Giá phải trả của kiểm soát nguồn vốn đầu tưở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút và kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 60)

IV. Kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

2. Giá phải trả của kiểm soát nguồn vốn đầu tưở Việt Nam

Chúng ta đưa ra quyết định thực hiện kiểm soát vốn bằng phương pháp này, phương pháp khác. Nhưng cần cân nhắc khi lựa chọn phương pháp kiểm sốt vốn. Có nhiều quan điểm tưởng rằng nếu như áp dụng các biện pháp kiểm sốt vốn gián tiếp thì sẽ khơng phải trả giá. Trên thực tế, đã gọi là kiểm sốt vốn thì cho dù là áp dụng các biện pháp kiểm sốt vốn như thế nào cũng phải trả một giá nhất định. Cái giá chung nhất chính là sẽ làm chậm lại các cơ hội thu hút vốn đầu tư khi mà các quốc gia ngày càng cạnh tranh quyết liệt để thu hút dịng vốn tồn cầu. Đi vào từng lĩnh vực cụ thể thì kiểm sốt vốn sẽ có những tác động nhất định.

Thứ nhất,kiểm sốt vốn nếu khơng khéo sẽ mâu thuẫn với pháp lệnh ngoại hối mới vừa ban hành vào tháng 12-2005, mà tinh thần chung là tự do hóa các giao dịch ngoại hối. Chính phủ hiện có chỉ đạo sắp tới đây cần phải nghiên cứu bổ sung và sửa đổi các văn bản hướng dẫn pháp lệnh ngoại hối có liên quan đến việc gửi và rút vốn của nhà đầu tư nước ngồi. Những thay đổi này có thể sẽ ảnh hưởng đến chiến lược của các nhà đầu tư nước ngồi.

Vì vậy các thay đổi trong qui chế ngoại hối sắp tới phải thực hiện nguyên tắc “bất hồi tố”. Nghĩa là chúng ta khơng được đụng chạm đến dịng vốn ngoại. Chỉ có những dịng vốn gián tiếp kể từ sau các thay đổi này mới chịu sự chi phối của biện pháp kiểm soát vốn.

Thứ hai, kiểm sốt vốn làm chi phí giao dịch vốn (tính trên tổng qui mơ dịng vốn) tăng cao và sẽ làm cho dòng vốn chuyển hướng sang các quốc gia khác. Theo nhiều khảo sát, chi phí giao dịch tại Trung Quốc hiện là 1,2%, VN là 2%; trong khi Hong Kong chỉ là 0,013%. Nếu áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát vốn nặng về hành chính, có khả năng dịng vốn đang chảy vào Việt Nam sẽ chuyển huớng ngược trở về các nước có chi phí giao dịch vốn thấp hơn như Trung Quốc chẳng hạn. Đây là cái giá phải trả cần phải đuợc cân nhắc thấu đáo trước khi ban hành các biện pháp kiểm sốt vốn chính thức.

Thứ ba, những cái giá phải trả như trên, đến lượt nó, có khả năng làm cho thị trường chứng khoán nước ta vốn đang ở vào giai đoạn khởi sắc có khả năng bị chững lại, mà một khi thị trường chứng khoán rơi vào cảnh tiêu điều như năm 2001 thì lấy lại niềm tin từ các nhà đầu tư một lần nữa là vơ cùng khó khăn.

3. Các cơng cụ để kiểm sốt dịng vốn đầu tư nước ngồi: 3.1. Vận dụng chính sách tỷ giá hối đối:

Tỷ giá hối đối khơng chỉ tác động đến những cân bằng bên ngồi mà cịn tác động đến cả những cân đối bên trong nền kinh tế. Phân tích những tác động chủ yếu của tỷ giá hối đối đến thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung giúp chúng ta thấy rõ tầm quan trọng cũng như vai trị của nó đối với phát triển kinh tế của các nước, đặt biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn chính sách tỷ giá hối đối hiện nay được các chính phủ rất coi trọng.

Chính sách tỷ giá hối đối là một hệ thống các cơng cụ được dùng để tác động tới quan hệ cung- cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu cần thiết. Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối đoái gồm hai vấn đề lớn: một là vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và hai là vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

Khi mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so với các nước khác, trong những điều kiện bình thường, thì vốn ngắn hạn từ nước ngồi sẽ đổ vào nước nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra. Điều đó làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, dẫn đến sự thay đổi tỷ giá.

Tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá hối đoái tác động một cách gián tiếp đến ngoại thương thông qua sự tác động làm thay đổi nguồn vốn quốc tế ra vào một quốc gia. Như khi tỷ giá thay đối theo hướng giảm giá đồng nội tệ sẽ có tác động gia tăng nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Khi đó nguồn vốn đầu tư nước ngồi chảy vào trong nước sẽ tạo điều kiện mở rộng sản xuất trong nước, tránh được những rào cản của chính sách bảo hộ thương mại, sẽ đẩy mạnh hoạt động ngoại thương.

3.2 Vận dụng chính sách tiền tệ:

Thứ nhất: Chính sách tiền tệ thắt chặt chỉ làm lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và tác động bất lới đối với các doanh nghiệp trong nước.

Các nhà đầu tư nước ngồi cũng chịu những hạn chế về tín dụng và tiền tệ như các công ty trong nước. Nhưng họ lại có nhiều thuận lợi hơn trong nhưng trường hợp chính phủ của nước chủ nhà thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc nếu như nguồn vốn trong nước trở nên q đắt hoặc khơng có sẵn vì những hạn chế của chính phủ nước chủ nhà. Trong những trường hợp như thế, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp cận nguồn vốn từ công ty mẹ và những công ty con khác. Do vậy, nhà đầu tư nước ngồi có thể thực hiện những kế hoạch chi tiêu của mình bất chấp những hạn chế của chính phủ nước chủ nhà. Trong khi đó, những nhà đầu tư trong nước của quốc gia chủ nhà sẽ gặp phải bất lợi do không tiếp cận được với nguồn vốn nước ngoài. Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cho thấy rằng trong trường hợp này chính phủ của quốc gia nước chủ nhà sẽ dễ phạm phải sai lầm khi tác động vào hệ thống ngân hàng thông qua các khoản tài trợ cho chính phủ để cấp tín dụng gián tiếp cho các nhà đầu tư công ty trong nước.

Thị trường vốn Việt Nam một mặt vẫn còn phân cách và còn quá nhiều rào cản chẳng những đối với thị trường vốn trong nước mà cịn đối với thị trường vốn nước ngồi. Trong khi đó việc nới lỏng những rào cản trên thị trường tài chính trong nước đối với các nhà đầu tư nước ngồi là điều mà chính phủ phải chịu nhiều nhượng bộ khi đàm phán trong lộ trình hội nhập WTO vào năm 2005. Tình hình này sẽ càng bất lợi cho các nhà đầu tư trong nước mỗi khi Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm sốt lạm phát. Chính sách tiền tệ kiểm sốt lạm phát vơ hình chung lại làm lợi cho chính các nhà đầu tư nước ngồi và do đó càng đẩy các nhà đầu tư nước ngoài trong nước vào thế cạnh tranh không cân xứng.

Một bài học mà chúng ta rút kinh nghiệm trong việc điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2008 vừa qua đó là tình trạng các ngân hàng và các quỹ đầu tư thực hiện một cuộc đua tăng lãi suất đến mức chóng mặt, có lúc lãi suất lên đến hơn 20%/năm. Chính sách tiền tệ như trên, rõ ràng đã đẩy các nhà đầu tư trong nước, vốn đã ở vào thế yếu so với các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, lại gặp phải nhiều bất lợi hơn nữa. Các nhà đầu tư trong nước hoàn tồn khơng thể tiếp cận nguồn tài trợ từ thị trường tiền tệ quốc tế trong bối cảnh lãi suất trong nước quá cao. Trong khi đó đây lại là một ưu thế của các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Thứ hai: Hoạt động của nhà đầu tư nước ngồi có khả năng tạo ra sự bất ổn trong cung tiền nội địa.

Khi đánh giá về hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư, chính phủ tại các quốc gia tiếp nhận phân tích rất kỹ tác động của cung tiền do hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài tạo ra. Vấn đề phiền tối sẽ nảy sinh trong chính sách tiền tệ của quốc gia tiếp nhận khi các nhà đầu tư nước ngồi bất thình lình chuyển một số lượng lớn ngoại tệ sang đồng nội tệ để mua một công ty trong nước, hoặc thực hiện 1 một dự án đầu tư lớn hoặc đơn giản chuyển sang các quỹ đầu cơ tạm thời trong khi tìm cách né tránh khủng hoảng trên thị trường ngoại hối ở một hay nhiều nước khác. Đây là tình trạng mà các nhà chun mơn gọi là dịng tiền nóng tiềm ẩn trong một quốc gia. Các nước Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Ý, Thụy Sĩ là những nạn nhân thường xuyên của những sự biến dạng tạm thời trong cung tiền như thế. Trong hầu hết các trường hợp, việc chuyển đổi ngoại lực sang nội tệ tạo ra một sự gia tăng ngay lập tức cung tiền trong nước. Tai hại ở chỗ là sự gia tăng ngay lập tức này phải được sự can thiệp kịp thời của NHTW trên thị trường mở. Nếu không như thế, hoạt động của các nhà đầu tư nước ngồi có thể dẫn đến áp lực lạm phát tại các quốc gia chủ nhà.

Nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngồi nói, chính phủ Việt Nam đang tìm cách ngày càng nới lỏng các điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ nhiều sở hữu hơn đối với các công ty trong nước. Đây là một chính sách đương nhiên và phù hợp khi Việt Nam gia nhập WTO. Nhưng mặt khác một nguy cơ tiềm ẩn về một dịng tiền nóng cũng đang chực chờ để bộc phát và tác động ngược trở lại nền kinh tế VN. Đây chính là một thách thức thật sự đối với VN trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp lý liên quan đến các chủ trương thu hút nguồn vốn đầu tư FDI và nguồn vốn đầu tư gián tiếp FPI vào VN.

3.3 Vận dụng chính sách tài khóa:

Chính sách tài khố cơng khai minh bạch và bình đẳng có quan hệ đến cân đối ngân sách tại các địa phương có hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài.

Các hoạt động của các nhà đầu tư nước ngồi cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn với chính sách tài khố nước chủ nhà. Nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngồi, chính phủ ở một số quốc gia thường phạm phải những sai lầm trong các chính sách thuế theo hướng ưu đãi quá mức cho các nhà đầu tư nước ngoài về thuế suất và cơ sở tính thuế. Thực tế thì cho dù khơng có những ưu đãi q đáng về chính sách thuế, thì các nhà đầu tư nước ngồi cũng có khả năng giảm được thuế tại quốc gia nước chủ nhà thông qua một kỹ thuật gọi là định giá chuyển

giao (transter pricing). Đây là một kỹ thuật mà các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng từ những ưu đãi khác nhau của các quốc gia trên tồn thế giới về các chính sách thuế, lãi suất để xác định giá của các nhập lượng (chi phí đầu vào) và xuất lượng (giá bán) sao cho có lợi nhất. Đây là một kỹ thuật mà hầu như bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào cũng phải tận dụng nhằm tối thiểu hoá số thuế phải nộp tại quốc gia nơi các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động. Vấn đề nằm ở chỗ là các nhà đầu tư nước ngồi có tận dụng những kẽ hở trong luật lệ của nước chủ nhà để trốn thuế chứ khơng phải là tối thiểu hố số thuế phải nộp hay không mà thơi.

Hiện nay chúng ta vẫn chưa có một bằng chứng xác đáng nào chứng minh được hành vi trốn thuế của các nhà đầu tư nước ngoài tại VN nhưng kỹ thuật tối thiểu hoá số thuế phải nộp tại VN sao cho có lợi nhất tại nước ta là một ưu thế đương nhiên và có thật của bất kỳ một nhà đầu tư nước ngồi nào. Vì vậy việc ưu đãi quá mức về thuế cho các nhà đầu tư nước ngồi hoạt động tại nước ta, có thể dẫn đến nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp VN trong quá trình hội nhập .

Mặt khác cũng phải thấy rằng, trong điều kiện mà ngân sách chính phủ ln bội chi như hiện nay thì các nhà đầu tư nước ngồi lại có khả năng tạo ra nhiều nhu cầu tăng thêm về việc phát triển các dịch vụ kinh tế xã hội, những lĩnh vực mà NSNN khơng có khả năng đầu tư.

Từ thực tiễn trên, một điều chúng ta cần phải lưu ý khi hoạch định các chính sách đối phó với các nhà đầu tư nước ngồi là khơng nên có cách nhìn mang tính chất phân biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại VN. Khơng phải là tồn bộ, nhưng có thể khẳng định rằng phần lớn cân đối ngân sách các địa phương mới nổi lên ở nước ta là có đóng góp rất lớn từ hoạt động của các nhà đầu tư nước ngồi. Kết quả này có được là chúng ta đã thực hiện luật ngân sách mới, dẫn đến có sự thay đổi mới trong cơ cấu thu chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Chính sách tài khóa minh bạch, khơng phân biệt đối xử rõ ràng đã có tác động rất đáng kể đối với hoạt động của các nhà đầu tư nước ngồi, và do đó góp phần vào việc thúc đẩy các hoạt động của các doanh nghiệp nội địa.

Tóm lại : Trước hết khơng nên có ảo tưởng q mức về những gì mà các nhà đầu tư nước ngồi mang lại cho nền kinh tế trong nước. Các nhà đầu tư nước ngồi khơng bao giờ cho khơng, có lẽ khơng có một chân lý nào đúng hơn là chân lý này. Nhưng mặt khác, những tác động của chính sách tài chính và tiền tệ, chính sách tỷ giá quốc gia lại có tác động rất lớn đế việc hấp thụ tối đa những lợi ích mà nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngồi mang lại, cũng như vấn đề kiểm sốt nguồn vốn này và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro của nó. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải vận dụng linh họat các chính sách trên như thế nào cho

phù hợp với từng thời kỳ, từng thời điểm để đạt được những mục tiêu kiểm soát vốn đã đề ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Vào thời điểm này, dù kinh tế phát triểm chậm lại, nhưng so với các nước trong khủng hoảng, Việt Nam vẫn được đánh giá tương đối tích cực. Cơ hội lựa chọn và lựa chọn lại đầu tư, khi các doanh nghiệp nước ngồi gặp khó khăn muốn dừng lại đang hiện hữu cho Việt Nam. Con số FDI, FPI, ODA cao có thể tạo nên một thành tích vang dội, nhưng là nhà quản lý, những cân nhắc về hệ quả dài hạn và những lợi ích khác ln được đặt là ưu tiên, nhất là khi các nút thắt tăng trưởng chưa được tháo. Trước đây, vì tập trung cho quyền tăng trưởng để thoát nghèo, chúng ta đã dễ dãi với các dự án đầu tư. Nay, mục tiêu tăng trưởng cần được xem nhẹ đi, để ta có điều kiện chọn lựa tốt hơn. Kinh tế khó khăn FDI có thể giảm, nhưng phải "trong thế chủ động, giảm theo sự lựa chọn của chúng ta, không phải là quyết định thốt lui đơn thuần của nhà đầu tư" . Nói cách khác, vừa phải cải thiện mơi trường đầu tư để thu hút FDI nhưng Việt Nam cũng phải lựa chọn một cách chừng mực, chặt chẽ hơn, trên cơ sở một chiến lược thu hút đầu tư dài hơi hơn. Thông điệp về việc chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ thâm dụng tài nguyên, lao động chưa qua đào tạo sang chú trọng công nghệ, kỹ thuật... đã được đưa ra. Việc chọn lựa và chọn lựa lại các dự án FDI chính là hành động cụ thể nhất để hiện thực hóa thơng điệp về mơ hình phát triển kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó đã chúng ta đã xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút và kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)