6. Kết cấu của đề tài
3.1.1 Đối với VCB
3.1.1.9. Một số giải pháp liên quan đến đảm bảo khoản vay
Tùy thuộc vào mối quan hệ, uy tín và phương án vay vốn khả thi của DN mà xem xét có thể cho vay tín chấp. Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư xây dựng cơng trình, đầu tư mua sắm dây chuyền sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản lớn…đều
yêu cầu phải mua bảo hiểm 100% giá trị cơng trình hay tài sản đầu tư, ghi rõ người
thụ hưởng hợp đồng bảo hiểm là Ngân hàng TMCP Ngọai Thương Việt Nam.
Việc giải ngân các dự án phải ưu tiên thực hiện bằng phương pháp chuyển khoản trực tiếp đến bên bán. Nhằm đảm bảo việc thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn, yêu cầu các khoản thu từ dự án phải thực hiện qua tài khoản của đơn vị tại VCB.
Cho vay cá thể tiêu dùng nhất thiết yêu cầu có tài sản đảm bảo vì đối tượng khách hàng này rất đa dạng, khó quản lý và thường NH có ít thơng tin về họ. Các khoản cho vay tín chấp chỉ thực hiện đối với cán bộ cơng nhân viên hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp có uy tín trên địa bàn tại nơi có trụ sở VCB, có trả lương hàng tháng qua tài khoản mở tại VCB.
Chỉ nhận cầm cố, thế chấp những tài sản có tính thanh khoản cao, dễ xử lý khi có rủi ro xảy ra. Đối với những tài sản mà khách hàng chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý về sở hữu tài sản thì yêu cầu khách hàng hoàn thành việc đăng ký sỡ hữu tài sản, nhất là đối với nhà xưởng, cơng trình trên đất…rồi mới nhận cầm cố, thế chấp. Đối với cho vay mà tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, yêu cầu khách hàng hoàn thiện về thủ tục đăng ký sở hữu tài sản khi dự án hoàn thành là điều kiện bắt buộc, đồng thời thường xuyên kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản đảm bảo.
Lưu ý là tài sản đảm bảo khơng phải là căn cứ để quyết định cấp tín dụng, đây chỉ là cơ sở để xác định hạn mức cho vay. Chứng minh được phương án kinh doanh hiệu quả và có nguồn trả nợ mới là yếu tố quyết định kháchhàng có được cấp