II. Các khái niệm về dòng vốn đầu tư nước ngoài
4. Kiểm sốt dịng vốn đầu tư nước ngoài
5.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của Ấn Độ
Trước đây, Ấn Độ được coi là nước thuộc thế giới thứ ba và dựa vào chính sách độc quyền để dập mẫu những hàng hoá phương tây. Điều này đã khiến nhà
đầu tư nói chung và các TNCs thường khơng tập trung vào Ấn Độ. Tuy nhiên, ngày nay, Quốc gia này đã thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ở những ngành có khả năng thu hút FDI như: phần mềm, sản xuất ô tơ, dịch vụ văn phịng, dược phẩm … Chính vì vậy mà ngày càng nhiều TNCs đầu tư vào Ấn Độ.
Để tạo lập sự khác biệt trong lợi thế cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ đã không chọn lao động giản đơn hay tài nguyên làm lợi thế so sánh của mình mà sử dụng tri thức là chất “xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế. Ấn Độ tập trung vào ngành cơng nghệ thơng tin, dịch vụ tài chính ngân hàng, phần mềm, dược phẩm – những lĩnh vực mũi nhọn của mình. Bên cạnh đó, quốc gia này cịn tập trung vào việc đào tạo một lực lượng lao động kỹ thuật lớn với tay nghề cao đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ cũng như ngoại ngữ của các TNCs. Hàng năm, nước này tạo ra khoảng hơn 3 triệu cử nhân trong đó cử nhân về kỹ thuật, y học và kinh doanh chiếm tỷ lệ rất lớn.
Chính nhờ chiến lược trên mà tổng số vốn FDI vào Ấn Độ liên tục tăng lên trong các năm. Chẳng hạn từ năm 2004 đến năm 2007 con số lần lượt là 16,3 tỷ USD; 19,4 tỷ USD và 38 tỷ USD. Đặc biệt, chủ thể của dòng vốn FDI này chủ yếu là từ các TNCs lớn trên thế giới. Theo kết qủa cuộc điều tra hàng năm của UNCTAD về đánh giá của các TNCs đối với các nước nhận đầu tư thì trong hai năm trở lại đây Ấn Độ là địa điểm đầu tư lý tưởng nhất trên thế giới. Cũng theo thống kê của Liên đồn các Phịng Cơng nghiệp và thương mại Ấn Độ (FICCI), 70% các công ty đầu tư vào Ấn Độ làm ăn có lãi. Đây chính là những nguyên nhân khiến TNCs tin tưởng và tăng cường đầu tư vào Ấn Độ.