Quan điểm của Nhà Nước trong việc đưa ra các quy định đối với vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý nghiệp vụ định giá chuyển giao tại khu vực kinh tế nước ngoài ở việt nam (Trang 49 - 50)

chuyển giá

Năm 2006 bắt đầu thực hiện Thơng tư 117/2005/TT-BTC của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên cĩ quan hệ liên kết. Thơng tư đã đưa ra cách tiếp cận mới về vấn đề giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp liên kết tại Việt Nam. Đĩ là doanh nghiệp được quyền chủ động chứng minh về phương pháp tính giá chuyển giao của mình theo thực tiễn áp dụng và được quốc tế chấp nhận. Đây là bước quan trọng tạo ra sự cạnh tranh cơng bằng hơn giữa các doanh nghiệp hoạt động trong nước và các tập đồn quốc tế khi Việt Nam đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO).

Trên phương diện quản lý Nhà Nước, việc ra các quy định về phương pháp tính giá chuyển nhượng sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho người nộp thuế và cơ quan thuế cùng hiểu chung một vấn đề theo nguyên tắc giá thị trường. Thời gian khởi đầu của một vấn đề mới bao giờ cũng cĩ những khĩ khăn nhất định trong việc áp dụng các quy định về chuyển giá, khi các thơng tin về thị trường, về giá giao dịch quốc tế, và những nguồn thơng tin khác cịn cĩ những hạn chế nhất định. Và đối với cả hai bên, doanh nghiệp và cơ quan thuế đều cần phải chuẩn bị làm quen để khắc phục dần những khĩ khăn này.

Mặc dù vấn đề chuyển giá đã được biết đến từ rất lâu trên thế giới, thế nhưng tại Việt Nam thì đây là một vấn đề khá mới mẻ. Và cĩ một số lo ngại rằng, các doanh nghiệp sẽ bị sốc khi thực hiện kê khai theo những quy định về giá chuyển giao. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi ở Việt Nam đều là các tập đồn đa quốc gia, và việc kê khai theo quy định về giá chuyển nhượng họ đã quen thuộc ở Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia…

Theo như quan điểm của Nhà Nước, Việt Nam đã đưa ra năm phương pháp xác định giá để doanh nghiệp lựa chọn. Thứ nhất là phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập. Tiếp đến là phương pháp giá bán lại. Thứ ba là phương pháp giá vốn cộng lãi. Thứ tư là sử dụng phương pháp so sánh lợi nhuận. Và cuối cùng là phương pháp tách lợi nhuận. Các phương pháp của Việt Nam đưa ra, như tham chiếu với một số quốc gia đi trước là phù hợp với các thơng lệ quốc tế. Cơ quan thuế khơng áp đặt mà đưa ra các nguyên tắc để doanh nghiệp xác định giá. Doanh nghiệp dựa vào loại hình kinh doanh, mặt hàng kinh doanh để làm căn cứ đâu là phương pháp xác định giá chuyển nhượng phù hợp và chứng

minh với cơ quan thuế. Doanh nghiệp cần phải lưu giữ các thơng tin, tài liệu, chứng từ cĩ liên quan làm căn cứ áp dụng phương pháp xác định giá chuyển nhượng và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan thuế.

Như vậy, cĩ thể kết luận rằng chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tự do lựa chọn phương pháp định giá chuyển giao sao cho phù hợp với thực tiễn kinh doanh của mình. Hơn nữa, Chính phủ luơn mong muốn nhận được sự cộng tác, đĩng gĩp từ phía doanh nghiệp để hồn thiện hơn các quy định, từ đĩ cĩ thể trợ giúp tốt hơn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.

Tuy vậy, để đối phĩ với tình trạng chuyển giá trong giao dịch mua-bán, trao đổi, thuê-cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hĩa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong quan hệ liên kết, cơ quan thuế Việt Nam cũng được phép ấn định mức giá sử dụng để kê khai thuế, tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong trường hợp doanh nghiệp dựa vào tài liệu, dữ liệu và chứng từ khơng hợp pháp, khơng hợp lệ hoặc khơng nêu rõ nguồn gốp xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lợi áp dụng trong giao dịch liên kết. Cơ quan thuế cũng được quyền ấn định thu nhập doanh nghiệp nếu phát hiện cơ sở kinh doanh tạo ra giao dịch độc lập giả mạo hoặc sắp đặt lại giao dịch liên kết thành giao dịch độc lập.

Tại Việt Nam, chúng ta cĩ hai loại thuế, cĩ thể nĩi, là cĩ liên quan chặt chẽ và chịu tác động rất lớn đối với vấn đề chuyển giá. Đĩ là, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu. Nĩi đến chuyển giá, khơng thể khơng nĩi đến hai loại thuế này. Đây là hai loại thuế mà khi thực hiện việc nâng giá hàng hĩa đầu vào thì một loại sẽ chịu tác động tiêu cực và một loại sẽ chịu tác động tích cực từ việc chuyển giá này. Nĩi cách khác, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ bị giảm bớt khi một cơng ty đa quốc gia nâng giá trị hàng hĩa đầu vào, nhưng ở phía bên kia, thuế nhập khẩu sẽ được tăng thêm một phần khi giá trị hàng hĩa nhập khẩu được nâng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý nghiệp vụ định giá chuyển giao tại khu vực kinh tế nước ngoài ở việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)