Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại VIETCOMBANK (Trang 78)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.1 Đối với VCB

3.1.1.7. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ khách hàng

Con người là yếu tố quan trọng, đào tạo được một đội ngũ cán bộ giỏi, trình độ chun mơn cao, giàu kinh nghiệm và có đạo đức đã khó, việc giữ được họ ở lại

gắn bó lâu dài với cơng việc lại càng khó hơn.

Tình trạng “chảy máu chất xám” đã và đang diễn ra trong hệ thống VCB mà nguyên nhân chủ yếu trước hết từ yếu tố kinh tế, thứ đến là địa vị tại các vị trí chủ chốt. Đây là điều tất yếu, là hậu quả của chính sách “cào bằng” trong mọi hoạt động, mọi công việc, mọi chế độ của hệ thống. Thực tế cho thấy, VCB là nơi “đào tạo” nhân viên cho các ngân hàng bạn.

Vấn đề này phần nào đã được cải thiện khi VCB được cổ phần hóa. Khi hàng loạt cán bộ giỏi đã bỏ đi thì vấn đề quan trọng lúc này là làm sao giữ được những người còn ở lại. Do vậy, VCB cần xây dựng được chính sách con người thiết thực với việc sử dụng, đãi ngộ, đề bạt, phân công công việc phù hợp với năng lực và trình độ của từng cán bộ, đảm bảo thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm, phân phối thu nhập phải căn cứ vào chất lượng cơng việc. Đồng thời phải có chế tài xử phạt thích đáng những cán bộ có hành vi sai trái, vi phạm các quy định của ngân

hàng.

Thực tế hiện nay, VCB đã xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá xếp loại nhân viên. Tuy nhiên, khi áp dụng vẫn còn nhiều việc phải chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tính chất cơng việc. Vì mức chênh lệch thu nhập giữa các bộ phận không nhiều trong khi trách nhiệm và áp lực cơng việc thì có độ chênh lệch khá lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại VIETCOMBANK (Trang 78)