Mục tiêu kiểm sóat vốn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút và kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 28)

II. Các khái niệm về dòng vốn đầu tư nước ngoài

4. Kiểm sốt dịng vốn đầu tư nước ngoài

4.2. Mục tiêu kiểm sóat vốn:

hoảng tài chính tịan cầu. Mục tiêu kiểm sóat vốn cần phải hướng đến một “chiến lược tổng thể” nhằm mục đích hướng đến một hệ thống tài chính - tiền tệ phát triển lành mạnh và ổn định.

4.3 Lợi ích của việc kiểm sốt vốn:

- Nhằm thực hiện chính sách tiền tệ độc lập - Ổn định tỷ giá.

- Hội nhập tài chính hồn tồn.

- Đạt u cầu tăng trưởng nền kinh tế

4.4 Các hình thức thực hiện kiểm sốt vốn:

- Kiểm sốt vốn trực tiếp (haykiểm sốt vốn mang tính hành chính): là việc

hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến giao dịch vốn và việc chuyển tiền bằng những quy định mang tính hành chính.

- Kiểm sốt vốn gián tiếp (hay kiểm soát vốn dựa trên cơ sở thị trường): là việc hạn chế những biến động của dịng vốn và những giao dịch khác thơng qua các biện pháp thị trường, chủ yếu là làm cho các giao dịch này phải tốn kém nhiều chi phí hơn, từ đó hạn chế những giao dịch này.

4.5. Giá phải trả của kiểm sốt vốn .

Có nhiều quan điểm lầm tưởng rằng nếu như áp dụng các biện pháp kiểm sốt vốn gián tiếp thì sẽ khơng phải trả giá. Trên thực tế, đã gọi là kiểm sốt vốn thì cho dù là áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn như thế nào cũng phải trả một giá nhất định. Cái giá chung nhất chính là sẽ làm chậm lại các cơ hội thu hút vốn đầu tư khi mà các quốc gia ngày càng cạnh tranh quyết liệt để thu hút dịng vốn tồn cầu.

5. Kinh nghiệm thu hút và kiểm soát dịng vốn đầu tư nước ngồi của các nước:

Các TNCs có vai trò rất to lớn đối với nước nhận đầu tư. Vốn FDI của các TNCs là tác nhân quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy mà các quốc gia ln tìm mọi cách để tăng cường thu hút đầu tư từ các TNCs. Một số nước đã rất thành công trong việc thu hút các TNCs. Ở châu Á, các quốc gia như Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc là ví dụ điển hình trong việc thu hút thành

tế, để có được mơi trường đầu tư hấp dẫn cho các TNCs, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia sau:

5.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc

Trong các nước đang phát triển thì Trung Quốc là nước có mơi trường đầu tư hấp dẫn thứ hai sau Singapore. Theo con số thống kê của Bộ Mậu dịch đối ngoại và Hợp tác Trung Quốc (MOFTEC) thì trong 9 năm 1998-2007 nước này thu hút được khá nhiều vốn FDI. Năm 2007, FDI vào Trung Quốc đạt trên 150 tỷ USD, vượt Mỹ và trở thành nước nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới. Cho đến nay có khoảng 400 TNCs trong số 500 TNCs hàng đầu trên thế giới đầu tư vào Trung Quốc, số còn lại cũng đang chuẩn bị đầu tư vào nước này.

Chính sách cơ bản trong việc thu hút FDI của Trung Quốc là:

Thứ nhất: Chính sách phát triển ngành sản xuất: Trong từng giai đoạn, Chính Phủ Trung Quốc ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI.

Thứ hai: Chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thông qua các biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó.

Từ năm 1999, trọng điểm chiến lược phát triển kinh tế từng bước chuyển về phía tây. Chính phủ Trung Quốc đã đề ra chính sách nâng đỡ và hỗ trợ các tỉnh Miền Tây Trung Quốc. Đồng thời tích cực hướng dẫn thương nhân nước ngồi đầu tư vào địa phương này bằng các biện pháp:

- Ban hành “dạnh mục ngành sản xuất ưu thế của miền Trung và Miền tây Trung Quốc kêu gọi thương nhân nước ngồi đầu tư”

- Chính phủ gia tăng một cách thích đáng nguồn vốn tín dụng trong nước, các khỏan vay chính phủ nước ngồi và các khoản vay ưu đãi của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm sử dụng chủ yếu vào xây dựng các cơng trình hạ tầng, cơng trình bảo vệ mơi trường trọng điểm của miền trung và miền tây.

- Đối với những hạng mục trong danh mục khuyến khích đầu tư nước ngồi, nếu đầu tư vào miền trung và miền tây Trung Quốc, sau khi hết thời hạn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thì tiếp tục được giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo.

- Khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi đã đầu tư vào khu vực miền Đơng Trung Quốc tái đầu tư vào khu vực miền tây và miền Trung.

- Cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các thành phố ven biển nhận khốn quản lý kinh doanh các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các xí nghiệp Trung Quốc tại các tỉnh miền Tây và miền Trung.

- Cho phép các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc tỉnh và khu vực tự trị của miền tây và miền trung lựa chọn thành lập khu phát triển cấp nhà nước

- Nhà nước ưu tiên lựa chọn một số hạng mục về nông nghiệp, giao thông, năng lượng, nguyên vật liệu để bảo vệ đầu tư nước ngoài vào các tỉnh miền Tây và miền Trung. Đồng thời tăng cường sự hỗi trợ của chính phủ về vốn và các biện pháp khác đối với các hạng mục trên.

Thứ ba: Chính sách chi viện về tài chính đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

- Doanh nghiệp đầu tư tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn căn cứ theo quy định của pháp luật được vay vốn của các ngân hàng tại Trung Quốc. Thời hạn, lãi suất và phí vay về cơ bản áp dụng như các xí nghiệp của Trung Quốc

- Doanh nghiệp nước ngoài khi muốn vay vốn tại Trung Quốc được các ngân hàng thương mại của Trung Quốc bảo lãnh. Các khoản tiền vốn ngoại tệ của các đơn vị này có thể dùng để thế chấp vay vốn.

- Cho phép Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư dùng tài sản của họ ở nước ngoài để thế chấp vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài.

- Các Doanh nghiệp nước ngồi ở Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn được xin phép phát hành cổ phiếu.

- Căn cứ theo nguyên tắc chủ động và thoả đáng, Chính phủ Trung Quốc cung cấp sự đảm bảo về rủi ro chính trị, bảo hiểm về thực hiện hợp đồng, bảo hiểm về bảo lãnh đối với những hạng mục đầu tư trọng điểm trong các lĩnh vực năng lượng, giao thơng mà chính phủ khuyến khích đầu tư.

Thứ tư: Ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trung Quốc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài như: như Luật Doanh nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Điều lệ chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài: Luật Doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư, các quy định và ưu đãi về thuế, ưu đãi về vay vốn đầu tư, về quyền sử dụng đất….

5.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của Ấn Độ

Trước đây, Ấn Độ được coi là nước thuộc thế giới thứ ba và dựa vào chính sách độc quyền để dập mẫu những hàng hố phương tây. Điều này đã khiến nhà

đầu tư nói chung và các TNCs thường khơng tập trung vào Ấn Độ. Tuy nhiên, ngày nay, Quốc gia này đã thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ở những ngành có khả năng thu hút FDI như: phần mềm, sản xuất ơ tơ, dịch vụ văn phịng, dược phẩm … Chính vì vậy mà ngày càng nhiều TNCs đầu tư vào Ấn Độ.

Để tạo lập sự khác biệt trong lợi thế cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ đã không chọn lao động giản đơn hay tài nguyên làm lợi thế so sánh của mình mà sử dụng tri thức là chất “xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế. Ấn Độ tập trung vào ngành công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính ngân hàng, phần mềm, dược phẩm – những lĩnh vực mũi nhọn của mình. Bên cạnh đó, quốc gia này còn tập trung vào việc đào tạo một lực lượng lao động kỹ thuật lớn với tay nghề cao đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ cũng như ngoại ngữ của các TNCs. Hàng năm, nước này tạo ra khoảng hơn 3 triệu cử nhân trong đó cử nhân về kỹ thuật, y học và kinh doanh chiếm tỷ lệ rất lớn.

Chính nhờ chiến lược trên mà tổng số vốn FDI vào Ấn Độ liên tục tăng lên trong các năm. Chẳng hạn từ năm 2004 đến năm 2007 con số lần lượt là 16,3 tỷ USD; 19,4 tỷ USD và 38 tỷ USD. Đặc biệt, chủ thể của dòng vốn FDI này chủ yếu là từ các TNCs lớn trên thế giới. Theo kết qủa cuộc điều tra hàng năm của UNCTAD về đánh giá của các TNCs đối với các nước nhận đầu tư thì trong hai năm trở lại đây Ấn Độ là địa điểm đầu tư lý tưởng nhất trên thế giới. Cũng theo thống kê của Liên đồn các Phịng Cơng nghiệp và thương mại Ấn Độ (FICCI), 70% các công ty đầu tư vào Ấn Độ làm ăn có lãi. Đây chính là những ngun nhân khiến TNCs tin tưởng và tăng cường đầu tư vào Ấn Độ.

5.3. Kinh nghiệm thu hút FDI của Singapore

Trong số các quốc gia Châu Á thì Singapore được coi là nước thu hút được nhiều TNCs nhất. Để làm được điều này, Singapore đã thực hiện những chính sách sau:

- Về cân đối ngoại tệ, quản lý ngoại hối: Chính phủ Singapore khơng có sự

quản lý về ngoại hối mà để cho thị trường này hoạt động tự do theo những quy luật của thị trường.

- Về quy định vay vốn, quản lý đất đai: Nhà đầu tư có thể huy động vốn qua

phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay tổ chức tài chính trong nước và nước ngồi.

- Thủ tục đầu tư: Các thủ tục này được thực hiện theo chế độ một cửa, đảm

bảo giải quyết nhanh gọn về các thủ tục cho nhà đầu tư.

- Về lĩnh vực đầu tư: Mở cửa hầu hết đối với các lĩnh vực kinh tế trừ lĩnh

5.4. Kinh nghiệm kiếm soát vốn của Malaysia:

Trong những năm 1997-98, Malaysia cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính kinh tế, nhưng khác với một số nước Đông Á khác, Malaysia kiên quyết khước từ "liệu pháp IMF", thực thi một chế độ kiểm soát gắt gao việc chảy máu ngoại tệ - Một biện pháp mà nhiều nhà kinh tế lúc đó cho rằng sẽ làm mất lòng tin của các nhà đầu tư và hậu quả sẽ là kéo Malaysia lún sâu hơn vào khủng hoảng và suy thoái. Một Uỷ ban đặc biệt với sự chủ trì trực tiếp của Thủ tướng đã được thành lập và làm việc ngày đêm theo kiểu thời chiến để đối phó với khủng hoảng. Kết quả thật bất ngờ, Malaysia vững vàng vượt qua được sóng gió khơng cần đến bất cứ viện trợ nào của các tổ chức tiền tệ quốc tế.

5.5. Kinh nghiệm kiếm soát vốn của Thái Lan: sự kiểm soát ‘bồngbột” và Ngày thứ ba đen tối với chứng khoán Thái Lan. bột” và Ngày thứ ba đen tối với chứng khoán Thái Lan.

Cuối chiều 18/12, Ngân hàng Trung ương Thái Lan yêu cầu các nhà băng tư nhân phong tỏa tối thiểu 30% trị giá các tài khoản tiền gửi ngoại tệ được lập để đầu tư tài chính. Việc phong tỏa này có hiệu lực từ 19/12 và kéo dài trong vòng một năm. Nếu nhà đầu tư muốn rút trước hạn quy định, chỉ được giải ngân tối đa 2/3 khoản tiền bị giữ lại đồng thời chịu phạt 10% tổng số tiền gửi ban đầu. Các biện pháp trên đây được đưa ra nhằm chặn đà tăng giá của đồng baht so với đôla Mỹ. Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu tiên quy định kiểm sốt tiện tệ có hiệu lực, thị trường chứng khốn Thái Lan rơi vào thế hoảng loạn. Chỉ số SET mở cửa với mức thấp hơn 20% so với thứ 2 và đến cuối phiên chốt 622,14 điểm, giảm 14,8%. 622,14 điểm là mức chốt thấp nhất kể từ 29/10/2004. Mức giảm gần 15% cũng được xem là lớn nhất kể từ 1975. Cú mất điểm này khiến giá trị thị trường chứng khóan Thái Lan sụt 23 tỷ USD. Và tác nhân chính khơng gì khác là cơn tháo chạy hoảng loạn của các nhà đầu tư nước ngồi. Từ đây có thể thấy, cùng là thực hiện kiểm sốt vốn nhưng Malaysia lại đạt được những thành cơng kỳ diệu, trong khi Thái lan lại vấp phải thất bại nặng nề.

5.6 Kinh nghiệm kiếm soát vốn ODA của Trung Quốc.

- Năm 1980 đến cuối 2005, tổng số vốn ODA WB cam kết với Trung Quốc là 39 tỷ USD (người TQ gọi là “vay vốn Chính phủ nước ngồi”). Ying Ming Yang, trưởng Ban các tổ chức Tài chính quốc tế II Vụ Đối ngoại Bộ Tài chính Trung Quốc khẳng định vốn ODA đóng một vai trị rất tích cực trong việc thúc đầy cải cách và phát triển ở Trung Quốc với 263 dự án được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, mơi trường, và ở khắp các địa phương.

- Tóm tắt ngun nhân thành cơng của việc sử dụng ODA ở Trung Quốc có mấy điểm: Có chiến lược hợp tác tốt, xây dựng tốt các dự án, cơ chế điều phối và thực hiện tốt, cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ.

- Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ương quản lý ODA là Bộ Tài chính (MoF) và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC). MoF làm nhiệm vụ “đi kiếm tiền”, đồng thời là cơ quan

giám sát việc sử dụng vốn. MoF yêu cầu các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với WB đánh từng dự án.

Các Bộ ngành chủ quản và địa phương có vai trị quan trọng trong thực hiện và phối hợp với MoF giám sát việc sử dụng vốn.

Việc trả vốn ODA ở Trung Quốc theo cách“ai hưởng lợi, người đó trả nợ”.

Quy định này buộc người sử dụng phải tìm giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn.

5.7. Kinh nghiệm dành cho Việt Nam:

- Xây dựng và thực hiện chiến lược thu hút vốn và đầu tư có trọng điểm để phát triển nền kinh tế của đất nước, hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến khuyến khích đầu tư nước ngồi và đầu tư nói chung.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo và coi việc khai thác hiệu quả nguồn nhân lực là chìa khố để thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

- Xây dựng và vận hành tốt các cơ chế quản lý, giám sát bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh và sự an tồn của thị trường tài chính.

Như vậy, mỗi quốc gia đều có những chiến lược riêng trong việc thu hút và kiểm sốt dịng vốn nước ngồi. Tuỳ từng điều kiện cụ thể và phương hướng chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước mà các quốc gia này xây dựng cho mình những chính sách thu hút và quản lý riêng. Đối với Việt Nam, để thành công trong việc thu hút và kiểm sốt dịng vốn nước ngoài, chúng ta cũng nên học hỏi và tham khảo những chính sách của một số quốc gia đã rất thành công trong việc thu hút và kiểm sốt dịng vốn nước ngoài ở trên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trong nước, cũng như nhiều nước đang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút và kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)