Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại VIETCOMBANK (Trang 73)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.1 Đối với VCB

3.1.1.2. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

VCB cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả, theo hướng mở nhằm phát huy được thế mạnh của từng địa phương, hạn chế đầu tư các ngành, lĩnh vực khơng có lợi thế cạnh tranh, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Công tác này thời gian qua được Phịng chính sách Tín dụng Trung ương hướng dẫn thực hiện khá hiệu quả. Tuỳ theo từng thời điểm, từng “kịch bản” của nền kinh tế sẽ có chính sách tín dụng riêng, đảm bảo phù hợp với quy định của Nhà nước và lợi ích của Vietcombank. Thực tế cho thấy thời gian qua nền kinh tế của Việt Nam biến động đầy khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước. Tuy nhiên Vietcombank Trung ương đã chỉ đạo hệ thống thực hiện rất tốt các chính sách của Nhà nước như : Hỗ trợ cho vay các DN ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Cho vay mua lúa gạo dự trữ,...Định hướng cho vay theo ngành nghề như: Ưu tiên cho vay sản xuất hàng trong nước và phục vụ xuất khẩu; Hạn chế cho vay nhập khẩu hàng tiêu dùng, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và chứng khoán; Phân bổ tỷ trọng dư nợ cho từng chi nhánh, từng vùng, miền,...

Tuy nhiên chính sách tín dụng trong một vài trường hợp vẫn cịn hạn chế, kìm hãm tốc độ phát triển chung của tồn hàng. Ví dụ như việc phân bổ dư nợ hay cơ cấu dư nợ cho các chi nhánh cịn mang tính “cào bằng”, khơng mạnh dạn xây dựng cơ chế ưu tiên cho chi nhánh, vùng miền có điều kiện vượt trội về thị trường để “tăng tốc”, “bức phá” trong phát triển tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại VIETCOMBANK (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)