Đối tượng hợp tác và cạnh tranh:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing địa phương thị xã châu đốc qua phát triển du lịch (Trang 39 - 40)

2.4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

2.4.1.2 Đối tượng hợp tác và cạnh tranh:

Thị xã Châu Đốc được biết đến như là vùng đất đa dạng về văn hố với

nhiều tơn giáo, dân tộc ở đồng bằng sơng Cửu Long. Có thể nói đó chính là sức thu hút du khách du lịch đến với Châu Đốc so với các vùng du lịch khác.

Đó là sự kết hợp với Lễ hội Bà Chúa xứ, thưởng ngoạn phong cảnh sơng

nước hữu tình và thưởng thức đặc sản mắm nổi tiếng của Châu Đốc; đó là kết hợp sở thích mua sắm hàng hố biên giới cửa khẩu Xn Tơ, hay tham quan rừng tràm Trà Sư… Ngồi ra, cách Châu Đốc khoảng bốn giờ xe du khách có thể đến Hà Tiên – một khu du lịch với biển đẹp và thơ mộng. Vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch, đây sẽ là điểm liên kết phát triển khả dĩ.

Tuy nhiên, không chỉ Châu Đốc có thế mạnh về du lịch văn hóa và tâm linh, mà thậm chí ở ngay bên cạnh là nước bạn Campuchia vốn nổi tiếng với đền, chùa

linh thiêng, kiến trúc độc đáo (đền Angkor Wat), Tây Ninh với núi Bà Đen và chùa Bà (Bình Dương) cũng là những địa danh thu hút khách du lịch tâm linh.

Ngoài ra, các điểm du lịch khác với lợi thế về cảnh quan đẹp, đã nổi tiếng từ lâu lại ở vị trí thuận lợi về giao thơng, cơ sở hạ tầng du lịch tốt và có chất lượng

dịch vụ cao (ví dụ: Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết…) là những đối thủ cạnh tranh

với thị xã Châu Đốc. Vì thế, để có được lợi thế cạnh tranh, đòi hỏi trong chiến lược phát triển du lịch phải đa dạng, phong phú về loại hình; chú trọng nâng cao chất

lượng phục vụ và mở rộng phạm vi khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing địa phương thị xã châu đốc qua phát triển du lịch (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)