38
Gồm 11 tỉnh và thành phố, đó là Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình và Vĩnh Phúc.
Trong vùng có thủ đơ Hà Nội – là trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng cả đường biển, đường sắt và đường hàng khơng; có các cụm cảng biển quan trọng như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, các tuyến quốc lộ, đường sắt, đường sông toả đi các vùng khác trong cả nước và quốc tế. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nằm giữa hai bộ phận lãnh thổ đồng bằng châu thổ sông Hồng và sườn núi Đông Bắc. Do hoạt động kiến tạo địa chất, một phần lãnh thổ của địa bàn (gồm Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và Hải Phịng) tích tụ phù sa của sơng Hồng và sơng Thái Bình, dải đồng bằng nam Quảng Ninh đến Hải Phịng tích tụ phù sa sơng và phù sa biển. Vùng có bờ biển dài 500 km, một số điểm có vịnh sâu kín gió, thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu, tạo ra cửa ngõ thông thương và giao lưu quốc tế cho vùng Bắc bộ và cả nước.
ĐBSH rộng 1,3 triệu ha, chiếm 3,8% diện tích tồn quốc, số dân của vùng là 14,8 triệu người, chiếm 19,4% dân số cả nước. Mật độ dân số gấp gần 3 lần ĐBSCL. Diện tích đất nơng nghiệp chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của vùng. ĐBSH là vựa lúa thứ 2 của cả nước (sau ĐBSCL), việc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn đã được quan tâm phát triển.
ĐBSH có nhiều điểm giống với ĐBSCL về điều kiện tự nhiên và một số nguồn lực về kinh tế. Trong thu hút vốn đầu tư, ĐBSH cũng đã rất thành cơng và nhờ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh chóng của vùng đất này.
Thành phố Hà Nội có đầu tư tồn xã hội năm 2009 ước đạt 128.700 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2008. Mười một tháng của năm 2009 Hà Nội đã thu hút 281 dự án cả cấp mới và tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký là 439,17 triệu USD.
Đối với các dự án ODA, khối giải ngân đến nay đạt khoảng 62% so với kế hoạch đầu năm. Ước giải ngân cả năm đạt 155,55% kế hoạch giao.
Thành phố Hà Nội đã và tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính;
tiến hành rà sốt, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư do thành phố ban hành, tăng cường ứng dụng
cơng nghệ thơng tin để phát huy có hiệu quả trong việc cung cấp thông tin, văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn các thủ tục hành chính trên cổng giao tiếp điện tử thành phố, trên website của các Sở... để nâng cao hơn nữa sự hấp dẫn và
thuận lợi của môi trường đầu tư để thu hút nguồn lực trong và ngoài nước phát
triển kinh tế - xã hội thành phố.
Tỉnh Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng ĐBSH, Bắc Ninh cũng là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật để phát triển mạnh công nghiệp. Cùng với các yếu tố nội tại như lao động, truyền thống, văn hoá, lịch sử… đã hợp thành nguồn lực quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Bắc Ninh đặc biệt coi trọng công tác xúc tiến, thu hút đầu tư; xác định là nhiệm vụ trọng tâm quyết định sự thành công của mỗi khu công nghiệp (KCN). Do vậy, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư không chỉ dừng lại ở việc mời gọi nhà đầu tư theo định hướng, quy hoạch phát triển KCN mà còn được hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động triển khai dự án và mở rộng dự án sau cấp phép đầu tư.
Bắc Ninh đã chuyển hướng xúc tiến đầu tư theo chuỗi (các tập đoàn lớn và cụm các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN) để kéo theo nhiều nhà đầu tư thứ cấp khác tạo giá trị gia tăng cao, thay thế hình thức xúc tiến đơn lẻ trước đây. Tính đến nay Bắc Ninh thu hút được 345 dự án sản xuất kinh doanh với tổng vốn đăng ký 2,81 tỷ USD, đạt 3,11 triệu USD/ha và 8,15 triệu USD/dự án. Việc xắp xếp các nhà đầu tư cũng được coi trọng, mỗi KCN được bố trí một vài tập đồn đầu tư có quy mơ đầu tư lớn, công nghệ kỹ thuật cao, thương hiệu khu
39
40
vực và toàn cầu để kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác, tạo lập KCN chuyên ngành và xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho KCN. Đã có 15 quốc gia, quốc tịch đầu tư vào Bắc Ninh, các dự án FDI lớn gần đây chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Foxconn (Đài Loan), ABB (Thụy Điển)... đã tạo ra hình ảnh sinh động của các KCN Bắc Ninh. Đồng thời là cơ sở để Bắc Ninh xác lập ngành công nghiệp mũi nhọn trong thời gian tới, mà trọng tâm là ngành cơng nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu mới, chế biến vật liệu mới, chế biến công nghệ cao.
Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư cịn được tính tốn, điều chỉnh hợp lý giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo sự hỗ trợ, tương tác, thúc đẩy phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững các KCN. Tính đến 31/12/2008 Bắc Ninh đã có 155 dự án đi vào hoạt động đóng góp trên 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và trên 70% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 33.000 lao động (61,1% lao động địa phương); góp phần quan trọng duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục trên hai con số (16,2% năm 2008); cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hướng tích cực trong từng khu vực, từng địa phương và các thành phần kinh tế.