Thiết lập mối quan hệ với khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại VIETCOMBANK (Trang 82 - 84)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.1 Đối với VCB

3.1.1.13. Thiết lập mối quan hệ với khách hàng

Ngoài việc tư vấn và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng thì VCB

cần phải xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Thực tiển cho thấy đây là cơng tác vơ cùng quan trọng, có thể mang đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh

ngân hàng. Việc xây dựng mối quan hệ tốt khơng chỉ giúp “giữ chân” khách hàng

mà cịn củng cố “lòng trung thành” trong việc ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ

VCB, qua đó giúp gia tăng lợi nhuận cho VCB. Hơn nữa việc quan hệ tốt sẽ giúp cho VCB nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng, nắm rõ tình trạng kinh doanh của khách hàngđể thực hiện công tác quản lý khách hàng được hiệu quả hơn.

3.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc.

3.1.2.1. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thơng tin tín dụng:

Hiện nay, các NHTM tra cứu thông tin Trung tâm CIC của NHNN đều phải trả một khoản phí cho từng lần hỏi tin, cho dù CIC có cung cấp được thơng tin hay khơng. Thơng tin được cung cấp cịn nghèo nàn, mang tính chất liệt kê, khơng cập nhật. Tuy nhiên để đảm bảo thủ tục giấy tờ thẩm định và giải ngân cho KH, trong hồ sơ lưu vẫn phải có phiếu tra cứu thông tin KH từ CIC.

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng thông tin do CIC cung cấp,

NHNN cần quan tâm đến việc nâng cấp và phát triển Trung tâm thơng tin tín dụng trở thành trung tâm dữ liệu hàng đầu quốc gia, hướng tới sự phát triển như là một tổ chức tín nhiệm độc lập, với thơng tin cung cấp đặc trưng khơng chỉ đối với thơng tin tín dụng,mà mở rộng tầm thơng tin tài chính tiền tệ cho tồn bộ nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng. Đây là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của CIC. Mở rộng và phát triển công nghệ mới, hiện đại trong hoạt động thơng tin tín dụng nhằm thu thập và xử lý thông tin tốt hơn, theo kịp đà phát triển của NHTM. Trước mắt, cần phát triển và hồn thiện các sản phẩm thơng tin tín dụng như bản tin thơng tin tín dụng, xếp loại doanh nghiệp, thơng tin về tài chính doanh nghiệp. Về lâu dài, cần hướng tới phát triển các loại thông tin như đánh giá xếp hạng cơng ty, doanh nghiệp, tránh tình trạng một khách hàng nhưng được xếp nhiều thứ hạng khác nhau tại các ngân hàng thương mại khác nhau.

Củng cố, đào tạo đội ngũ cán bộ làm cơng tác thơng tin tín dụng. Thực hiện nghiêm cơ chế thưởng phạt gắn liền với trách nhiệm của các thành viên trong hệ thống thơng tin tín dụng. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề giới thiệu phương pháp, kỹ thuật mới trong đánh giá, phân loại và xếp hạng tín dụng khách hàng của các tổ chức có uy tín, hay kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới để các ngân hàng thương mại tham khảo.

3.1.2.2. Hợp lý hóa phân loại nợ khách hàng theo Quyết định 493 và Quyết định 18:

Như đã đề cập ở phần trên, việc xếp loại phân nhóm khách hàng có gia hạn nợ cần căn cứ vào cả thời gian và số lần gia hạn nợ (hiện nay chỉ căn cứ vào số lần gia hạn nợ) để việc phân loại nợ được chính xác và khách quan hơn, tránh tình trạng đánh đồng các khoản nợ đều là nợ xấu.

Cần hướng phân loại nợ theo phương pháp định tính kết hợp đánh giá, nhận xét khoản nợ, tránh việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn trả nợ sẽ không phản ánh đúng thực chất khoản nợ. Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng được xem là cơ sở chủ yếu cho việc phân loại nợ, đồng thời tiến tới thực hiện trích lập dự phịng rủi ro theo thơng lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại VIETCOMBANK (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)