6. Kết cấu của đề tài
3.1.1 Đối với VCB
3.1.1.1 Hồn thiện quy trình tín dụng
Dựa trên yếu tố đặc thù của từng khách hàng, thống nhất quy trình tín dụng dành cho doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời xây dựng, hồn thiện quy trình tín dụng đối với thể nhân. Vì thực tế trước đây, quy trình 130 (hiện đang áp dụng cho vay đối với thể nhân) áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng vay vốn, do vậy còn tồn tại một số chi tiết không phù hợp với khách hàng thể nhân. Như vậy, sự tách biệt hai nhóm khách hàng pháp
nhân và thể nhân khơng làm phức tạp hóa quy trình tín dụng, tránh nhầm lẫn, trùng lắp giữa hai quy trình cũ là quy trình 246 và quy trình 36.
Quy định rõ trách nhiệm và có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với từng
phịng ban trong quy trình tín dụng, nhằm rút ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo chính xác và kiểm sốt được RRTD. Tránh tình trạng hồ sơ rút vốn đi lòng vòng qua nhiều bộ phận nhưng vẫn chưa thể giải ngân cho khách hàng do cán bộ khách hàng thiếu cẩn thận trong kiểm tra hồ sơ vay vốn.
Về giới hạn tín dụng: Theo quy định hiện nay, giới hạn tín dụng của một khách hàng là giới hạn cho vay, bảo lãnh, mở L/C…nhưng không bao gồm mức cho vay đầu tư dự án (sẽ xét duyệt trong từng dự án cụ thể). Điều này là hợp lý, tuy nhiên cần quy định tổng mức cho vay đầu tư dự án đối với từng khách hàng để có sự kiểm soát riêng, bởi cho vay dự án hàm chứa rủi ro cao hơn cho vay thông thường khác và mức độ thiệt hại nếu rủi ro xảy ra là vô cùng to lớn (thời gian vay dài nên khó lường trước những khó khăn,biến động có thể xảy ra nên khả năng dự báo và kiểm soát rủi ro bị hạn chế).