Thuế TNDN trong cuộc chiến chống chuyển giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý nghiệp vụ định giá chuyển giao tại khu vực kinh tế nước ngoài ở việt nam (Trang 50 - 53)

Trước đây đã cĩ những nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp về thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm hạn chế vấn đề chuyển giá trong các cơng ty đa quốc gia. Do đĩ, trong phạm vi luận văn này sẽ khơng bàn đến việc đưa ra các biện pháp cĩ liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp nữa. Thay vào đĩ, luận văn sẽ đưa ra những phân tích để trả lời câu hỏi liệu rằng các cơng ty đa quốc gia tại Việt Nam hiện nay cĩ được lợi gì về thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiện chuyển giá hay khơng.

Chúng ta thường lập luận rằng, các cơng ty đa quốc gia sẽ thực hiện chuyển giá để chuyển lợi nhuận từ nước cĩ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao sang nước cĩ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Và như vậy, các tập đồn đa quốc gia sẽ được lợi khi hưởng một mức thuế suất thấp hơn mức mà đáng lẽ ra họ phải chịu.

Tuy nhiên, một điều quan trọng là hiện nay mặt bằng thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam khá thấp so với các nước khác. Chúng ta cĩ thể tham khảo bảng sau đây để so sánh mức thuế suất giữa Việt Nam và các nước qua các năm.

Bảng 3.1: So sánh thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các nước

Quốc gia 01/01/00 % 01/01/01 % 01/01/02 % 01/01/03 % 01/01/04 % 01/01/05 % 01/01/06 % 01/01/07 % Australia 36 34 30 30 30 30 30 30 Anh 30 30 30 30 30 30 30 30 Argentina 35 35 35 35 35 35 35 35 Brazil 37 34 34 34 34 34 34 34 Bỉ 40.17 40.17 40.17 33.99 33.99 33.99 33.99 33.99 Canada 44.6 42.1 38.6 36.6 36.1 36.1 36.1 36.1 Đan Mạch 32 30 30 30 30 28 28 28 Pháp 36.66 35.33 34.33 34.33 34.33 33.83 33.33 33.33 Hong Kong 16 16 16 16 17.5 17.5 17.5 17.5 Indonesia 30 30 30 30 30 30 30 30 Nhật Bản 42 42 42 42 42 40.69 40.69 40.69 Hàn Quốc 30.8 30.8 29.7 29.7 29.7 27.5 27.5 27.4 Malaysia 28 28 28 28 28 28 28 27 Hà Lan 35 35 34.5 34.5 34.5 31.5 29.6 25.5 NewZealand 33 33 33 33 33 33 33 33 Philipine 32 32 32 32 32 32 35 35 Singapore 26 25.5 24.5 22 22 20 20 20 Thụy Điển 28 28 28 28 28 28 28 28 Thụy Sĩ 25.1 24.7 24.5 24.1 24.1 21.3 21.3 21.3 Trung Quốc 33 33 33 33 33 33 33 33 Thái Lan 30 30 30 30 30 30 30 30 Đài Loan 25 25 25 25 25 25 25 25 Mỹ 40 40 40 34 34 40 40 40 Việt Nam 32.5 32 32 32 28 28 28 28 Nguồn: Điều tra năm 2007 của KPMG về thuế thu nhập doanh nghiệp Qua bảng trên, ta cĩ thể thấy rằng, hầu hết các nước cĩ các tập đồn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam đều cĩ mức thuế suất cao hơn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

Đĩ là chưa kể nhiều doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi được hưởng ưu đãi đầu tư với mức thuế suất chỉ là 10% hay 15%, sau đĩ lại được giảm thuế trong nhiều năm liền. Theo Nghị Định 152/2004/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ

sung một số điều của Nghị Định 164/2003/NĐ-CP thì các tập đồn khi đầu tư vào Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi trong các trường hợp sau:

- Thuế suất 20% đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong khu Cơng nghiệp

- Thuế suất 15% đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong Khu chế xuất, cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong Khu cơng nghiệp

- Thuế suất 10% đối với cơ sở kinh doanh phát triển hạ tầng mới thành lập từ dự án đầu tư phát triển hạ tầng Khu cơng nghiệp, Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất mới thành lập trong lĩnh vực sản xuất khơng phân biệt trong hay ngồi Khu chế xuất.

Và theo Thơng tư 128/2003/TT-BTC thì mức thuế suất ưu đãi 15% sẽ được áp dụng trong 12 năm kể từ khi cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh. Lấy một ví dụ tại khu kinh tế mở Chu Lai, theo Thơng tư số 76/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ tài chính và thủ tục hải quan áp dụng tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam quy định một chế độ tài chính khá ưu đãi dành cho doanh nghiệp đầu tư. Theo đĩ, các dự án đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngồi hình thành cơ sở sản xuất kinh doanh mới trong khu kinh tế mở Chu Lai được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm, kể từ khi cĩ thu nhập chịu thuế, được giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm kế tiếp.

Qua đĩ cĩ thể thấy các cơng ty đa quốc gia khi đầu tư vào Việt Nam được hưởng khá nhiều ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và hơn thế nữa, trong một thời gian khá dài. Như vậy, để tăng lợi nhuận nhờ vào thuế suất thấp, rõ ràng các cơng ty đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chọn cách định giá đầu vào thấp thay vì phải làm ngược lại để tránh thuế. Đồng thời các tập đồn đa quốc gia sẽ thực hiện việc chuyển các chi phí quảng cáo, marketing, chi phí nghiên cứu, phát triển sản phẩm… từ cơng ty mẹ sang cơng ty con để giảm thu nhập chịu thuế, qua đĩ giảm thiểu số thuế phải nộp. Với tình hình thực tế như vậy chúng ta cĩ thể tạm thời yên tâm về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Biện pháp chúng ta cĩ thể thực hiện để hạn chế việc chuyển chi phí từ cơng ty mẹ sang cơng ty con là kiểm tra quyết tốn, loại bỏ các chi phí khơng hợp lý và kiểm sốt chặt chẽ hơn nữa ngay từ quá trình duyệt dự án đầu tư.

Và, nếu cĩ một cơng ty đa quốc gia nào đĩ, dựa vào những lợi thế so sánh của riêng mình mà vẫn thực hiện việc nâng giá đầu vào để tránh thuế thì ta vẫn cịn một lá chắn để phịng chống trường hợp này. Đĩ là thuế xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý nghiệp vụ định giá chuyển giao tại khu vực kinh tế nước ngoài ở việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)