìn lao động và hàng triệu lao động gián tiếp, tăng thu NSNN hàng năm trên 1.500 tỷ đồng và tăng kim ngạch xuất khẩu ước tính hơn 400 triệu USD/năm. Nguồn vốn TDĐT được tập trung ngày càng nhiều hơn vào khu vực công nghiệp và xây dựng. Tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng chiếm hơn 80%, góp phần thúc đẩy chuyển dịch CCKT và khai thác tiềm năngto lớn của đất nước cho sự nghiệp CNH, HĐH.

- Thứ hai, TDĐT góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Thông qua cho vay đầu tư các nhà máy chế biến nông lâm thủy hải sản, cho vay trồng mới hơn 250.000 ha rừng nguyên liệu, 50.000 ha cây công nghiệp dài ngày,… đã tạo ra việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp cho khu vực nông thôn, cải thiện đáng kể thu nhập cho người nơng dân. Bên cạnh đó, với hơn 22.500 km kênh mương được kiên cố hóa, 49.000 km đường giao thơng nơng thơn, hạ tầng thiết yếu cho hơn 350 cụm tuyến dân cư khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn TDĐT đã góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng nơng thôn nhằm ổn định đời sống nhân dân.

- Thứ ba, là góp phần làm tăng trưởng kim nghạch xuất khẩu đất nước. NHPTVN đã cho vay từ nguồn vốn TDĐT gần 800 dự án đầu tư cơ sở sản xuất chế biến hàng xuất khẩu với tổng số vốn cho vay gần 7.500 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến hải sản, rau quả, thủ cơng mỹ nghệ. Nhờ đó các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Thứ tư, TDĐT góp phần thực hiện chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực

y tế, văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

NHPTVN đã cho vay 81 dự án trường học, 18 dự án bệnh viện trọng điểm của Bộ Y tế với số tiền khoảng 3.000 tỷ đồng.

2.4.1.2. Đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Chủ trương của Chính phủ trong hoạch định chính sách TDĐT là thực hiện một cơ chế hỗ trợ bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm đầu khi đưa chính sách vào thực tiễn với những quy định cịn mang tính phân biệt giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân (Nghị định 43/1999/NĐ-CP) thì hầu như chỉ có khối DNNN mới tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi này. Khi Nghị định 106/2004/NĐ-CP ra đời, chính sách TDĐT của Nhà nước đã có những thay đổi so với trước đó. Cụ thể, đó là việc xóa bỏ sự khác biệt về bảo đảm tiền vay giữa khu vực Nhà nước và các thành phần kinh tế khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là DNNVV tiếp cận được nguồn vốn này. Tính đến cuối năm 2008, đã có hơn 7.000 DNNVV được vay vốn TDĐT thông qua NHPTVN, với số tiền khoảng 35.000 tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay đối với loại hình DNNN đã giảm dần từ 70,2% năm 2004 xuống còn 41,8% vào năm 2008 và ngược lại đối với khu vực kinh tế tư nhân.

2.4.1.3. Khuôn khổ pháp lý đối với TDĐT ngày càng hoàn thiện.

Với vị thế là một ngân hàng của Chính phủ trong lĩnh vực TDĐT và TDXK, NHPTVN đã tích cực phối hợp, tham gia ý kiến với các Bộ, ngành về các các vấn đề liên quan đến chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước. NHPTVN cũng đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai nghiệp vụ TDĐT như: quy chế cho vay TDĐT, quy chế bảo đảm tiền vay, quy chế xử lý rủi ro, sổ tay nghiệp vụ TDĐT. Các văn bản này hướng dẫn khá đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ quy trình và thủ tục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)