I b= +b Yb COR + Trong đó
3.4.1. Quy hoạch và phát triển đồng bộ những yếu tố mang tính đặc thù cuả từng tỉnh trong khu vực:
cuả từng tỉnh trong khu vực:
Do đặc điểm của các tỉnh thuộc ĐBSCL gần giống nhau, phạm vi một tỉnh không lớn, các sản phẩm làm ra cũng gần như nhau. Vì vậy, nên có chính sách quy hoạch và phát triển ĐBSCL theo vùng, tránh tình trạng manh múng và cạnh tranh cục bộ.
- Quy họach phát triển nông nghiệp:
118
Quy hoạch phát triển nông nghiệp phải có trọng điểm, nhất là quy hoạch vùng trồng lúa và trồng cây ăn trái, các vùng nuôi trồng thuỷ sản để hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Tạo mạng lưới nuôi trồng thuỷ sản mạnh mẽ để hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng và nuôi, tránh tự phát làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của toàn vùng.
Đối với nông sản, sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, thâm canh dựa trên lợi thế của từng tiểu vùng; hình thành các vùng cây chuyên canh có năng suất, chất lượng cao, đặc biệt là lúa, cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày. Phát triển mạnh các cây trồng làm nguyên liệu công nghiệp và chế biến thức ăn gia súc. Ngoài cây lúa, thế mạnh của kinh tế ĐBSCL là nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản, được khẳng định là những nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển và nơng thơn. Do đó, cần đầu tư để phát triển thuỷ sản vùng ĐBSCL thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hố lớn; có năng suất, chất lượng và tạo ra các sản phẩm thuỷ sản có tính cạnh tranh cao thông qua ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt công nghệ sinh học và công nghệ sau thu hoạch. Đẩy mạnh chế biến theo cả hai phương thức: chế biến nội địa (bột cá, thức ăn, chế phẩm...) và chế biến xuất khẩu (các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu) đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và ngày càng cao của thị trường thuỷ sản. Đổi mới công nghệ và đa dạng hoá các mặt hàng chế biến thuỷ sản, tăng tính cạnh tranh của hàng hố thuỷ sản, chủ động tạo ra các sản phẩm mới đối với thị trường thuỷ sản quốc tế và khu vực. Phát triển sản xuất sạch hơn trong tất cả cơ sở công nghiệp chế biến thuỷ sản trong vùng ĐBSCL.
Các tỉnh cần liên kết để xác định thương hiệu của sản phẩm theo vùng, lựa chọn một số sản phẩm chủ lực, mũi nhọn để có chính sách khuyến khích phát triển thành sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao.
- Quy hoạch khu công nghiệp:
119
KCN hiện có của vùng đã nhiều, nhưng nhỏ và manh mún, không nên thành lập thêm KCN, mà phải rà sốt lại các khu cơng nghiệp, KCN cần phải đảm bảo các yếu tố cơ bản (như: vị trí, quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng tiêu chuẩn mơi trường, hệ thống điện, hệ thống cấp thốt nước và logistics phải tốt, xác định ngành công nghiệp chính của khu cơng nghiệp...) có thể thu hồi thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Về công nghiệp:
Phát triển công nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ; tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số ngành và sản phẩm công nghiệp; lựa chọn để phát triển một số ngành công nghiệp sạch như phát triển ngành điện tử, như lắp ráp máy tính, tivi, .. quy mơ lớn; không ảnh hưởng môi trường, làm việc dây chuyền, rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động. Tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, chế biến và chất lượng hàng nông thủy sản xuất khẩu, vật liệu xây dựng, phát triển mạnh công nghiệp cơ khí phục vụ nơng ngư nghiệp.
Qui hoạch phát triển hạ tầng, phát triển công nghiệp phải gắn liền với qui hoạch đô thị, môi trường, phát triển nguồn nhân lực... Có như thế ĐBSCL mới phát triển bền vững, không phải trả giá trong tương lai.
- Về du lịch:
ĐBSCL là vùng cây ăn trái nhiệt đới, có nhiều loại trái cây phong phú, đa dang, dinh dưỡng cao; là vùng sơng nước, khí hậu mát mẻ, văn hố sống của người dân ĐBSCL có nhiều nét độc đáo, có những di tích văn hố và di tích lịch sử đa dạng. Do đó, ĐBSCL cần có định hướng đầu tư khai thác, nhưng vấn đề là mỗi địa phương cần khai thác nét đặc trưng của mình, làm cho sản phẩm du lịch của từng địa phương không giống nhau, tránh sự nhàm chán cho du khách. Trong quy hoạch du lịch, phải chú ý đến bảo vệ môi trường sinh thái để ngành du lịch
120
của vùng phát triển bền vững, tránh tình trạng đầu tư và khai thác nửa vời làm cho sản phẩm du lịch ngày càng kém chất lượng như hiện nay.
- Quy hoạch đầu tư khai thác kinh tế biên và kinh tế biển:
ĐBSCL có 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau nằm trong hành lang kinh tế phía Nam của Tiểu vùng sơng Mêkơng (Hành lang kinh tế phía Nam của Tiểu vùng sông Mêkông bao gồm: 6 tỉnh ở vùng đông Thái Lan; 4 vùng ở Kampuchia; 6 tỉnh ở Nam Lào và 4 vùng ở Việt Nam). Hợp phần của Việt Nam trong hành lang kinh tế phía Nam có diện tích đất nơng nghiệp dồi dào, tài ngun rừng và biển phong phú với trữ lượng thuỷ sản, khoáng sản lớn đặc biệt là dầu khí, có nhiều điểm thu hút du lịch như ở xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh và ĐBSCL. Do đó, chính quyền các địa phương thuộc ĐBSCL cần liên kết để quy hoạch đầu tư khai thác tiềm năng kinh tế vùng biên giới và vùng biển. Các nước Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng đã đề ra chiến lược và kế hoạch hành động cho hành lang kinh tế phía Nam, ĐBSCL nói riêng và Chính phủ Việt Nam quan hệ chặt chẽ với các quốc gia trong hành lang kinh tế phía Nam để quy hoạch phát triển phù hợp với mục tiêu của vùng là phát triển hòa nhập và bền vững.