Giới thiệu hệ thống tài khoản áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Đề tài:các yêu cầu đối với thông tin trong báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán và hoàn thiện việc lập,kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 32)

Kế tốn Việt Nam từ 1954-1987 (trước chính sách đổi mới) phục vụ nền kinh tế kế hoạch hĩa tập trung.

Song song với quá trình đổi mới nền kinh tế theo chính sách “đổi mới”, kế tốn thời kỳ (1988-1994) được điều chỉnh để thích ứng với sự chuyển đổi của nền

kinh tế. Hệ thống báo cáo độc lập cho các doanh nghiệp đã hình thành.

Cải tiến hệ thống kế tốn Việt Nam bắt đầu năm 1995 thành một ngành kế tốn

hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

A. Kế tốn Việt Nam giai đoạn 1954-1987

Việt Nam chính thức thốt khỏi ách xâm lược của Thực dân Pháp vào năm 1954. Hiệp định Genevơ chia đất nước thành hai miền: Miền Bắc dưới sự lãnh đạo của

Đảng Cộng Sản Việt Nam, miền Nam tạm thời vẫn cịn sự hiện diện của quân đội Pháp. Năm 1956 được ghi nhận bằng sự thiết lập cơ quan quản lý nhà nước

về kế tốn và hệ thống kế tốn áp dụng cho ngành cơng nghiệp lần đầu tiên được ban hành. Đến năm 1961, văn bản pháp luật về kế tốn đầu tiên được ban hành là Nghị định 175-CP ngày 28/10/1961 (sau đĩ được thay thế bởi Nghị định 25-

HĐBT ngày 18/03/1989) quy định về tổ chức kế tốn nhà nước. Tại thời điểm

này, số liệu kế tốn là một cơng cụ phân tích thống kê phục vụ cho cơng tác giám sát của Chính Phủ. Khái niệm bút tốn kép ít sử dụng, thay vào đĩ là kế tốn đơn

Đến năm 1971, hệ thống tài khoản kế tốn đầu tiên ra đời (áp dụng cho tất cả các

thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân) mới được quy định trong Quyết

định 425-TC/CĐKT ngày 4/12/1970. Sau Quyết định 425-TC/CĐKT ngày

4/12/1970, một loạt nguyên tắc kế tốn và những văn bản sửa đổi, bổ sung được tiếp tục ban hành để hướng dẫn cho Quyết định này.

Các quy định kế tốn và sửa đổi, bổ sung được ban hành liên tục để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh, quy định các chế độ kế tốn cho các doanh nghiệp nhà nước. Một sửa đổi quan trọng là thơng tư 03-TC/CĐKT ngày 18/01/1980

quy định những ngguyên tắc kế tốn cho các liên hiệp xí nghiệp quốc doanh, tiền thân của các Tổng cơng ty 90, 91 được thành lập sau đĩ.

B. Kế tốn Việt Nam giai đoạn 1987-1994

Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI quyết định đổi mới thể

chế kinh tế đã được vận hành từ năm 1954. Các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước

đề xuất kế hoạch cải tổ nền kinh tế, vẫn thường được gọi là chính sách “đổi mới”

và thực hiện sáu cải cách quan trọng, trong đĩ cĩ hai cải cách liên quan đến việc

đổi mới cơ cấu kinh tế:

1. Phi tập trung hĩa quản lý nhà nước về mặt kinh tế, theo đĩ cho phép các doanh nghiệp nhà nước cĩ nhiều quyền tự chủ hơn;

2. Thi hành chính sách mở cửa nền kinh tế, tỷ giá hối đối và lãi suất ngân hàng phụ thuộc vào thị trường.

Những thay đổi này cho phép một số doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập, tránh được sự can thiệp sâu của nhà nước. Thêm vào đĩ, cơng cuộc cải cách giúp thu hút được đầu tư nước ngồi và chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam theo hướng xây dựng một nền kinh tế thị trường.

Từ năm 1987, sự đa dạng hĩa các thành phần kinh tế dẫn đến nhiều thay đổi

trong lĩnh vực kế tốn. Để chuẩn bị cho một nền kinh tế thị trường, giai đoạn này Nhà nước bắt đầu cĩ những thay đổi trong kế tốn đối với từng loại doanh

nghiệp, đa dạng hĩa các báo cáo kế tốn. Thơng tư 10-TC/CĐKT ngày

tư 26-TC/CĐKT ngày 01/04/1987 kế thừa và bổ sung những quy định về hệ thống tài khỏan kế tốn thống nhất được hướng dẫn trong Quyết định 425-

TC/CĐKT. Năm 1989 các quy định về kế tốn đối với các doanh nghiệp cĩ vốn

đầu tư nước ngồi cũng được ban hành.

Pháp lệnh kế tốn và thống kế, ban hành ngày 10/05/1988, hai năm sau chính sách “đổi mới”, nhấn mạnh nhu cầu xây dựng hệ thống kế tốn như một yếu tố tiên quyết cho việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Năm 1989 , Nghị định 25-HĐBT về điều lệ tổ chức kế tốn nhà nước được ban hành thay thế cho

Nghị định 175-CP năm 1961.

Pháp lệnh kế tốn và thống kê năm 1988 và Nghị định 25-HĐBT ngày

18/03/1989 là những văn bản pháp luật quan trọng về kế tốn trong thời kỳ này. Cùng với văn bản pháp luật quan trọng này, hang loạt các hướng dẫn, chỉ thị về kế tốn, báo cáo tài chính, các quy tắc về quản lý tài chính cho các ngành nghề và khu vực kinh tế cũng được ban hành.

C. Giai đoạn cải cách hệ thống kế tốn Việt Nam (từ năm 1995 đến nay)

Tồn cầu hĩa đã gây áp lực đối với việc Việt Nam phải cái cách hệ thống kế tốn

để cĩ sự hịa hợp với những tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, một điều khơng kém

phần quan trọng là áp lực của các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ địi hỏi

Chính phủ Việt Nam phải cung cấp và cho phép tiếp cận một hệ thống luật pháp

đầy đủ và những hệ thống báo cáo tài chính và kế tốn minh bạch.

Từ thập kỷ 1980, cùng với các nhà đầu tư nước ngồi, các cơng ty kế tốn quốc tế đã đến Việt Nam. Những cơng ty này và các cơng ty đa quốc gia khác áp dụng các chuẩn mực kế tốn được chấp nhận chung (GAAP). Thơng qua các cơng ty này, những hệ thống kế tốn chuyên ngghiệp đã du nhập vào Việt Nam, và cung cấp cho những nhà làm luật và các kế tốn viên chun nghiệp nhiều ví dụ về mơ hình kế tốn quốc tế.

Chế độ kế tốn được nhắc đế nnhiều nhất trong thời kỳ đầu cải cách hệ thống kế tốn là chế độ kế tốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo Quyết định

1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, hay cịn được gọi là Hệ thống kế tốn Việt Nam – VAS 1995.

Chế độ kế tốn và hệ thống tài khoản này là cơ sở cho các chế độ kế tốn của các ngành nghề và các khu vực kinh tế ra đời sau đĩ, bao gồm:

• Tổ chức tài chính và ngân hàng

• Doanh ngghiệp sản xuất kinh doanh

• Hộ gia đình

• Doanh nghiệp xây lắp

• Các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi

• Bảo hiểm và chứng khốn

• Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Năm 1998, Bộ Tài Chính chỉ đạo tiến hành xây dựng Chuẩn mực kế tốn Việt

Nam (VAS) tuân thủ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Quyết định

1563/1989/QĐ-BTC ngày 30/10/1998 thành lập Ủy ban soạn thảo Chuẩn mực kế tốn Việt Nam. Tính đến nay, đã cĩ hai mươi sáu VAS được ban hành tuân thủ IFRS, ngoại trừ một số những khác biệt.

Năm 2000, Hội đồng Kế tốn quốc gia được thành lập theo Quyết định

276/2000/QĐ-BTC ngày 28/03/2000 của Bộ Tài Chính. Luật kế tốn ra đời năm 2003 là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách chuyển đổi hệ thống kế tốn Việt Nam.

2.2.1 Hệ thống kế tốn áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam khơng chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các cơng ty trong nước mà gay gắt, quyết liệt hơn là từ các tập đồn đa quốc gia, những cơng ty hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu và trình độ quản lý. Do vậy, để cạnh tranh được, các doanh

nghiệp nhỏ và vừa phải tìm được cho mình một hướng đi hợp lý để tồn tại và phát triển. Một trong số các giải pháp cần phải làm là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý… mà thơng tin để làm cơ sở khơng thể khác hơn

ngồi thơng tin kế tốn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn phát triển bền vững thì địi hỏi phải cĩ bộ máy kế tốn tốt, hiệu quả.

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đĩ, khơng phải doanh nghiệp nào cũng làm được, vì phần lớn những doanh nghiệp này mới thành lập, hạn chế về tầm nhìn về chiến lược, kiến thức về quản lý, vốn hoạt động. Để cĩ một hệ thống kế

tốn tốt, doanh nghiệp cần phải đầu tư khơng nhỏ. Vì vậy, ít doanh nghiệp cĩ khả năng hoặc dám đầu tư cho việc này. Giải pháp hiện nay các doanh nghiệp thường dùng là thuê các kế tốn viên cĩ nghiệp vụ giỏi làm ngồi giờ hoặc thuê những người cĩ trình độ thấp với chi phí cĩ thể chấp nhận được. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ cĩ một hệ thống kế tốn manh mún, hoạt động kém hiệu quả và thơng tin cung cấp khơng kịp thời để ra quyết định.

Tiếp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành

Chế độ Kế tốn doanh nghiệp (gọi tắt là Quyết định 15), ngày 14 tháng 9 năm

2006, Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế

độ Kế tốn doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là Quyết định 48). Đối tượng áp

dụng là tất cả các doanh nghiệp cĩ quy mơ nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm các cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, cơng ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã.

* Chế độ kế tốn hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC bao gồm: Phần: Quy định chung

- Chế độ kế tốn áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp cĩ quy mơ nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, cơng ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Chế độ kế tốn doanh nghiệp nhỏ và vừa khơng áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước, cơng ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên, cơng ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khốn, hợp tác xã nơng nghiệp và hợp tác xã tín dụng.

đủ 7 chuẩn mực kế tốn thơng dụng, áp dụng khơng đầy đủ 12 chuẩn mực kế

tốn và khơng áp dụng 7 chuẩn mực kế tốn do khơng phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc do quá phức tạp khơng phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa (xem Bảng phụ lục 3, 4,5).

Ngồi ra, chế độ kế tốn doanh nghiệp nhỏ và vừa cịn quy định chữ số, chữ viết,

đơn vị tính sử dụng trong kế tốn, kỳ kế tốn, các trường hợp phải kiểm kê tài

sản, các nội dung phải cơng khai trong Báo cáo tài chính, hình thức và thời hạn cơng khai Báo cáo tài chính, việc bảo quản và lưu trữ tài liệu kế tốn, các quy

định về kế tốn trưởng.

2.2.2 Hệ thống tài khoản kế tốn áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để thực hiện cơng tác kế tốn, các đơn vị, các tổ chức kinh tế phải sử dụng nhiều

tài khoản khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu thơng tin đa chiều cho các đối tượng sử dụng. Các tài khoản này tạo thành hệ thống tài khoản kế tốn mà các

đơn vị tổ chức, doanh nghiệp sử dụng. Như vậy, hệ thống tài khoản kế tốn là tập

hợp các tài khoản kế tốn được sử dụng trong chế độ kế tốn và trong từng đơn vị kế tốn theo một trật tự nhất định. Trong hệ thống chế độ kế tốn, hệ thống tài khoản kế tốn là thành phần cơ bản, quyết định chất lượng của thơng tin kế tốn. Hệ thống tài khoản kế tốn do Nhà nước ban hành là sự thể chế hĩa cơ chế quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước đối với các đơn vị kế tốn, tạo điều kiện để các đơn vị hạch tốn xây dựng hệ thống tài khoản phù hợp với đặc thù của từng

đơn vị; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác thanh, kiểm tra cũng như

cơng tác kiểm tốn các hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra trong đơn vị kế tốn. Mặt khác, hệ thống tài khoản kế tốn do Nhà nước ban hành cịn tạo điều kiện thực hiện các nguyên tắc chung được thừa nhận, các chuẩn mực kế tốn. Từ đĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thống kê trong việc thu thập thơng tin để tính tốn các chỉ tiêu tổng hợp của từng ngành, địa phương cũng như của cả quốc gia.

Nhìn chung, hệ thống tài khoản kế tốn hiện hành ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng trong các

doanh nghiệp nhỏ và vừa khá đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với quy mơ và trình độ quản lý của phần lớn doanh nghiệp. Theo Quyết định này, hệ thống tài

khoản kế tốn bao gồm các tài khoản thuộc Bảng cân đối kế tốn (gồm 51 tài khoản cấp 1, 62 tài khoản cấp 2, 05 tài khoản cấp 3) và 05 tài khoản ngồi bảng (loại 0). Các tài khoản trong Bảng cân đối kế tốn được sắp xếp vào 9 loại, từ loại 1 (phản ánh tài sản ngắn hạn), loại 2 (phản ánh tài sản dài hạn), loại 3 (phản ánh nợ phải trả), loại 4 (phản ánh vốn chủ sở hữu), loại 5 (phản ánh doanh thu), loại 6 (phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh), loại 7 (phản ánh thu nhập khác), loại 8 (phản ánh chi phí khác) cho đến loại 9 (phản ánh kết quả kinh doanh). Trong từng loại, các tài khoản kế tốn được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Chẳng hạn, các tài khoản phản ánh tài sản được sắp xếp theo mức độ khả thanh (khả năng chuyển đổi thành tiền), các tài khoản phản ánh nguồn vốn sắp xếp từ nợ phải trả đến vốn chủ sở hữu), các tài khoản phản ánh doanh thu và chi phí được sắp xếp theo vị trí của từng hoạt động…

Hệ thống tài khoản kế tốn ban hành theo quyết định 48 cũng bao gồm các nội

dung sau:

- Quy định chung

- Danh mục hệ thống tài khoản kế tốn bao gồm loại tài khoản, tên tài khoản, và số hiệu của các loại tài khoản.

- Giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tài khoản kế tốn.

* Đặc điểm của hệ thống tài khoản kế tốn:

 Các tài khoản từ loại 1 đến loại 9 được phản ánh theo phương pháp ghi sổ

kép, cịn các tài khoản loại 0 phản ánh theo phương pháp ghi đơn. Trong đĩ, tài khoản loại 1, 2 được dùng để phản ánh tài sản; tài khoản lọai 3, 4 được dùng để phản ánh nguồn vốn; tài khoản từ loại 5 đến loại 9 được dùng để phản ánh các quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

 Mối quan hệ giữa các tài khoản thuộc các loại tài sản cũng tương tự như hệ

thống tài khoản được ban hành theo quyết định 15. Tuy nhiên, do hệ thống tài

trình kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cĩ điểm khác biệt, đồng thời cũng cĩ một số quy định liên quan đến việc phản ánh các sự kiện kinh tế phát sinh cĩ tính chất phức tạp được đơn giản hĩa để phù hợp với trình độ

chuyên mơn về quản lý và kế tốn ở doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hệ thống tài khoản áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được rút gọn từ hệ

thống tài khoản được ban hành theo Quyết định 1141 trước đây và theo Quyết định 15 hiện hành. Việc rút gọn này tĩm lược qua các điểm sau:

1. Gom một số đối tượng kế tốn vào trong tài khoản cấp 1 và theo dõi chi tiết trên các tài khoản cấp 2

2. Lược bỏ một số đối tượng kế tốn được cho là khơng cĩ hoặc chưa xuất hiện ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Đơn giản hĩa việc theo dõi các khoản mục chi phí sản xuất và tập trung việc theo dõi trên tài khoản 154, đơn giản hĩa một số nội dung và phương pháp hạch

Một phần của tài liệu Đề tài:các yêu cầu đối với thông tin trong báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán và hoàn thiện việc lập,kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)