Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội, tác động của lãi suất đến hành vi tiêu dùng và sản xuất của xã hội nhiều hay ít, nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, trong từng quốc gia thì mỗi giai đoạn phát triển của thị trường tài chính thì mức độ tác động của lãi suất cũng khác nhau, lãi suất có tác động ngược chiều với đầu tư, trong đó tác động của lãi suất đến đầu tư khu vực tư nhân là nhạy cảm hơn đầu tư khu vực Nhà nước.
Trong những tháng đầu năm 2008, tình hình lãi suất có những biến động, đầu năm lãi suất lên cao. Đặc biệt là từ đầu tháng 2/2008 lãi suất huy động trên thị trường đã biến động mạnh do các Ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động VNĐ lên mức 13-14%/năm và đã đẩy lãi suất cho vay lên đến mức trên 1,5%/tháng vào tháng 3 năm 2008, có nơi còn cho vay với lãi suất xấp xỉ 20%/năm. Các doanh nghiệp rất khó khăn trong khâu huy động vốn, sẽ thu hẹp quy mơ sản xuất và có thể dẫn đến phá sản, hậu quả là tăng trưởng bị suy giảm,
91
tăng trưởng kinh tế bị suy giảm gây hậu quả giảm phát, sức mua giảm dẫn đến kinh tế bị suy thoái, vốn đầu tư gián tiếp có nguy cơ bị rút khỏi thị trường chứng khốn, vốn đầu tư trực tiếp khơng thực hiện được như cam kết.
Đến cuối năm 2008, lãi suất cơ bản của tháng 11 năm 2008 còn 13%/năm. Đây là biện pháp nới lỏng tiền tệ. Cắt giảm lãi suất về cuối năm 2008 cùng với những đợt điều chỉnh của thị trường chứng khoán làm cho mức độ sinh lời hợp lý hơn. Theo phân tích của KimEng, thời điểm 31/12/2008, VN-Index quanh mức 316 điểm khiến tỷ suất sinh lời từ thị trường chứng khoán đạt 10,4% trong khi lãi suất tiền gởi 12 tháng khoảng 8,1% làm cho việc đầu tư trên thị trường chứng khoán hấp dẫn hơn.
Chính sách "thặt chặt", "nới lỏng" thị trường tiền tệ trong năm 2008 quá đột ngột, gây khó khăn cho doanh nghiệp và gây hoang mang cho các nhà đầu tư, làm ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp.