IV. Kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
1. Vấn đề kiểm soát nguồn vốn đầu tưở Việt Nam
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về vấn đề nên hay khơng nên kiểm sốt vốn, các quan điểm “đối đầu nhau” kịch liệt. Đại diện cho nhóm lợi ích của nhà đầu tư nước ngồi thì lấy lý do chúng ta đã gia nhập WTO, phải theo thông lệ chung của thế giới, phải tự do hóa dịng vốn, phải để thị trường tự điều tiết, bất cứ sự can thiệp nào từ phía nhà nước cũng là khơng tốt. Nhóm này tiêu biểu cho quan điểm ủng hộ tự do hóa vốn. Đại diện cho quan điểm chính phủ thì cho rằng, cần thiết phải kiểm soát vốn để nhằm ổn định thị trường, đưa thị trường phát triển lành mạnh, tránh những cú sốc từ các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ồ ạt, gây náo loạn thị trường, gây khủng hoảng nền kinh tế.
Ngay cả giám đốc một quỹ đầu tư nước ngồi- Ơng Dominic Scriven - giám đốc Quĩ Dragon Capital cũng cho rằng: “Không một quốc gia nào ở châu Á phát triển thị trường vốn mà khơng có biện pháp để kiểm sốt dịng vốn đầu tư nước ngồi. Do đó, nếu Việt Nam khơng đưa ra biện pháp kiểm sốt sẽ là một ngoại lệ trong khu vực. Ngay những quốc gia có thị trường vốn phát triển cũng có biện pháp giám sát luồng vốn nước ngoài. Tỉ lệ vốn đầu tư ngắn hạn của nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay cao hơn tỉ lệ vốn đầu tư trung và dài hạn. Khơng nên khuyến khích xu hướng này vì cái mà Việt Nam cần là những đồng vốn trung và dài hạn. Việt Nam cần có những biện pháp quản lý dịng vốn đầu tư nước ngồi vào thị trường chứng khốn trong tầm nhìn tổng thể và dài hạn của nền kinh tế”
Hiện nay rất tiếc là chúng ta chưa có một hệ thống chính sách và mục tiêu nhất qn trong việc kiểm sốt dịng vốn, điều mà các nền kinh tế đang chuyển đổi đều phải quan tâm đặc biệt ngay từ khi mở cửa thị trường, chứ không phải đợi đến lúc nước đến chân mới nhảy.
Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thì phải đem ngoại tệ để đổi lấy nội tệ (VNĐ). Kết thúc q trình kinh doanh, nhà đầu tư nước ngồi sẽ đem cả vốn lẫn lời đổi lấy ngoại tệ và mang về nước nếu muốn. Tuy nhiên vấn đề không có gì đáng nói nếu khơng xảy ra cùng lúc các nhà đầu tư nước ngoài (thường là các nhà đầu tư ngắn hạn) đồng loạt đổi ngoại tệ mang về nước, làm cho cầu ngoại tệ tăng đột biến gây áp lực lớn lên tỷ giá. Lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng tiền tệ bắt nguồn từ những sự việc như vậy.
Việc kiểm soát vốn ở nước ta nổi bật nhất là trong thị trường chứng khoán vừa qua. Trong thời gian bắt đầu từ tháng 2/2007, khi thị trường chứng khoán trở nên q “nóng” thì chúng ta có những động thái về việc áp đặt kiểm soát vốn. Việc này đã làm xôn xao dư luận trong ước và những người quan tâm trên thế giới thời điểm đó. Nói cách khác, kiểm soát vốn mà chúng ta dự định và đã thực hiện (như dừng lại việc mở room - tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi) chính là do yếu tố tình thế là chính, chứ khơng phải xuất phát từ một chiến lược mang tính dài hạn.
Giữa tháng 2 năm 2007, Các hãng tin nước ngoài như Bloomberg và AFP đều đồng loạt trích nguồn tin từ Ngân hàng ANZ cho rằng Việt Nam đang chuẩn bị áp dụng một loạt biện pháp quản lý dòng vốn ra - vào tương tự như Thái Lan để giảm nhiệt thị trường chứng khoán.
Ngay sau đó, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chưa thực hiện các biện pháp kiểm sốt ngoại hối. Vậy là n lịng thị trường và các nhà đầu tư không phải lo sợ thị trường sụp đổ. Phải chăng khẳng định trên có nghĩa là sẽ khơng kiểm sốt vốn hay chỉ là tạm thời chưa kiểm sốt? Tạm thời thì có nghĩa là sớm muộn gì trong tương lai cũng sẽ kiểm sốt , thị trường sẽ phản ứng thế nào? Liệu có lặp lại lịch sử ngày thứ ba đen tối của thị trường chứng khốn Thái Lan?
Qua đó có thể thấy vấn đề kiểm soát vốn đối với thị trường chứng khoán là một vấn đề hết sức nhạy cảm và cần được cân nhắc thận trọng. Thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2007 tăng trưởng quá nhanh chóng, kéo theo làn sóng các nhà đầu tư nước ngồi, đã đẩy giá tiền tệ trong nước và mức lạm phát lên, và kèm theo đó là nỗi sợ hãi về bong bóng chứng khốn. Nếu so với những gì đang xảy ra trên thế giới lúc đó, ta có thể thấy việc sẵn sàng để ứng phó với sự đảo chiều của dịng vốn của thị trường chứng khốn Việt Nam là một địi hỏi bức thiết và khá nhạy cảm. Và kết quả là cho đến thời điểm này chúng ta đã chứng minh được điều đó, hậu quả chứng ta đã gánh chịu: khan hiếm tiền nội tệ và bong bóng chứng khốn nổ tung, sự thất bại của thị trường chứng khoán.
Như vậy điều quan trọng là bây giờ Chính phủ cần nghiên cứu các mục tiêu của kiểm soát vốn theo nghĩa hướng đến một “chiến lược tổng thể”, chứ không
phải chỉ duy nhất là vì sự phát triển của thị trường chứng khốn. Với một thị trường tài chính cịn non trẻ như Việt Nam, thì mục tiêu của kiểm sốt vốn hiện nay khơng nằm ngồi mục đích hướng đến hệ thống tài chính - tiền tệ trong nước phát triển lành mạnh, ổn định và phát triển được.
Mà mục tiêu như thế lại đứng trước một thách thức là không thể hấp thụ ngay một lúc dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào quá nhanh. Nguy cơ bong bóng
chứng khốn là tất nhiên do dịng vốn ngoại quanh đi quẩn lại chỉ là mua bán lòng vịng mà khơng cung ứng hết toàn bộ vào các dự án sinh lợi. Như vậy, ngồi việc kiểm sốt vốn, chúng ta còn phải chú ý đến việc tăng năng lực cho hệ thống tài chính, chẳng hạn như cần phải siết chặt lại qui chế thành lập ngân hàng, chỉ những ngân hàng nào có đủ tiềm lực nhất định mới được thành lập.
Việc Chính phủ yêu cầu đến năm 2010 các ngân hàng phải có đủ vốn điều lệ 3.000 tỉ trở lên mới được cấp phép hoạt động, hay như việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh để tăng năng lực (ngoài nguồn vốn ra còn là các vấn đề liên quan đến quản trị và minh bạch thông tin...) cho hệ thống tài chính là một huớng đi cần phải được thực hiện quyết liệt, thay cho việc bơm tiền từ ngân sách.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: kiểm sốt vốn ở Việt Nam là một điều cần thiết và vấn đề còn lại chỉ là thực hiện như thế nào đề khơng gây sốc đối với nhà đầu tư trong - ngồi nước và thị trường, đảm bảo sự phát triển ổn định và lành mạnh của hệ thống tài chính. Kiểm sốt vốn là cần thiết, tuy nhiên các biện pháp cần phải được cân nhắc cẩn thận theo nguyên tắc bất hồi tố, rõ ràng và có thể dự đốn được.