II. Các khái niệm về dòng vốn đầu tư nước ngoài
4. Kiểm sốt dịng vốn đầu tư nước ngoài
4.5. Giá phải trả của kiểm soát vốn
Có nhiều quan điểm lầm tưởng rằng nếu như áp dụng các biện pháp kiểm sốt vốn gián tiếp thì sẽ không phải trả giá. Trên thực tế, đã gọi là kiểm sốt vốn thì cho dù là áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn như thế nào cũng phải trả một giá nhất định. Cái giá chung nhất chính là sẽ làm chậm lại các cơ hội thu hút vốn đầu tư khi mà các quốc gia ngày càng cạnh tranh quyết liệt để thu hút dịng vốn tồn cầu.
5. Kinh nghiệm thu hút và kiểm soát dịng vốn đầu tư nước ngồi của các nước:
Các TNCs có vai trị rất to lớn đối với nước nhận đầu tư. Vốn FDI của các TNCs là tác nhân quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy mà các quốc gia ln tìm mọi cách để tăng cường thu hút đầu tư từ các TNCs. Một số nước đã rất thành công trong việc thu hút các TNCs. Ở châu Á, các quốc gia như Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc là ví dụ điển hình trong việc thu hút thành
tế, để có được mơi trường đầu tư hấp dẫn cho các TNCs, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia sau:
5.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc
Trong các nước đang phát triển thì Trung Quốc là nước có mơi trường đầu tư hấp dẫn thứ hai sau Singapore. Theo con số thống kê của Bộ Mậu dịch đối ngoại và Hợp tác Trung Quốc (MOFTEC) thì trong 9 năm 1998-2007 nước này thu hút được khá nhiều vốn FDI. Năm 2007, FDI vào Trung Quốc đạt trên 150 tỷ USD, vượt Mỹ và trở thành nước nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới. Cho đến nay có khoảng 400 TNCs trong số 500 TNCs hàng đầu trên thế giới đầu tư vào Trung Quốc, số còn lại cũng đang chuẩn bị đầu tư vào nước này.
Chính sách cơ bản trong việc thu hút FDI của Trung Quốc là:
Thứ nhất: Chính sách phát triển ngành sản xuất: Trong từng giai đoạn, Chính Phủ Trung Quốc ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI.
Thứ hai: Chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thơng qua các biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó.
Từ năm 1999, trọng điểm chiến lược phát triển kinh tế từng bước chuyển về phía tây. Chính phủ Trung Quốc đã đề ra chính sách nâng đỡ và hỗ trợ các tỉnh Miền Tây Trung Quốc. Đồng thời tích cực hướng dẫn thương nhân nước ngoài đầu tư vào địa phương này bằng các biện pháp:
- Ban hành “dạnh mục ngành sản xuất ưu thế của miền Trung và Miền tây Trung Quốc kêu gọi thương nhân nước ngồi đầu tư”
- Chính phủ gia tăng một cách thích đáng nguồn vốn tín dụng trong nước, các khỏan vay chính phủ nước ngồi và các khoản vay ưu đãi của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm sử dụng chủ yếu vào xây dựng các cơng trình hạ tầng, cơng trình bảo vệ mơi trường trọng điểm của miền trung và miền tây.
- Đối với những hạng mục trong danh mục khuyến khích đầu tư nước ngoài, nếu đầu tư vào miền trung và miền tây Trung Quốc, sau khi hết thời hạn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thì tiếp tục được giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo.
- Khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi đã đầu tư vào khu vực miền Đơng Trung Quốc tái đầu tư vào khu vực miền tây và miền Trung.
- Cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại các thành phố ven biển nhận khoán quản lý kinh doanh các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các xí nghiệp Trung Quốc tại các tỉnh miền Tây và miền Trung.
- Cho phép các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc tỉnh và khu vực tự trị của miền tây và miền trung lựa chọn thành lập khu phát triển cấp nhà nước
- Nhà nước ưu tiên lựa chọn một số hạng mục về nông nghiệp, giao thông, năng lượng, nguyên vật liệu để bảo vệ đầu tư nước ngoài vào các tỉnh miền Tây và miền Trung. Đồng thời tăng cường sự hỗi trợ của chính phủ về vốn và các biện pháp khác đối với các hạng mục trên.
Thứ ba: Chính sách chi viện về tài chính đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi.
- Doanh nghiệp đầu tư tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn căn cứ theo quy định của pháp luật được vay vốn của các ngân hàng tại Trung Quốc. Thời hạn, lãi suất và phí vay về cơ bản áp dụng như các xí nghiệp của Trung Quốc
- Doanh nghiệp nước ngoài khi muốn vay vốn tại Trung Quốc được các ngân hàng thương mại của Trung Quốc bảo lãnh. Các khoản tiền vốn ngoại tệ của các đơn vị này có thể dùng để thế chấp vay vốn.
- Cho phép Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư dùng tài sản của họ ở nước ngoài để thế chấp vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài.
- Các Doanh nghiệp nước ngồi ở Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn được xin phép phát hành cổ phiếu.
- Căn cứ theo nguyên tắc chủ động và thoả đáng, Chính phủ Trung Quốc cung cấp sự đảm bảo về rủi ro chính trị, bảo hiểm về thực hiện hợp đồng, bảo hiểm về bảo lãnh đối với những hạng mục đầu tư trọng điểm trong các lĩnh vực năng lượng, giao thơng mà chính phủ khuyến khích đầu tư.
Thứ tư: Ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trung Quốc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài như: như Luật Doanh nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Điều lệ chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài: Luật Doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư, các quy định và ưu đãi về thuế, ưu đãi về vay vốn đầu tư, về quyền sử dụng đất….