Hình 3 :Thẻ thông minh không tiếp xúc
2.1.3 Những lĩnh vực lợi thế kinh tế ·······························································
Thành phố Cần Thơ ở Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, trên trục giao
thương giữa vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và thành phố Hồ Chí Minh. Từ tầm nhìn này, hàng loạt các cơng trình, dự án tầm cỡ đã và đang được triển khai để biến Cần Thơ thành thành phố cửa ngõ vùng hạ lưu sông Mê Kông. Cầu Mỹ Thuận đã vượt qua sông Tiền, sắp tới cầu Cần Thơ sẽ nối liền
đôi bờ sông Hậu và trở thành cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
Sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp trở thành sân bay quốc tế. Tiếp đó, Cần Thơ
sẽ xây dựng cảng biển quốc tế, gắn với việc chỉnh trị luồng Định An, ... Để từ đây, đường hàng không, đường bộ, đường biển và đường sơng hồn chỉnh sẽ tạo nên thế
liên hồn về giao thơng giữa thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Campuchia, với tam giác kinh tế Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang.
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thành phố Cần Thơ đã và đang tích cực, xây dựng hình ảnh của một thành phố cơng nghiệp trẻ năng động và
thơng thống. Các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp ở Cần Thơ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan chức năng, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế và các thủ tục hành chính nhanh, gọn; cơng tác quản lý được thực hiện theo cơ chế "một cửa tại chỗ". Ngoài ra, thành phố đang triển khai kế hoạch đầu tư mở
rộng các khu công nghiệp tập trung như Hưng Phú I, II, Trà Nóc I, II và khu công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn, Hàng Bàng, Thốt Nốt; xây dựng nhiều cụm công nghiệp tại các quận Cái Răng, Ơ Mơn, Bình Thuỷ, huyệnVĩnh Thạnh, ... , ngành công nghiệp phấn đấu tạo ra bước phát triển đột biến để đến năm 2010 chiếm
45,2% GDP của thành phố.
Vào thời điểm xu hướng của khách du lịch đang hướng đến những giá trị bền
vững của thiên nhiên, Cần Thơ nhanh chóng trở thành điểm đến lý tưởng. Thành
phố đang tập trung vào bốn loại hình du lịch chính gồm du lịch sinh thái miệt vườn; du lịch sông nước; du lịch văn hoá truyền thống gắn với các di tích lịch sử, danh
nhân, đình chùa, làng nghề; du lịch gắn với hội nghị, hội thảo, triển lãm. Đó cũng là sự chuẩn bị cho sự kiện thành phố Cần Thơ đăng cai tổ chức "Năm du lịch miệt
vườn sông nước Cửu Long" diễn ra trong năm 2008.
Bên cạnh đó, việc phát triển thương mại, dịch vụ để đưa Cần Thơ trở thành
trung tâm thương mại - dịch vụ của vùng cũng được đặc biệt quan tâm. Để tạo nền tảng phát triển cho các ngành này, trong những năm qua, Cần Thơ đã khai trương
các siêu thị Citimart, Co.opMart, Metro Cash & Carry và nhiều trung tâm thương mại đã và đang được xây dựng. Những trung tâm thương mại, siêu thị có quy mô và
tầm cỡ nhất đồng bằng sông Cửu Long hiện nay sẽ trở thành địa chỉ giao thương tin cậy của các doanh nhân và doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Với lợi thế là địa bàn dừng chân của Đại học Cần Thơ - một trong 14 trường
đại học trọng điểm của cả nước, Cần Thơ có nhiều điều kiện phát triển nguồn nhân
lực cho thành phố và cả vùng. Công tác nghiên cứu khoa học cũng nhận được sự
quan tâm thoả đáng. Trong 30 năm qua (1975 - 2005), 268 đề tài khoa học cấp tỉnh/thành phố, trên 500 đề tài cấp ngành và hàng nghìn đề tài cấp cơ sở đã được
thực hiện.
2.1.4 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của Thành phố Cần Thơ trong năm 2007
- Năm 2007 là năm thứ tư Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung Ương, với
quyết tâm phấn đấu trở thành Thành phố loại 1 trước năm 2010, địa phương tập
trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước nhằm để đạt được mục tiêu đề ra,
mặc dù sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn như biến động giá vật tư – nguyên nhiên liệu, rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa. Theo ước tính sơ bộ, tốc
độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 là 114,69% tăng 14,69% so năm
trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 tăng 21,99% so với năm 2006. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2007 đạt giá trị 11.547,3 tỷ đồng
tăng 16,27% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực I (kinh tế nông , lâm
trọng 15,54% trong GDP cả thành phố; khu vực II (công nghiệp xây dựng) đạt giá trị 4.212,81 tỷ đồng tăng 36,48% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 36,53% trong GDP; khu vực III (dịch vụ) đạt giá trị 5.539,92 tỷ đồng tăng 17,49% so cùng kỳ,
chiếm 47,98% trong GDP của thành phố.
Bảng 2.1: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ (GDP)
Đvt: Tỷ đồng
Năm 2006 Năm 2007 %2007 so 2006
Tổng sản phẩm (GDP) 9.931,19 11.547,35 116,27
1. Theo khu vực kinh tế
- Khu vực 1 - Khu vực 2 - Khu vực 3 1.719,95 3.496,20 4.716,05 1.794,63 4.212,81 5,539,92 104,34 120,50 117,49 2. Theo thành phần kinh tế - Nhà nước - Ngoài nhà nước
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi 2.843,44 6.844,79 202,97 3358,33 7.944,73 244,29 118,11 115,40 120,36 (Theo cục thống kê TPCT)
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng tổng sản phẩm GDP theo khu vực kinh tế
Khu vực 1 16% Khu vực 3 48% Khu vực 2 36% Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy khu vực I (kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản) đạt giá trị 1,794,63 tỷ đồng tăng 4,34% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 15,54%
trong GDP cả thành phố; khu vực II (công nghiệp xây dựng) đạt giá trị 4.212,81 tỷ
đồng tăng 36,48% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 36,53% trong GDP; khu vực III
(dịch vụ) đạt giá trị 5.539,92 tỷ đồng tăng 17,49% so cùng kỳ, chiếm 47,98% trong GDP của thành phố.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng tổng sản phẩm GDP theo thành phần kinh tế
Nhà nước 29% Ngồi nhà nước 69% KT có vốn
đầu tư nước
ngồi
2% Nhà nước
Ngồi nhà nước KT có vốn đầu tư nước ngồi
Nếu xét theo thành phần kinh tế, Nhà nước chiếm tỷ trọng 29% trong GDP của Thành phố, kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 69% và phần còn lại 2% thuộc về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Thành phố Cần Thơ (GO) năm 2007 đạt
26.704, 2 tỷ đồng tăng 18,51% so cùng kỳ năm trước . Trong đó, khu vực nơng lâm nghiệp và thủy sản đạt 3.538,78 tỷ đồng tăng 8,37% so cùng kỳ. Khu vực công
nghiệp, xây dựng đạt 14.100,87 tỷ đồng tăng 21,81% so cùng kỳ năm trước. Khu
vực thương mại, dịch vụ đạt 9.064,56 tỷ đồng tăng 17,85% so cùng kỳ. Theo kết
quả điều tra doanh nghiệp quí 1/2007 số lượng doanh nghiệp hoạt động thương mại xuất nhập khẩu có 744 doanh nghiệp, đây là ngành có số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên địa bàn cao nhất trong các ngành sản xuất.
Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất (GO) của TPCT năm 2007 phân theo khu vực 3538 14100 9064 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 tỷ đồng KV1 KV2 KV3 GO
- Ngoài ra, các ngành dịch vụ khác trên địa bàn cũng tham gia họat động tích
cực trên các lĩnh vực nhằm tăng thu nhập và đời sống dân cư như:
Ngành khách sạn du lịch có bước phát triển nhanh, trong năm 2007 du lịch thành phố đón 46,98 ngàn lượt khách, tăng 5,66% so với năm trước, trong đó khách quốc tế 16,2 ngàn khách, khách trong nước 24,65 ngàn khách chiếm 52,47% tổng lượt khách.
Trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến 12/2007 đã có 126 cơ sở giao dịch ngân
hàng. Trong đó có 31 chi nhánh tổ chức tín dụng trực thuộc trụ sở chính gồm: 2 trụ sở chính, 7 chi nhánh ngân hàng thuộc Nhà nước, 17 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, 1 chi nhánh ngân hàng liên doanh nước ngồi, 3 tổ chức quỹ tín dụng hợp tác, 2 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 2 văn phòng đại diện ngân hàng nước
ngoài. Ngoài ra ngành tài chính tín dụng cịn có 6 đơn vị chi nhánh bảo hiểm. Tồn ngành có xu hướng tăng trưởng khá cao vì đây là ngành có khả năng cung cấp
nguồn vốn tài chính khơng chỉ cho Cần Thơ mà còn cho cả vùng ĐBSCL.
+ Thu chi tiền mặt qua quỹ ngân hàng: Ước thực hiện tổng thu tiền mặt qua quỹ ngân hàng năm 2007 là 68.700 tỷ đồng tăng 147,86% so với cùng kỳ năm
trước, tổng chi tiền mặt qua quỹ ngân hàng năm 2007 là 71.400 tỷ đồng tăng
159,47% so cùng kỳ năm trước. + Họat động tín dụng:
* Số dư tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2007 là 10.200 tỷ đồng .Trong đó tiền gửi bằng đồng Việt Nam là 9.100 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng 89,21%, ngọai tệ quy đồng Việt Nam 1.100 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 10,78% tổng huy động. Trong tổng số vốn huy động , tiền gửi các tổ chức
kinh tế là 3.000 tỷ đồng, tiền gửi dân cư 6.600 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 64,71% tổng vốn huy động
* Về sử dụng vốn, tổng dư nợ nền kinh tế năm 2007 là 17.500 tỷ đồng, trong đó dư nợ VNĐ là 13.800 tỷ chiếm 78,86% trong tổng dư nợ, dư nợ ngọai tệ
3.700 tỷ chiếm 21,14% trong tổng dư nợ. Nợ xấu tính đến tháng 12/2007 tại địa
bàn là 238 tỷ chiếm 1,36% tổng dư nợ, trong đó các khỏan nợ khoanh và nợ chờ xử lý 11 tỷ chiếm 0,06% tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.4: Tình hình huy động, cho vay trên địa bàn thành phố Cần Thơ
* Năm 2007 vốn huy động và dư nợ đều tăng nhanh do các tổ chức tín dụng tăng cường có hiệu quả các biện pháp huy động vốn để cho vay, chất lượng tín dụng trong phạm vi an tịan. Thi phần cho vay của khối tổ chức tín dụng ngồi nhà nước tăng, trong khi thị phần cho vay của khối tổ chức tín dụng nhà nước giảm từ 59,43% xuống 53,96% so với đầu năm 2007. Để tăng sức cạnh tranh các ngân hàng đã phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng, cơng tác thanh tốn bảo đảm nhanh gọn,
kịp thời, chính xác. Cơng tác điều hịa tiền mặt bảo đảm đáp ứng kịp thời cho nhu
cầu họat động của nền kinh tế trên địa bàn.
2.2 Tình hình phát hành và thanh tốn thẻ thanh toán tại một số ngân hàng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có rất nhiều ngân hàng đang hoạt
động trong lĩnh vực thẻ với những sản phẩm và tiện ích khác nhau đã làm cho thị
trường này thêm sôi động.
9100 13800 1100 3700 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 VNĐ USD quy VNĐ Huy động Cho vay
Danh sách một số ngân hàng đang hoạt động tại Quận Ninh Kiều – TP.Cần Thơ
1 Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển (BIDV)
2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VCB)
4 Ngân hàng Vietinbank
5 Ngân hàng Phát triển và Đồng bằng sồng Cửu Long
6 Ngân hàng TMCP Á Châu
7 Ngân hàng TMCP Phương Nam
8 Ngân hàng TMCP Đông Á
9 Ngân hàng TMCP Phương Đông
10 Ngân hàng TMCP Hàng hải
11 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
12 Ngân hàng TMCP Việt Á
13 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
14 Ngân hàng Phát triển nhà TPHCM
15 Ngân hàng Indovina
16 Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
17 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
18 Ngân hàng Quốc tế
19 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
20 Ngân hàng TMCP Miền Tây
21 Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương
22 Ngân hàng HSBC
23 Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á
24 Văn phịng đại diện ngân hàng ANZ
25 Ngân hàng Bắc Á
26 Ngân hàng TMCP Nam Việt
Hầu hết, các ngân hàng đang phát hành cùng lúc hai loại thẻ là thẻ thanh toán nội địa và thẻ thanh toán quốc tế. Sử dụng thẻ nội địa khách hàng chỉ tốn khoản phí phát hành, ngồi ra khi chủ thẻ rút tiền hay thanh toán hàng hoá dịch vụ trong nước sẽ khơng tốn bất kỳ khoản phí nào. Chính vì ưu điểm này mà đa phần các chủ thẻ khơng có nhu cầu ra nước ngồi hoặc các công ty đăng ký trả lương thông qua thẻ, đăng ký sử dụng thẻ nội địa với số lượng ngày càng nhiều hơn. Sau đây là hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại hai ngân hàng điển hình trên địa bàn Thành
phố Cần Thơ