Từng là thị xã của tỉnh nên Châu đốc có những điều kiện hạ tầng tương đối
tốt của một khu đô thị. Đường, điện, viễn thông, nước sạch được cung cấp đầy đủ để cải thiện điều kiện sống của người dân và thu hút đầu tư. 94% dân địa phương được sử dụng điện lưới quốc gia, 96% sử dụng nước sạch, 13 máy điện thoại/100
dân, và nhiều cơ sở hạ tầng khác. Những điều kiện tốt về hạ tầng như vậy làm cho bất động sản có giá trị hơn thúc đẩy các nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hội hưởng lợi.
Lĩnh vực kém nhất về hạ tầng là các phương tiện bảo vệ mơi trường. Đến
nay vẫn chưa có nhà máy xử lý chất thải nào trong khu vực. Ước lượng khoảng 9,6 tấn rác thải trong ngày. Chỉ có một xe chở lượng rác thải đến khu xử lý rác thải của
thị xã gần kênh Tư. Đáng chú ý là nước thải đổ thẳng ra kênh rạch hoặc ruộng đồng mà khơng qua xử lý. Rõ ràng có vấn đề ô nhiễm rác và nước thải từ sinh hoạt của 6.000 cư dân và hàng loạt các cơ quan đơn vị địa phương, đặc biệt là vào các lễ hội khi thêm 2 triệu khách đến với khu vực này. Hiện tại Châu Đốc đang xây dựng nhà máy xử lý rác thải ở khu vực xã Vĩnh Tế, đây là Dự án phát triển du lịch Mê Kông do ADB hỗ trợ.
2.3.3.1 Cơ sở vật chất
Địa phương có 20 khách sạn với 463 phịng và 351 nhà nghỉ nhà trọ trong
toàn thị xã, trong đó 4 khách sạn và 212 nhà nghỉ thuộc địa phận phường Núi Sam. Ngồi ra có 7 đơn vị kinh doanh lữ hành, 25 nhà hàng, 33 cửa hàng dịch vụ Internet, hàng trăm quầy hàng phục vụ cúng viếng, hàng chục quầy hàng lưu niệm, một đoàn hàng trăm xe ôm và xe đạp lôi, và các cơ sở du lịch dịch vụ khiến cho thị xã này ồn ào và tấp nập trong mùa lễ hội. Một số dự án xây dưng các trung tâm thương mại và chợ như chợ Vĩnh đông, trung tâm thương mại Trưng Vương, siêu thị Châu Thới đang được thực hiện sẽ góp phần thu hút khách mua sắm và nâng cao đạo đức
thương mại của những cơ sở buôn bán nhỏ lẻ hiện tại.
Đa số các cơ sở vật chất được xây dựng chủ yếu để phục vụ khách hành
hương. Chẳng hạn các nhà nghỉ nhà trọ tại đây không muốn nâng cấp thành khách sạn để tránh các nghĩa vụ thuế và những địi hỏi khác về sổ sách và trình độ nhân
viên, mặc dù cơ sở của họ hồn tịan đủ điều kiện về mặt tiện nghi. Hậu quả là du khách luôn xác định những tiêu chuẩn chất lượng và giá cả dịch vụ ở mức độ này khi họ đến du lịch tại đây.
2.3.3.2 Giao thông
Đường hàng không
Trước năm 1975 địa phương có sân bay kết nối đến TP.Hồ Chí Minh tọa lạc tại phường Vĩnh Mỹ. Hiện cách nội ô thị xã khoảng 1km giáp ranh ở huyện Châu Phú đang có kế hoạch xây dựng sân bay kết nối cho vùng dự kiến đến 2015 sẽ
Đường thủy
Ngoài đường bộ hiện du khách có thể chọn lựa đi đường thủy bằng tàu cao tốc từ bến Bạch Đằng ở Thành phố Hồ Chí Minh đến Thị xã Châu Đốc (tàu cao tốc khởi hành vào thứ 3, 5, 7 vào lúc
8h, đến Châu Đốc trong 6 tiếng với giá vé
250.000đ). Việc có thêm tuyến đường thủy với điểm
kết nối là cầu tàu du lịch sẽ giúp địa phương thu hút thêm khách nội địa và khách nước ngồi từ TP.Hồ Chí Minh đến cũng như sau này mở rộng đi đến nước bạn
Campuchia hay đến Kiên Giang.
Đường bộ
Hình 2.10: Bản đồ giao thông khu vực Tây Nam Bộ
Đường bộ hiện vẫn là đường giao thơng chính để đi đến địa phương. Thị
xã Châu Đốc cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 245 km về phía tây, nếu chạy xe ô tô mất khoảng 6 tiếng (đi xe Mai Linh từ TPHCM đến Châu Đốc mất 6 tiếng với giá vé 105.000 đ). Thị xã Châu Đốc cách Hà Tiên 96km,, Mỹ Tho 179km,
cách Cần Thơ 117km (đi xe Mai Linh từ Cần Thơ đến Châu Đốc mất 3 tiếng với
giá vé 50.000 đ).
Tuyến đường bộ giao thông của khu vực Đồng bằng sông cửu Long hiện có
nhiều điểm cải thiện đáng kể và ngày càng tốt hơn: Cầu Mỹ Thuận thông xe ngày 21/5/2000, tiếp đó Cầu Cần Thơ cũng chính thức khai thơng xe ngày 24/04/2010.
Ngoài ra đoạn đường cao tốc TP.HCM-Ngã ba Trung Lương sẽ giúp tiết kiệm được 1 tiếng đồng hồ trên tuyến đường này được Chính phủ cho phép khai thác tạm thời từ ngày 3/2/2010. Đây là một bộ phận của tuyến cao tốc TP.HCM - Cần Thơ nối liền trung tâm kinh tế lớn nhất nước là TP.HCM với vùng trọng điểm nông nghiệp
và thủy sản ĐBSCL. Ngoài ra khu vực ĐBSCL sẽ phá thế ốc đảo và khai thơng
cho tồn vùng với các dự án cầu Vàm Cống (bắc qua sông Hậu, thay thế phà Vàm Cống hiện tại), cầu Cao Lãnh (bắc qua sông Tiền, thay thế phà Cao Lãnh hiện tại) và đoạn đường nối giữa hai cầu đang được Bộ Giao thông-Vận tải triển khai (3 dự án này sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn vay của ADB). Thêm vào đó chính phủ hiện tại đang triển khai dự án hơn 312 triệu USD cải thiện hạ tầng giao thông ĐBSCL
(xem thêm Phụ lục 6).