Vùng kinh tế Đông Nam Bộ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 38)

Vùng kinh tế Đông Nam bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương.

Vùng Đơng Nam Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi cùng với những thành quả phát triển đã đạt được tạo ra lợi thế so sánh ở mức hàng đầu của cả nước, vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác; nằm trên các trục giao thơng quan trọng của quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ ra vào, có nhiều khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để đạt nhịp độ tăng trưởng cao. Đông Nam Bộ là vùng đã đạt trình độ phát triển kinh tế tương đối cao hơn và vượt trước nhiều mặt so vói các vùng khác trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, cơng nghệ đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của cả

35

khu vực phía Nam. Đồng thời có hệ thống đơ thị, các khu cơng nghiệp đang trong quá trình phát triển mạnh. Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ nằm ở "mặt tiền Duyên Hải" phía Nam, là cầu nối và "cửa ngõ" lớn giao thương với thế giới. Thành phố Biên Hoà và khu vực dọc theo quốc lộ 51, Thị xã Thủ Dầu Một và khu vực Nam Sơng Bé có điều kiện rất thuận lợi để phát triển công nghiệp. Đơng Nam Bộ lại có trục đường giao thơng xun Á ra biển và tiếp giáp với khu vực các nước Đông Nam Á đang phát triển năng động.

Thời gian qua, vùng Đông Nam Bộ đạt được thành tựu to lớn trong thu hút vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu trong cả nước về thu hút vốn, nhất là vốn FDI. Năm 2007, vốn đầu tư phát triển của Thành phố là 67.452 tỷ đồng, trong đó: vốn NSNN là 10.756, vốn ngồi nhà nước là 43.072 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là 14.261 tỷ đồng; tổng vốn huy động ước thực hiện năm 2008 là 561.500 tỷ đồng, trong đó tiền gởi dân cư là 292.150 tỷ đồng; cho thấy Thành phố huy động vốn ngoài nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng cho đầu tư phát triển là rất lớn. Trong vùng Đông Nam Bộ, các địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương cũng thu hút vốn đầu tư rất tốt. Như tỉnh Bình Dương, đến tháng 1/2009, với 23 KCN đã hoạt động, thu hút 1.450 doanh nghiệp mới với gần 50.000 tỉ VN đồng; tổng số dự án là 1.288 với tổng vốn trên 10 tỉ USD, tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 46.000 lao động.

Tuy trong vùng Đơng Nam Bộ, nhưng mỗi tỉnh có những thuận lợi và khó khăn riêng. Thành phố Hồ Chí Minh với những ưu thế của mình đã có những giải pháp thu hút vốn đầu tư hiệu quả, có 6 nhóm giải pháp thu hút vốn đầu tư, như: Nhóm giải pháp về quy hoạch (hoàn thành quy hoạch về đất đai, hồn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, cơng bố rộng rãi quy hoạch), nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách (ban hành các văn bản hướng dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngồi, ban hành các giải pháp cụ thể để thu hút đầu tư nước ngoài cho các lĩnh vực ưu tiên như giáo dục - đào tạo, y tế, quy hoạch đơ thị, phối hợp đồng bộ các chính sách đất đai - đầu tư - tài chính - tín dụng, có chính sách riêng đối với từng tập đồn đa quốc gia), nhóm

36

37

giải pháp về xúc tiến đầu tư (đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng), nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng (tranh thủ nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư phát triển hạ tầng), nhóm giải pháp về lao động, tiền lương (đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề, điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách chính sách về lao động, tiền lương), nhóm giải pháp về cải cách hành chính (đơn giản và cơng khai quy trình, thủ tục hành chính, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa trung ương và địa phương và giữa các Bộ, Sở, Ngành, UBND các quận, huyện có liên quan). Tỉnh Bình Dương là tỉnh thành cơng trong thu hút vốn đầu tư, nhất là thu hút nguồn vốn FDI, ngồi những giải pháp mang tính cơ bản, Bình Dương có cách riêng phù hợp, như:

- Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp. Các khu công nghiệp được quy hoạch hiện đại, có hạ tầng cơng nghiệp đồng bộ và hồn chỉnh, có hệ thống giao thơng thuận lợi và kết nối.

- Chính quyền tỉnh thể hiện sự trọng thị đối với các doanh nghiệp đến tìm hiểu mơi trường đầu tư tại Bình Dương.

- Bình Dương hiểu rõ cách đi của mình, thu hút các dự án vốn nhỏ và trung bình, các dự án vốn nhỏ đã được thẩm định chắc chắn nên tỉ lệ giải ngân vốn rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)