6. Kết cấu của luận văn
2.5. Giới thiệu về hệ thống Banknet và hệ thống Smartlink
2.5.1. Banknet
Cơng ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 09 tháng 07 năm 2004 với sự tham gia góp vốn của 8 cổ đơng sáng lập gồm 7 ngân hàng hàng đầu Việt Nam và Cơng ty Điện tốn và Truyền số liệu. Các cổ đông sáng lập là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Công ty Điện toán và Truyền số liệu, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương tín, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Cơng thương. Tổng số vốn góp ban đầu của các cổ đơng sáng lập là 94,5 tỷ đồng. Ngày 30/03/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đại diện cho Nhà nước thực hiện góp vốn vào Banknetvn với số tiền là 31,5 tỷ đồng, nâng tổng số vốn góp đến thời điểm hiện tại của Banknetvn lên 126 tỷ đồng.
Chính thức ra mắt vào ngày 21/4/2007, hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia gọi tắt là Banknetvn với dịch vụ nổi bật là kết nối các ngân hàng thành viên đã
khẳng định một ý nghĩa quan trọng mà công nghệ mang lại cho hệ thống tài chính - ngân hàng. Với người dùng, trước mắt, hệ thống công nghệ này tiện ích vì đã đơn giản hố từ cách rút tiền mặt...
Sự ra đời của máy ATM, chiếc thẻ thanh toán ATM đang ngày càng trở nên tiện dụng và quen thuộc với người dân cũng như là dịch vụ hút khách hàng của các ngân hàng. Nhưng những phiền tối khơng phải không xảy ra khi các ngân hàng phát hành thẻ rất đa dạng, người dùng thẻ phong phú mà số cây ATM mỗi ngân hàng cũng chỉ có hạn mà thẻ các ngân hàng lại chưa kết nối được với nhau có thể gây bất tiện cho người dùng thẻ.
Hệ thống chuyển mạch tài chính Banknetvn có thể hiểu như một hệ thống cho phép kết nối các ngân hàng đã, đang và chưa có đủ điều kiện xây dựng và phát triển công nghệ thẻ cho riêng mình. Đây là một hệ thống mở cho tất cả các ngân hàng dưới sự quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Với hệ thống này, người dùng thẻ khơng cần phải mất thời gian tìm đến đúng cây rút tiền của ngân hàng cung cấp thẻ cho mình mà có thể rút tiền linh hoạt hơn tại các cây rút tiền được Banknetvn kết nối miễn ngân hàng của bạn là thành viên của hệ thống kết nối này. Từ tháng 3/2007, những giao dịch chéo dùng thẻ ngân hàng của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn cơng thương rút tiền từ cây ATM của Ngân hàng Công thương Việt Nam và ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng như ngược lại đã thành công khả quan.
Dưới đây là biểu tượng của liên minh Banknet, có biểu tượng này ở bất kì các máy ATM hay các điểm POS nào thì khách hàng có thể sử dụng thẻ của mình nếu ngân hàng mở thẻ là thành viên của Banknet.
Các ngân hàng thành viên của Banknet
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gịn Cơng thương, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, Ngân hàng liên danh Việt Nga, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gịn thương tín, Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây, Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín, Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á.
2.5.2. Smartlink
Tiền thân SmartLink là là liên minh thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đứng đầu và 15 ngân hàng khác, cùng các thành viên mới, các đối tác cung cấp sản phẩm và dịch vụ kết nối với nhau hình thành mạng thanh tốn điện tử có quy mơ lớn nhất ở Việt Nam. Điều này sẽ thúc đẩy các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, giúp các ngân hàng phát triển các dịch vụ thẻ và dịch vụ bán lẻ...
Ngoài việc kết nối thanh toán các ngân hàng trong liên minh, SmartLink sẽ cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử cho các Doanh nghiệp như: VTC, các mạng điện thoại MobiFone,Viettel, VinaPhone, S-Fone, HT Mobile, các đơn vị cung ứng dịch vụ Internet, các công ty du lịch và lữ hành và Pacific Airlines, Bảo Việt, Smartlink sẽ cung cấp dịch vụ chuyển mạch ATM và POS cho phép khách hàng thực hiện giao dịch; thanh tốn hóa đơn và nạp tiền vào tài khoản thẻ điện thoại trả trước tại tất cả các ATM và POS của các ngân hàng thành viên trong liên minh. Cung cấp cổng thanh toán điện tử cho phép khách hàng có thể sử dụng thẻ quốc tế và nội địa để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ thơng qua các kênh thanh toán điện tử ATM, POS, Internet và SMS.
Smartlink cũng xây dựng một cổng thanh tốn cho phép khách hàng có thể sử dụng thẻ nội địa và quốc tế để mua hàng hóa, dịch vụ tại các website của các đơn
vị chấp nhận thẻ kết nối với Smartlink. Đồng thời sẽ phát hành thẻ trả trước mạng Smartlink có thể sử dụng tại tất cả các ATM và POS của các ngân hàng thành viên.
Các ngân hàng thành viên của Smartlink
Vietcombank, Techcombank, Asia Commercial Bank, Military Bank, Maritime Bank, North Asia Commercial Bank, Orient Commercial Bank, SEA Bank, Southern Bank, Shinhan Vina Bank, Eximbank, Indo Vina Bank, Nam Viet Bank, VP Bank, VIBank, ABBank, Habubank, HDBank, Viet A Bank, Saigon Bank, Pacific Bank, Viet-Nga Bank, Lao-Viet Bank, Ocean Bank, SH Bank, VID Public Bank.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đi sâu phân tích về thị trường thẻ ngân hàng ở Việt Nam nói chung, từ đó phân tích thực trạng sử dụng thẻ ngân hàng trên điạ bàn Thành phố Cần Thơ. Đồng thời chương 2 cũng giới thiệu về hai liên minh thẻ lớn hiện nay đó là Banknet và Smartlink để làm cơ sở cho sự phân tích về mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng thẻ ngân hàng ở Thành phố Cần Thơ.
Chương 3
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI THẺ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Giới tính của đối tượng nghiên cứu
Giới tính Tỷ trọng (%)
Nữ 48.5
Nam 51.5
Tổng 100.0
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Trong số hai trăm mẫu đã phỏng vấn, giới tính nữ chiếm 48,5%, giới tính nam chiếm 51,5%, như vậy số lượng thẻ sử dụng của khách hàng là nữ gần bằng nam.
Bảng 3.2: Nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn
Nghề nghiệp Tỷ trọng (%) Sinh viên 47.5 Cán bộ công chức 22.0 Công nhân 28.0 Buôn bán 2.0 Nghề tự do 0.5 Tổng 100.0
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Xét đối tượng phỏng vấn theo nghề nghiệp, theo số liệu thống kê khách hàng sử dụng thẻ đa phần là sinh viên chiếm 47,5%, tiếp đến là công nhân nhân viên
những người bn bán, cịn lại là 0,5% khách hàng được phỏng vấn làm nghề tự do. Sự khác biệt giữa các tỷ lệ này là do: Cần Thơ là nơi có nhiều sinh viên (Trường Đại học Cần Thơ có khoảng 30.000 sinh viên, Trường Đại học Tây Đô với hơn 9.000 sinh viên, học sinh,…) là tiềm năng phát triển thẻ của các ngân hàng, các ngân hàng đã liên kết với các trường Đại Học, Cao Đẳng, mở thẻ miễn phí cho sinh viên, nó vừa là thẻ ngân hàng để rút tiền chi tiêu và đóng tiền học phí vừa là thẻ sinh viên rất tiện lợi và nhanh chóng vì vậy đây là khách hàng mục tiêu sắp tới của ngân hàng. Mặt khác sinh viên là những người có thu nhập thấp và không ổn định, việc chi tiêu cho sinh hoạt diễn ra thường xuyên, sinh viên là những người dễ tiếp thu với cơng nghệ mới, mục đích chính là giao dịch rút tiền chi tiêu, đóng tiền học phí nên số người sử dụng thẻ ngân hàng là sinh viên chiếm phần lớn. Những người có nghề nghiệp là cơng viên chức nhà nước và công nhân, nhân viên chiếm tỷ lệ khá cao do đây là những người có thu nhập cao và ổn định nên nhu cầu xài thẻ để gửi tiền tiết kiệm và nhận lương cao, tuy nhiên hoạt động rút tiền chi tiêu không xảy ra thường xuyên. Mặt khác những người nghề nghiệp ổn định này thường là những người có độ tuổi cao nên chưa quen hình thức sử dụng khơng dùng tiền mặt này nên góp phần hạn chế sử dụng thẻ. Đối với những người có nghề nghiệp bn bán và nghề tự do thì nhu cầu sử dụng thẻ rất ít, chủ yếu họ dùng tiền mặt để thanh toán, nên số lượng mở thẻ rất ít.
Về tuổi của các khách hàng sử dụng thẻ có 57,5%, khách hàng sở hữu thẻ dưới 25 tuổi, 29% khách hàng có độ tuổi từ 25 đến 30 và 13,5% khách hàng trên 30 tuổi.
Bảng 3.3: Các khoảng tuổi của đối tượng phỏng vấn Tuổi Tỷ trọng (%) Tuổi Tỷ trọng (%)
Dưới 25 tuổi 57,5 Từ 25 đến 30 tuổi 29,0 Trên 30 tuổi 13,5
Tổng 100,0
Dựa vào kết quả phân tích tần số, ta thấy số người ở độ tuổi dưới 25 tuổi sử dụng thẻ ngân hàng nhiều, và những người có độ tuổi cao, lớn hơn 30 tuổi sử dụng thẻ ngân hàng thấp. Sở dĩ có sự phân loại độ tuổi như trên là do đa phần sinh viên chưa tốt nghiệp có độ tuổi dưới 25, họ có thu nhập chưa ổn định, đa phần nhận trợ cấp từ người thân, gia đình và mục đích chính của họ là giao dịch nhằm rút tiền chi tiêu, khơng vì mục đích tiết kiệm. Khoảng tuổi thứ 2 là từ 25 đến 30, đây là khách hàng đã có việc làm và thu nhập tương đối ổn định. Độ tuổi còn lại từ 30 trở lên đa số khách hàng có nghề nghiệp thu nhập rất ổn định và sự đòi hỏi của các khách hàng trong các khoảng tuổi đối với ngân hàng, dịch vụ cũng khác hơn. Để hiểu rõ hơn ta xem xét bảng 4 thể hiện mối tương quan giữa hai yếu tố là độ tuổi và thu nhập của đối tượng phỏng vấn.
Bảng 3.4: Độ tuổi – Thu nhập của đối tượng phỏng vấn
Tuổi 1 2 3 Tổng Dưới 1 triệu 16 1 0 17 Từ 1-2 triệu 77 10 3 90 Từ 2-4 triệu 20 28 12 60 Từ 4-6 triệu 1 15 10 26 Từ 6-10 triệu 1 2 0 3 Thu nhập trên 10 triệu 0 2 2 4 Tổng 115 58 27 200
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Dựa vào bảng phân tích ta thấy: phần lớn khách hàng sử dụng thẻ là người có thu nhập trung bình từ 1 đến 2 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất 45%, chủ yếu ở độ tuổi dưới 25 tuổi, những người ở độ tuổi này chủ yếu là sinh viên chưa có thu nhập, chủ yếu là tiền trợ cấp của gia đình. Một số ít người ở độ tuổi từ 25-30 tuổi, họ có thể là cơng nhân hoặc những người buôn bán nhỏ.
Kế đến là những người có thu nhập từ 2 đến 4 triệu chiếm 30%, những người có thu nhập này phần lớn ở độ tuổi 25-30 tuổi chiếm 14%, dưới 25 tuổi chiếm 10%,
Thu nhập từ 4 đến 6 triệu chiếm 13%, chủ yếu là những người có độ tuổi từ 25-30 tuổi chếm 7%, trên 30 tuổi chiếm 5%. Phần lớn họ là công nhân viên viên chức hoặc cơng nhân viên có thu nhập cao.
Thu nhập dưới 1 triệu chiếm 9%, phần lớn ở độ tuổi dưới 25 tuổi, chủ yếu là sinh viên
Những người có thu nhập trên 6 triệu chiếm tỷ lệ không đáng kể, 1%-2%, chủ yếu ở độ tuổi trên 25 tuổi, chủ yếu là những người có thu nhập cao.